5. Kết cấu bài luận
3.3. Đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên để tránh những sai lầm mắc phả
lầm mắc phải trong quá trình làm thủ tục hải quan.
Để có thể tồn tại và phát triển trong mọi nền cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay, công ty cần có đội ngũ cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn giỏi, thông thạo ngoại ngữ. Dù hiện tại tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học trở lên chiếm hơn 80% tổng số nhân viên của công ty, có kinh nghiệm nhưng đa phần đã trên 35 tuổi nên cần có chính sách tuyển thêm nhân viên mới, trẻ, năng động. Đối tượng của chính sách này sẽ đa phần là sinh viên khối trường kinh tế, ngoại thương và các trường kỹ thuật vừa mới ra trường tầm 1-3 năm nhưng có trình độ, năng động và có nguyện vọng gắn bó lâu dài với công ty, công việc. Dù bề dày kinh nghiệm không nhiều nhưng có thể nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của những nhân viên cũ đã dày dạn kinh nghiệm.
Đội ngũ nhân viên công ty có kiến thức, sáng tạo, nhiệt huyết và biết tạo ra bầu không khí thuận lợi trong cơ quan để tăng hiệu quả công việc. Đặc biệt là lãnh đạo công ty cần áp dụng các hình thức khuyến khích vật chất và tinh thần để động viên cán bộ công nhân viên ra sức cống hiến. Cụ thể như là quy định một khoản tiền thưởng khi nhân viên đem về được nhiều hợp đồng, đạt hoặc vượt doanh số đã đặt ra, tổ chức nghỉ mát, du lịch thường niên cho nhân viên… Bên cạnh đó, nhân viên, lãnh đạo còn phải có khả năng ngoại giao tốt với các bạn hàng trong và ngoài nước, có tính quyết đoán và sáng tạo trong công việc.
Đội ngũ nhân viên của công ty cần giỏi về các nghiệp vụ, thành thạo về ngoại ngữ, am hiểu cả kỹ thuật lẫn nghiệp vụ ngoại thương. Nhìn chung nhân viên công ty Trung Lập thường chỉ được đào tạo chuyên về một lĩnh vực riêng như nghiệp vụ giấy thờ chào thầu, kỹ thuật… Để thực hiện tốt việc nhập khẩu mặt hàng trang thiết bị y tế thì phải đòi hỏi nhân viên nắm vững các lĩnh vực trên.
Do vậy nhân viên công ty phải tự tìm tòi nghiên cứu, học tập nên đã gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế, công ty Trung Lập cần thực hiện chính sách cử nhân viên đi đào tạo thêm về trình độ kỹ thuật và nâng cao các nghiệp vụ ngoại thương, ngoại ngữ. Bên cạnh đó, nhân viên nghiệp vụ phải nắm vững Luật Thương mại mới của nước ta, tổ chức WTO và các quy định của Bộ Thương mại về hàng hoá cấm nhập khẩu, ngừng nhập khẩu, hàng hoá trang thiết bị y tế được miễn thuế nhập khẩu… cũng như tập quán
thương mại quốc tế hay luật pháp của mỗi quốc gia… để vận dụng có hiệu quả trong kinh doanh.
Đồng thời công ty cần phải có những biện pháp răn đe, nghiêm khắc trừng trị, giải quyết những sai lầm gây ảnh hưởng đến quy trình nhập khẩu hàng hoá và khả năng cung cấp hàng hoá cho khách hàng của công ty. Bên cạnh đó, công ty sẵn sàng loại bỏ những thành phần lặp lại vấn đề này nhiều lần và không có dấu hiệu thay đổi.
Giải pháp này chắc chắn sẽ được công ty thực hiện tốt khi công ty có người làm công tác tổ chức nhân viên có trình độ, năng lực về công tác đánh giá và nhận xét nhân viên một cách chính xác, tham mưu chuẩn xác cho lãnh đạo công ty về cách bố trí, sắp xếp và sử dụng cán bộ theo sở trường năng lực mỗi nhân viên. Đánh giá nhân viên không đúng, không chính xác dẫn đến sử dụng nhân lực một cách tuỳ tiện, làm mất đi động lực phấn đấu của từng cá nhân, không đem lại hiệu quả kinh doanh của công ty.
Tóm lại, để vượt qua các thử thách toàn bộ nhân viên trong công ty cần đoàn kết, thống nhất hơn nữa, không ngừng trao dồi nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ và phải đồng tâm hiệp lực cùng hướng tới mục đích làm cho công ty phát triển, lớn mạnh không ngừng.
Trên đây là các giải pháp và điều kiện nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH Thương Mại Trang Thiết Bị Y Tế Trung Lập. Chắc chắn sẽ còn nhiều sai sót và ít tính khả thi, song những giải pháp này cũng góp phần vào đề xuất những ý kiến nhỏ bé vào công tác hoàn thiện nhập khẩu của công ty. Rất mong những ý kiến này sẽ được công ty xem xét, bổ sung và thay đổi cho phù hợp hơn với tình hình thực tế của mình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu trang thiết bị y tế của công ty.
3.4. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình nhập khẩu trang thiết bị của công ty.
Công ty phải luôn củng cố khách hàng thân thuộc và thực hiện chiến lược lôi kéo khách hàng mới, đặc biệt luôn lấy uy tín và niềm tin ở khách hàng về chất lượng dịch vụ của công ty.
Mở rộng thêm nhiều dịch vụ để tăng doanh thu công ty, khách hàng và thị trường của mình. Phân bố lịch làm việc phù hợp, tránh tình trạng trễ hàng hoặc có quá nhiều lô hàng bị dồn lại để giải quyết cùng một lúc.
Thực hiện chính sách tăng hoa hồng cho một số khách hàng thân thiết, lâu năm. Ngoài ra, em cũng có một số kiến nghị đối với Nhà nước như:
- Tổ chức thường xuyên các chương trình đầu tư và xúc tiến thương mại như hội chợ, triển lãm, giúp các doanh nghiệp nhập khẩu giới thiệu, quảng bá công ty và lĩnh vực kinh doanh của mình.
- Đầu tư phát triển ngành y tế nhằm phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có lĩnh vực kinh doanh về y tế có cơ hội phát triển.
- Hạn chế những thủ tục không thực sự cần thiết trong thủ tục hải quan, thông quan, tờ khai hải quan… nhằm giảm bớt sự đầu tư quá nhiều về thời gian cho việc giải quyết chứng từ.
Tóm tắt chương 3:
Trên đây là một số giải pháp, kiến nghị nhằm hỗ trợ công ty có thể hoàn thiện, giải quyết các hạn chế, khó khăn còn tồn tại trong quy trình nhập khẩu trang thiết bị y tế của mình. Các giải pháp trên được đưa ra dựa vào tình hình thực tế và khả năng hiện nay của công ty.
Điển hình là việc tăng cường nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên, một vấn đề đã từng được công ty áp dụng trước đây và giải pháp này không khó để thực hiện tốt. Bởi cá nhân tạo nên tập thể, phải có nguồn nhân viên giỏi, nghiệp vụ chuyên môn cao thì mới xây dựng được một công ty phát triển mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, tăng vốn, sử dụng nguồn vốn hợp lý sẽ giúp khai thác hết công suất của sự luân chuyển vốn, không để hiện tượng chôn vốn xảy ra gây tổn thất cho công ty. Ngoài ra, việc có mối quan hệ tốt với khách hàng và dối tác chỉ đem lại lợi thế cho mình nên công ty cần phải chú trọng thêm để hoàn thiện và nâng uy tín của mình trên thị trường, khẳng định sự tồn tại vững mạnh của chính mình.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua ngành y tế của nước ta đã đạt được những thành tựu rất to lớn trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Những kết quả này ngoài sự công hiến, nỗ lực của tất cả cán bộ ngành y tế còn có dự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh về trang thiết bị y tế nói chung và công ty TNHH Thương Mại Trang Thiết Bị Y Tế Trung Lập nói riêng.
Với bài khoá luận này, em hi vọng đã đem đến một cái nhìn cụ thể về quy trình kinh doanh nhập khẩu trang thiết bị y tế của công ty Trung Lập. Tuy nhiên, trong quy trình nhập khẩu trang thiết bị y tế của công ty vẫn còn một số khó khăn, tồn tại nhất định. Việc đưa ra một số giải pháp cải thiện và đổi mới quy trình nhập khẩu trên đây chỉ là đóng góp nhỏ của cá nhân em để công ty Trung Lập có thể tiếp tục đạt được những thành tựu lớn hơn trong tương lai.
Do còn nhiều hạn chế và kinh nghiệm cũng như kiến thức chuyên môn. Mặc khác thời gian thực tập tại công ty TNHH Thương Mại Trang Thiết Bị Y Tế Trung Lập không quá nhiều nên bài khoá luận của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu xót. Rất mong được sự chỉ đạo hướng dẫn của cô Võ Thanh Thu và các anh chị nhân viên trong công ty để bài viết được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường đại học Công Nghê Thành phố Hồ Chí Minh đã luôn dạy bảo em trong quãng thời gian 4 năm học tại trường, đặc biệt là cô giáo Võ Thanh Thu cùng toàn thể các anh chị trong công ty TNHH Thương Mại Trang Thiết Bị Y Tế Trung Lập đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và làm khoá luận tốt nghiệp này. Em xin gửi lời kinh chúc sức khoẻ - thành công đến tất cả thầy cô.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thông tư số 30/2015/TT-BYT Quy định việc nhập khẩu trang thiết bị y tế. 2. Công văn số 743/BTC-TCHQ về việc xác nhận thiết bị, dụng cụ chuyên dùng
cho y tế.
3. TS. Đỗ Quốc Dũng (2015), “Nghiệp vụ ngoại thƣơng”. NXB Thống Kê.
4. Dương Hữu Mạnh (2005), “Cẩm nang Nghiệp vụ Xuất Nhập Khẩu”. NXB Tài Chính.
5. GS.TS Võ Thanh Thu (2011), “Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu”, NXB tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Tổng cục hải quan “Tổng hợp giải đáp vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp tham gia khảo sát về mức độ hài lòng với thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan năm 2015”. www.customs.gov.vn, 12/2015
7. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2015 và phương hướng kế hoạch 2016 của công ty TNHH Thương Mại Trang Thiết Bị Y Tế Trung Lập.
8. Quyết định thành lập công ty TNHH Thương Mại Trang Thiết Bị Y Tế Trung Lập của Sở kế hoạch và đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh.
9. Tài liệu về năng lực của công ty TNHH Thương Mại Trang Thiết Bị Y Tế Trung Lập.
10. Ngô Mỹ Trinh (2015), Quy trình giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần logistics Vinalink và giải pháp nâng cao quy trình giao nhận, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM, Thành phố Hồ Chí Minh.
PHỤ LỤC Phụ lục A
Tên một số máy móc, thiết bị y tế, sinh hóa phẩm và nơi sản xuất:
STT Tên Thiết Bị Nơi sản xuất
1 Máy tạo ôxy. Mỹ.
2 Máy điện tim. Nhật, Trung Quốc.
3 Máy phá rung tim. Ba Lan.
4 Giường cấp cứu. Đài Loan.
5 Máy thở. Đức, Hàn Quốc.
6 Monitor theo dõi bệnh nhân Đức, Mỹ, Ba Lan, Hàn Quốc. 7 Lồng ấp trẻ sơ sinh. Pháp, Đài Loan.
8 Máy đo lưu huyết não. Nhật.
9 Bàn mổ vạn năng Thuỷ lực. Ý, Đài Loan.
10 Máy theo dõi chuyển dạ đẻ. Hàn Quốc, Trung Quốc.
Bảng: Danh mục một số trang thiết bị y tế.
STT Tên Sinh Hoá Phẩm Nơi sản xuất
1 Hoá chất sát khuẩn. Nhật, Ý…
2 Hoá chất pha chế. Ý, Đức…
3 Hoá chất xét nghiệm dùng theo cho từng máy. Đức, Mỹ Nhật, Trung Quốc. 4 Sinh phẩm xét nghiệm. Nhật, Trung Quốc.
5 Hoá chất xét nghiệm vi sinh. Nhật, Trung Quốc. 6 Hoá chất siêu lọc máu. Nhật, Ý Đức.
7 Hoá chất nha khoa. Đức, Ý.
8 Hoá chất trong điều trị hiếm muộn. Nhật, Trung Quốc.
9 Y cụ tiêu thụ. Nhật, Ý.
10 Vật tư tiêu hao thường quy. Đức, Ý.
Phụ lục B
Danh mục các thiết bị chẩn đoán, điều trị y tế phải cấp giấy phép nhập khẩu theo Thông tư số 30/2015/TT-BYT
STT Mô tả hàng hoá Mã hàng
1 Các thiết bị chẩn đoán hình ảnh dùng tia X.
9022.12.00 9022.13.00 9022.14.00
2 Hệ thống cộng hưởng từ. 9018.13.00
3 Máy siêu âm chẩn đoán. 9018.12.00
4 Hệ thông nội soi chẩn đoán. 9018.19.00
5 Hệ thống Cyclotron. 9022.90.00
6 Thiết bị chẩn đoán bằng đồng vị phóng xạ (Hệ thống PET,
PET/CT, SPECT, SPECT/CT, thiết bị đo độ tập trung iốt). 9022.12.00 7 Máy đo khúc xạ, giác mạc tự động. 9018.50.00
8 Máy đo đện sinh lý (Máy điện não, máy điện tim, máy điện
cơ). 9018.12.00
9 Máy đo điện võng mạc. 9018.50.00
10 Máy đo độ loãng xương. 9018.12.00
9022.14.00
11 Máy chụp cắt lớp đáy mắt/ máy chụp huỳnh quang đáy
mắt. 9018.50.00
12 Máy đo nhịp tim thai bằng siêu âm. 9018.12.00
13 Máy đo/phân tíhc chức năng hô hấp. 9018.19.00
14 Máy phân tích sinh hoá. 9027.80.30
15 Máy phân tích điện giải, khí máu. 9027.80.30
16 Máy phân tích huyết học. 9027.80.30
17 Máy đo đông máu. 9027.80.30
19 Hệ thống xét nghiệp Elisa. 9027.80.30
20 Máy phân tích nhóm máu. 9027.80.30
21 Máy chiết tách tế bào. 9027.80.30
22 Máy đo ngưng tập và phân tích chức năng tiểu cầu. 9027.80.30
23 Máy định danh vi khuẩn, virút. 9027.80.30
24 Máy phân tích miễn dịch. 9027.80.30
25 Chất thử, hoá chất chẩn đoán, dung dịch rửa được dùng cho thiết bị y tế.
3006.20.00 3822.00.10 3822.00.20 3822.00.90
Bảng: Danh mục thiết bị chẩn đoán y tế phải cấp giấy phép nhập khẩu.
STT Mô tả hàng hoá Mã hàng
1 Các thiết bị điều trị dòng tia X. 9022.14.00
2 Hệ thống phẫu thuật nội soi. 9018.90.90
3
Các thiết bị xạ trị (Máy Coban điều trị ung thư, máy gia tốc tuyến tính điều trị ung thư, dao mổ gamma các loại, thiết bị
trị áp sát các loại).
9022.21.00
4 Máy theo dõi bệnh nhân. 9018.19.00
5 Bơm truyền dịch, bơm tiêm điện. 9018.31.90
6 Dao mổ (điện cao tần, Laser, siêu âm). 9018.90.30
7 Kính hiển vi phẫu thuật. 9011.80.00
8 Hệ thống thiết bị phẫu thuật tiền liệt tuyến. 9018.90.30
9 Máy tim phổi nhân tạo. 9018.90.30
10 Thiết bị định vị trong phẫu thuật. 9018.90.30
11 Thiết bị phẫu thuật lạnh. 9018.90.30
12 Lồng ấp trẻ sơ sinh, máy sưởi ấm trẻ sơ sinh. 9018.90.30
13 Máy gây mê/gây mê kèm thở. 9018.90.30
14 Máy giúp thở. 9019.20.00
15 Máy phá rung tim, tạo nhịp. 9018.90.30
16 Buồng ôxy cao áp. 9019.20.00
17 Hệ thống tán sỏi ngoài cơ thể/tán sỏi nội soi. 9018.90.30 18 Hệ thống thiết bị siêu âm cường độ cao điều trị khối u. 9018.12.00
19 Thiết bị lọc máu. 9018.90.30
20
Hệ thống phẫu thuật chuyên ngành nhãn khoa (Laser Excimer, Phemotosecond Laser, Phaco, máy cắt dịch kính,
máy cắt vạt giác mạc).
9018.50.00
21 Kinh mắt, kính áp tròng (cận, viễn, loạn) và dung dịch bảo
quản kinh áp tròng. 9004.90.10
22 Máy Laser điều trị dùng cho nhãn khoa. 9018.50.00 23 Các loại thiết bị, vật liệu cấy ghép lâu dài (trên 30 ngày) 90.21
vào cơ thể. 3006.40 3006.10
24 Các loại thiết bị, vật liệu can thiệp vào cơ thể thuộc chuyên
khoa tim mạch, thần kinh sọ não. 90.21
Bảng: Danh mục thiết bị điều trị y tế phải cấp giấy phép nhập khẩu.
Phụ lục C
Hồ sơ mời thầu và các biểu mẫu cần có để tham gia dự thầu: - Hồ sơ mời thầu bao gồm các giấy tờ sau:
Thông báo mời thầu. Chỉ dẫn đối với nhà thầu.
Bảng dữ liệu đấu thầu: yêu cầu kỹ thuật cụ thể cho từng lô. Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu.
Điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.
Danh sách các lô hàng và mức quy định nộp bảo lãnh dự thầu. - Các biểu mẫu cần có:
Mẫu đơn dự thầu. Mẫu bảo lãnh dự thầu.
Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Bảng chào giá thầu máy móc. Thông tin chung.
Mẫu thoả thuận hợp đồng. Số liệu tài chính.
Phụ lục D
Bộ hồ sơ dự thầu. - Chuẩn bị hồ sơ dự thầu:
Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ dự thầu:
Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.
Đối với các nhà thầu là nhà phân phối hợp pháp của một công ty nước