Để có cái nhìn rõ hơn về sự tác động của chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và các thành phần cấu tạo của nó đến lợi nhuận nhƣ thế nào qua từng năm. Tác giả sẽ mô tả chi tiết biến phụ thuộc (GPA) với từng biến độc lập (ACP, ITID, APP, CCC)
Mối quan hệ giữa GPA và ACP
Hình 4.1 Mối quan hệ giữa GPA và ACP
Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả
Từ hình 4.1, tác giả nhận thấy giai đoạn từ 2010 đến 2014, tỷ lệ GPA giảm đều từ 17.51% xuống 8.02%. Có thể thấy cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã tác động mạnh đến các công ty ngành bất động sản, thời gian khách hàng trả tiền quá lâu khiến khả năng sinh lợi sụt giảm. Kỳ thu tiền bình quân biến động tƣơng đối đều qua các năm, cụ thể tăng từ 237 ngày đến 598 ngày.
Mối quan hệ giữa GPA và ITID
Hình 4.2 Mối quan hệ giữa GPA và ITID
Hình 4.2 cho thấy từ năm 2010 đến năm 2011, thời gian lƣu trữ hàng tồn kho bình quân tăng mạnh từ 825 ngày đến 1.427 ngày và tiếp tục tăng mạnh vào năm 2012 lên đến 2.216 ngày. Con số này cho thấy, tình hình kinh doanh bất động sản trong giai đoạn 2010-2012 gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho còn tồn đọng quá nhiều. Đến năm 2013, thời gian lƣu hàng tồn kho giảm nhẹ từ 2.216 ngày xuống còn 2.152 ngày và tiếp tục tăng cao đến năm 2014, con số này là 2.640 ngày. Lƣợng hàng tồn kho tồn trữ quá nhiều, cụ thể ở đây là số bất động sản, căn hộ,… khiến cho doanh thu giảm dẫn đến khả năng sinh lợi cũng giảm tƣơng ứng.
Mối quan hệ giữa GPA và APP
Hình 4.3 Mối quan hệ giữa GPA và APP
Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả
Hình 4.3 cho thấy giữa kỳ thanh toán bình quân có mối quan hệ nghịch biến với khả năng sinh lợi. Từ năm 2010-2012 khi kỳ thanh toán bình quân tăng từ 79 ngày đến 169 ngày thì khả năng sinh lợi giảm từ 17.51% xuống còn 8.63%. Kết quả này cho thấy khi doanh nghiệp kéo dài thời gian thanh toán thì họ đã tận dụng đƣợc nguồn vốn không phải trả lãi để tài trợ cho các hoạt động khác của doanh nghiệp dẫn đến lợi nhuận giảm. Năm 2012-2013, kỳ thanh toán bình quân trung bình vẫn giữ nguyên ở mức 169 ngày, trong khi đó, khả năng sinh lợi vẫn tiếp tục giảm từ 8.63% xuống 7.61%. Dấu hiệu có khả quan hơn khi giai đoạn 2013-2014, kỳ thanh toán
bình quân tăng từ 169 ngày đến 181 ngày thì khả năng sinh lợi cũng tăng từ 7.61% lên 8.02%. Có thể thấy rằng các hoạt động đầu tƣ khác của doanh nghiệp đã có hiệu quả, góp phần nâng cao khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.
Mối quan hệ giữa GPA và CCC
Hình 4.4 Mối quan hệ giữa GPA và CCC
Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả
Kết quả từ hình 4.4 cho thấy, từ năm 2010-2012 chu kỳ chuyển đổi tiền mặt bình quân qua các năm tƣơng đối dài từ 983 ngày đến 2.519 ngày. Đến năm 2013, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt giảm xuống còn 2.423 ngày và tiếp tục tăng cao vào năm 2014, con số này là 3.057 ngày. Để có thể gia tăng khả năng sinh lợi thì chu kỳ chuyển đổi tiền mặt phải đƣợc rút ngắn bằng cách giảm thời gian thu tiền khách hàng qua việc tăng tốc thu nợ hoặc kéo dài thời gian thanh toán qua việc trì hoãn trả nợ cho nhà cung cấp. Từ kết quả thống kê từng biến độc lập với biến GPA cho thấy các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu có chu kỳ chuyển đổi tiền mặt dài. Một trong những nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp còn tồn trữ hàng tồn kho quá nhiều, khiến doanh thu giảm, từ đó khả năng sinh lợi cũng giảm.
Từ 4 biểu đồ trên có thể kết luận từ năm 2010 đến 2012 các doanh nghiệp đang phải đối mặt với vấn đề thu tiền, thanh toán tiền và hàng tồn kho dẫn đến khả năng sinh
lợi bị giảm mạnh. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến 2013 thì các doanh nghiệp đã rút ngắn đƣợc thời gian thu tiền khách hàng và hàng tồn kho đồng thời kéo dài thời gian trả tiền cho ngƣời bán dẫn đến khả năng sinh lợi không còn giảm mạnh nhƣ những năm trƣớc mà có phần cải thiện.
Nhìn chung, các công ty ngành bất động sản trong mẫu nghiên cứu có kỳ thu tiền bình quân và kỳ luân chuyển hàng tồn kho tƣơng đối dài, cụ thể là kỳ thu tiền bình quân khoảng 14 tháng và kỳ luân chuyển hàng tồn kho vào khoảng 5 năm. Trong khi đó, kỳ thanh toán bình quân khoảng 5 tháng, dẫn đến kỳ chuyển đổi tiền mặt dài 6 năm.