Mô hình nghiên cứu xem xét tác động của quản trị vốn luân chuyển lên khả năng sinh lợi của công ty. Tác giả sử dụng lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản trừ tài sản tài chính (GPA) làm biến phụ thuộc. Sau đó, tiến hành hồi quy lần lƣợt các biến giải thích gồm: kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC), kỳ thu tiền
bình quân (ACP), kỳ luân chuyển hàng tồn kho (ITID) và kỳ trả tiền bình quân (APP) với biến phụ thuộc để thấy rõ từng mối tƣơng quan nhằm đƣa ra gợi ý cho các nhà quản trị để cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty, đạt mục tiêu tối đa hóa khả năng sinh lợi.
Bên cạnh đó, dựa trên nghiên cứu của nhóm tác giả Albert Amponsah Addae và Michael Nyarko-Baasi (2013), tác giả còn sử dụng thêm các biến kiểm soát gồm: tỷ số thanh toán hiện thời (CR), tỷ lệ nợ (DR), tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (CLTAR). Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy bội với các biến kiểm soát nhƣ tỷ số thanh toán hiện thời (CR), tỷ lệ nợ (DR), tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (CLTAR), quy mô doanh nghiệp (SIZE), tỷ số tài sản tài chính trên tổng tài sản (FATA), các biến độc lập nhƣ ACP, APP, ITID, CCC sẽ đƣợc sử dụng lần lƣợt ở các mô hình nhằm phân tích tác động của từng thành phần trong vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của công ty. Do vậy, khi chuyển đổi mô hình trên theo các giả thuyết của bài nghiên cứu thì mô hình tổng quát sẽ đƣợc khai triển thành các phƣơng trình cụ thể nhƣ sau:
Mô hình 1: Mô hình phân tích tác động của kỳ thu tiền bình quân đến khả năng sinh lợi của công ty:
GPAit = β0 + β1ACPit + β2CRit + β3DRit + β4CLTARit + β5SIZEit + β6FATAit + εit Mô hình 2: Mô hình phân tích tác động của chu kỳ chuyển đổi hàng tồn kho đến khả năng sinh lợi của công ty:
GPAit = β0 + β1ITIDit + β2CRit + β3DRit + β4CLTARit + β5SIZEit + β6FATAit + εi Mô hình 3: Mô hình phân tích tác động của kỳ trả tiền bình quân đến khả năng sinh lợi của công ty:
GPAit = β0 + β1APPit + β2CRit + β3DRit + β4CLTARit + β5SIZEit + β6FATAit + εi Mô hình 4: Mô hình phân tích tác động của chu kỳ chuyển đổi tiền mặt đến khả năng sinh lợi của công ty:
GPAit = β0 + β1CCCit + β2CRit + β3DRit + β4CLTARit + β5SIZEit + β6FATAit + εi Trong đó:
Biến phụ thuộc: GPA: Tỷ số lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản trừ tài sản tài chính.
Biến độc lập: quản trị vốn luân chuyển bao gồm các thành phần: ACP, ITID, APP, CCC, đây là bốn biến quan trọng của nghiên cứu.
Biến kiểm soát: Ngoài các thành phần của vốn luân chuyển đƣợc xem xét có tác động đến khả năng sinh lợi của công ty, tác giả còn sử dụng thêm các biến kiểm soát có tác động đáng kể đến khả năng sinh lợi của công ty: CR, DR, CLTAR, SIZE, FATA.
β0: hệ số chặn
β1, β2, β3, β4, β5, β6: các hệ số tƣơng ứng với các biến trong mô hình
i ký hiệu cho công ty, t ký hiệu cho năm, εit: sai số theo không gian và thời gian.
Các biến trong mô hình nghiên cứu
Để phân tích tác động của quản trị vốn luân chuyển lên khả năng sinh lợi của công ty, nghiên cứu này sử dụng các biến dựa trên nghiên cứu của Albert Amponsah Addae và Michael Nyarko-Baasi về tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của các công ty. Các biến sử dụng bao gồm biến phụ thuộc, các biến độc lập và một số biến kiểm soát.
Biến phụ thuộc
Trong các nghiên cứu trƣớc đây, cách để đo lƣờng hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp đƣợc các nhà nghiên cứu sử dụng khác nhau. Garcia-Teruel và Marinez- Solano (2007), Ching và Gerab (2011), Sajid Gul và ctg (2013) sử dụng tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). Nghiên cứu của Ahmad Ahmadpour và ctg (2012) thì sử dụng tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Trong khi đó, Hassan Aftab Qazi (2011) sử dụng lợi nhuận ròng để đại diện cho khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.
Để phân tích tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, trong luận văn này tác giả sử dụng tỷ lệ lợi nhuận gộp trên tổng tài sản trừ tài sản tài chính (GPA). Biến này cũng đã từng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu của Albert Amponash Addae và Nyarko-Baasi (2013). Theo đó, biến GPA đƣợc tính bằng công thức sau:
Theo tác giả Deloof (2003) thì tài sản tài chính chủ yếu là cổ phần trong các công ty trực thuộc, nhằm đóng góp vào các hoạt động của công ty nắm giữ chúng, bằng cách thiết lập một mối quan hệ lâu dài và cụ thể.
Đối với một số công ty, tài sản tài chính là một phần quan trọng của tổng tài sản. Khi tài sản tài chính là một phần chính của tổng tài sản thì các hoạt động kinh doanh sẽ đóng góp ít vào lợi nhuận trên tài sản tổng thể. Do đó, đây là lý do tại sao lãi ròng trên tài sản không đƣợc coi là một thƣớc đo của khả năng sinh lợi.
Biến độc lập:
- Kỳ thu tiền bình quân (ACP): đƣợc sử dụng nhƣ một đại diện cho các chính sách thu tiền, đây là một biến độc lập. ACP đƣợc tính bằng các khoản phải thu x 365/ doanh số bán hàng. ACP thể hiện thời gian trung bình từ khi bán hàng cho đến khi thu đƣợc tiền từ khách hàng, hoặc thời gian trung bình công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn. Kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp tùy thuộc vào chính sách bán chịu của công ty. Nếu kỳ thu tiền bình quân thấp tức là vòng quay khoản phải thu thấp thì hiệu quả sử dụng vốn kém đi do vốn bị chiếm dụng nhiều. Nhƣng ngƣợc lại, kỳ thu tiền bình quân quá cao thì sẽ làm giảm sức cạnh tranh dẫn đến giảm doanh thu. Do đó, trong nghiên cứu này tác giả kỳ vọng rằng kỳ thu tiền bình quân có tác động nghịch chiều đến biến phụ thuộc đo lƣờng khả năng sinh lợi của công ty là tỷ lệ lãi gộp trên tài sản hoạt động kinh doanh.
GPA =
Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán Tổng tài sản – Tài sản tài chính
- Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (ITID): là khoảng thời gian trung bình cần thiết để chuyển nguyên vật liệu thô sang thành phẩm và bán những thành phẩm này. Thời gian chuyển đổi hàng tồn kho đƣợc tính bằng hàng tồn kho x 365/ chi phí của hàng hóa bán ra. Kỳ luân chuyển hàng tồn kho tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh của công ty, chỉ tiêu này đánh giá khả năng doanh nghiệp đó chuyển hàng tồn kho thành tiền một cách nhanh chóng hay không. Tốc độ luân chuyền hàng tồn kho chậm thƣờng dẫn đến tình trạng có quá nhiều vốn bị chôn trong hàng tồn kho. Điều này gây tốn nhiều chi phí, nhƣ các chi phí lƣu kho, ngoài ra công ty cũng mất đi cơ hội đầu tƣ vào phƣơng án kinh doanh khác nếu vốn nằm trong hàng tồn kho quá nhiều. Do đó, trong nghiên cứu này tác giả kỳ vọng rằng thời gian chuyển đổi hàng tồn kho có tác động ngƣợc chiều đến biến phụ thuộc GPA.
- Kỳ thanh toán bình quân (APP) đƣợc sử dụng nhƣ một đại diện cho các chính sách thanh toán, đây là một biến độc lập. Kỳ thanh toán bình quân đƣợc tính bằng khoản phải trả x 365/ chi phí của hàng hóa bán ra. Các nghiên cứu trƣớc đây cho thấy có hai kết quả về tác động của kỳ trả tiền bình quân đến khả năng sinh lợi. Có nghiên cứu tìm ra mối tƣơng quan cùng chiều giữa kỳ thanh toán bình quân và khả năng sinh lợi nhƣ nghiên cứu của Mathuva (2010), Hassan Aftab Qazi, và ctg (2011)… Trong khi đó, nghiên cứu khác lại tìm thấy mối tƣơng quan ngƣợc chiều giữa kỳ thanh toán bình quân và khả năng sinh lợi nhƣ nghiên cứu của Mustafa Afeef (2011), Sajid Gul và ctg (2013)… Việc chúng ta kéo dài thời gian thanh toán tiền mua hàng hóa cho nhà cung cấp có một chi phí tiềm ẩn khá cao do công ty đã bỏ qua các khoản chiết khấu thanh toán, ngoài ra việc này có thể làm giảm uy tín của công ty, về lâu dài có thể sẽ ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi của công ty. Vì vậy, trong nghiên cứu này tác giả kỳ vọng rằng kỳ thanh toán bình quân có tác động ngƣợc chiều với biến phụ thuộc đo lƣờng khả năng sinh lợi của công ty là tỷ lệ lãi gộp từ hoạt động kinh doanh trên tài sản trừ tài sản tài chính.
- Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) đƣợc sử dụng nhƣ một thƣớc đo toàn diện về quản trị vốn luân chuyển, đây cũng là một biến độc lập. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt đƣợc tính bằng cách lấy kỳ thanh toán bình quân + kỳ luân chuyển hàng tồn
kho - Kỳ thanh toán bình quân. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt càng cao, thì lƣợng tiền mặt của doanh nghiệp càng khan hiếm cho hoạt động sản xuất kinh doanh và cho các hoạt động khác nhƣ đầu tƣ. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt đƣợc tính từ khi chi trả cho các nguyên liệu thô tới khi nhận đƣợc tiền mặt từ bán hàng. Nếu chu kỳ chuyển đổi tiền mặt nhỏ sẽ đƣợc coi là khả năng quản lý vốn lƣu động tốt. Ngƣợc lại, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt lớn có thể đƣợc giải thích là: doanh nghiệp phải đầu tƣ thêm vốn trong khi vẫn phải chờ khách hàng trả nợ tiền hàng cho mình. Quá trình sản xuất càng dài, lƣợng tiền mặt mà doanh nghiệp phải cần thêm để đầu tƣ càng lớn. Khi lƣợng vốn đầu tƣ thêm vào vốn luân chuyển nghĩa là công ty bị mất đi cơ hội đầu tƣ vốn vào những mục đích khác có thể đem lại khả năng sinh lợi cao hơn cho công ty. Mục tiêu của bài nghiên cứu này là kiểm tra sự tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của công ty dựa trên mẫu nghiên cứu là các công ty ngành bất động sản tại Việt Nam. Do đó, tác giả lần luợt kiểm định sự tác động của chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và các thành phần của nó đến khả năng sinh lợi của công ty qua bốn mô hình hồi quy.
Biến kiểm soát:
- CR (Tỷ số thanh toán hiện thời): đƣợc đo lƣờng bằng tỷ số của tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn. Cho biết khả năng của công ty trong việc dùng các tài sản tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Tỷ số này càng cao chứng tỏ công ty càng có nhiều khả năng sẽ hoàn trả đƣợc hết các khoản nợ. Tỷ số thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 cho thấy công ty đang ở trong tình trạng tài chính tiêu cực, có khả năng không trả đƣợc các khoản nợ khi đáo hạn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là lợi nhuận công ty sẽ giảm bởi vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn. Mặt khác, nếu tỷ số này quá cao cũng không phải là một dấu hiệu tốt bởi vì nó cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản chƣa đƣợc hiệu quả.
- DR (Tỷ số nợ): tỷ số này cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần trăm là từ đi vay. Qua đó, cho thấy khả năng tự chủ của doanh nghiệp. Tỷ số này thấp chứng tỏ doanh nghiệp đi vay ít, khả năng tự chủ tài chính cao.
Nhƣng nó cũng cho biết rằng doanh nghiệp chƣa biết khai thác tỷ lệ nợ này và mất đi cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ. Ngƣợc lại, tỷ số nợ càng cao cho biết doanh nghiệp không có thực lực tài chính và duy trì hoạt động kinh doanh chủ yếu từ vốn vay. Các cổ đông thƣờng muốn duy trì tỷ số nợ cao vì nhƣ vậy sẽ làm gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông.
- CLTAR (Tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản): đƣợc sử dụng để kiểm tra các chính sách đầu tƣ và tài trợ vốn luân chuyển. Một phần nợ ngắn hạn dùng để tài trợ cho các thành phần của vốn luân chuyển, việc giữ mức nợ ngắn hạn ở tỷ lệ cao sẽ ảnh hƣởng đến tính thanh khoản của công ty có nghĩa là mức sinh lợi thấp.
- SIZE (Quy mô của doanh nghiệp): biến này đại diện cho kích cỡ của công ty. Quy mô công ty càng lớn đƣợc mong đợi có khả năng sinh lợi càng cao.
- FATA (Tỷ số tài sản tài chính trên tổng tài sản): Tỷ số này cho biết tài sản tài chính chiếm bao nhiêu trong tổng tài sản. Nếu đầu tƣ vào tài sản tài chính hiệu quả sẽ làm tăng khả năng sinh lợi cho công ty và ngƣợc lại.
Bảng 3.1 Bảng tóm tắt cách đo lƣờng các biến trong mô hình nghiên cứu
Các biến trong mô hình Ký hiệu Đo lƣờng Nguồn Biến phụ thuộc
Lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản trừ tài sản tài chính (Gross Profit to total asset)
GPA (%)
(Doanh thu - Giá vốn hàng bán) / (Tổng tài sản - Tài sản tài chính)
Albert Amponsah Addae và Michael Nyarko-Baasi (2013)
Biến độc lập
Kỳ thu tiền bình quân (Average Collection Period)
ACP (ngày)
(Khoản phải thu/ doanh thu thuần)*365
Albert Amponsah Addae và Michael Nyarko-Baasi (2013)
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (Inventory Turnover in Days)
ITID (ngày)
(Hàng tồn kho/Giá vốn hàng bán)*365
Albert Amponsah Addae và Michael Nyarko-Baasi (2013)
Kỳ thanh toán bình quân (Average Payment Period)
APP (ngày)
(Phải trả ngƣời bán/Giá vốn hàng bán)*365
Albert Amponsah Addae và Michael Nyarko-Baasi (2013)
Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (Cash Conversion Cycle)
CCC
(ngày) ACP + ITID - APP
Albert Amponsah Addae và Michael Nyarko-Baasi (2013)
Tỷ số thanh toán hiện thời
(Current Ratio) CR (%) Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
Ahmad Ahmadpour và ctg (2012)
Mustafa Afeef (2011) Tỷ lệ nợ (Debt Ratio) DR (%) Tổng nợ/Tổng tài sản
Hong Yuh Ching và ctg (2011)
Sajid Gul và ctg (2013) Tỷ số nợ ngắn hạn trên
tổng tài sản (Current Assets To Total Assets Ratio)
CLTAR
(%) Nợ ngắn hạn/Tổng tài sản Tác giả Quy mô doanh nghiệp
(Size of firm) SIZE (ln)
Logarit tự nhiên (ln) của tổng tài sản
Albert Amponsah Addae và Michael Nyarko-Baasi (2013)
Tỷ số tài sản tài chính trên tổng tài sản (Finanical assets to total assets ratio)
FATA
(%) Tài sản tài chính/Tổng tài sản
Albert Amponsah Addae và Michael Nyarko-Baasi (2013)
Bảng 3.2 Bảng kỳ vọng về sự tác động của các biến đến biến phụ thuộc
Các biến trong mô hình Ký hiệu Dấu dự báo của tác giả
Dấu của những nghiên cứu trƣớc Biến độc lập
Kỳ thu tiền bình quân (Average Collection Period)
ACP
(ngày) (-) (-)
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (Inventory Turnover in Days)
ITID
(ngày) (-) (-)/(+)
Kỳ thanh toán bình quân (Average Payment Period)
APP
(ngày) (-) (-)/(+)
Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (Cash Conversion Cycle)
CCC
(ngày) (-) (-)/(+)
Biến kiểm soát
Tỷ số thanh toán hiện thời (Current Ratio) CR (%) (+) (-)/(+)
Tỷ lệ nợ (Debt Ratio) DR (%) (-) (-)
Tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (Current Assets To Total Assets Ratio)
CLTAR
(%) (-) (-)
Quy mô doanh nghiệp (Size of firm) SIZE (ln) (+) (-)/(+) Tỷ số tài sản tài chính trên tổng tài sản
(Finanical assets to total assets ratio)
FATA
(%) (+) (-)/(+)
Ghi chú: (-) Tác động ngƣợc chiều (+) Tác động cùng chiều