hiệu xấu cho thấy đầu ra của sản phẩm khó khăn, làm giảm khả năng sinh lợi của doanh nghiệp vì chôn vốn quá lâu đồng thời phải mang gánh nặng nợ vay rất lớn. Doanh nghiệp trong ngành bất động sản thƣờng có hàng tồn kho cao hơn so với các ngành khác vì vòng quay bất động sản vốn khá chậm. Hơn nữa, do tính đặc thù của mặt hàng này trong nhiều trƣờng hợp căn hộ, đất nền sau khi bán nhƣng vẫn không thể hạch toán vào doanh thu, do vậy hàng tồn kho vẫn hiện diện trên báo cáo tài chính. Do đó, các nhà quản lý cần phải kiểm soát chặt chẽ lƣợng hàng tồn kho cũng nhƣ kỳ luân chuyển hàng tồn kho để giảm thiểu ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi.
2.1.3.3 Tác động của quản trị khoản phải trả đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp nghiệp
Không chỉ quản trị không tốt các khoản phải thu mà ngay cả yếu kém trong quản trị các khoản phải trả cũng có thể trở thành nguy cơ dẫn một công ty đến chỗ phá sản. Gánh nặng nợ nần do mua quá nhiều trong khi không thể đẩy mạnh doanh thu bán hàng và không có biện pháp gia tăng dòng ngân lƣu từ hoạt động kinh doanh sẽ làm công ty suy yếu về tài chính và thiếu hụt nguồn tiền trả nợ ngƣời bán.
Các khoản phải trả đối với doanh nghiệp bất động sản thƣờng là trả nợ vay, hoặc trả chi phí mua nguyên vật liệu xây dựng. Quản trị khoản phải trả liên quan đến khả năng thƣơng thảo hợp đồng về những điều khoản thanh toán với nhà cung cấp. Cần lƣu ý rằng khi thƣơng lƣợng các điều khoản thanh toán, giá cả thấp có thể không mang lại lợi ích cao nhất mà điều khoản thanh toán linh hoạt có thể cung cấp nhiều lợi thế hơn cho dòng tiền mặt của công ty. Khi doanh nghiệp thanh toán sớm có thể lợi hơn so với thanh toán đúng hạn hoặc thanh toán chậm kèm các hình phạt về lãi suất. Điều đó cho thấy khi doanh nghiệp kéo dài thời gian thanh toán sẽ làm giảm áp lực cho dòng tiền hoạt động, từ đó làm giảm chi phí sử dụng vốn, làm tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, nó cũng có mặt trái khi kéo dài thời gian thanh toán có thể ảnh hƣởng đến uy tín và khả năng sinh lợi của công ty.