Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam​ (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG I I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

2.3. Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các

2.3.1. Quy mô của doanh nghiệp

Quy mô của doanh nghiệp có thể được hiểu là quy mô về nguồn vốn, quy mô tài sản, quy mô mạng lưới tiêu thụ … Theo thực tế thì các doanh nghiệp có qui mô lớn sẽ có nhiều lợi thế kinh doanh hơn các doanh nghiệp có qui mô nhỏ. Vì các doanh nghiệp lớn sẽ đễ thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Theo kết quả nghiên cứu của Zeitun và Tian (2007), Onaolapo and Kajola (2010) thì quy mô của doanh nghiệp có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Giả thuyết 1: Qui mô doanh nghiệp có tác động dương đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

2.3.2. Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp

Tăng trưởng là một trong những điều kiện cơ bản để doanh nghiệp có thể đạt được các mục tiêu của mình trong suốt cuộc đời hoạt động sản xuất kinh doanh. Tăng trưởng giúp cho doanh nghiệp tích lũy về nguồn vốn và cơ sở vật chất máy móc để đầu tư mở rộng sản xuất đồng thời tạo dựng được uy tín đối với khách hàng cũng như với các nhà cung cấp, các nhà đầu tư. Theo nghiên cứu của Zeitun và Tian (2007), tốc độ tăng trưởng có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Giả thuyết 2: Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp tác động dương đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

2.3.3. Đầu tư tài sản cố định (TANG)

Tài sản cố định trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD. Nhưng theo thời gian sản xuất, giá trị của tài sản cố định sẽ bị giảm sút, doanh nghiệp sẽ tiếp tục đầu tư vào tài sản cố định khác hoặc bỏ chi phí để sửa chữa nâng cấp. Việc đầu tư một tài sản cố định bị

chiếm mất một lượng nguồn vốn rất lớn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Theo các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Zeitun và Tian (2007), Onaolapo và Kajola (2010), Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto và Ghulam Abbas (2012) cho thấy tỷ trọng tài sản cố định có tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Giả thuyết 3: Đầu tư tài sản cố định tác động âm đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

2.3.4. Cơ cấu vốn (Tỷ lệ nợ)

Theo lý thuyết Modigliani và Miller, lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu và các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới như nghiên cứu của Zeitun và Tian (2007), Onaolapo và Kajola (2010), Fozia Memon (2012) có thể thấy được việc lựa chọn và sử dụng nguồn vốn như thế nào sẽ có tác động đến hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp

Giả thuyết 4: Tỷ lệ nợ tác động âm đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

2.3.5. Rủi ro kinh doanh

Theo lý thuyết kinh tế của F.B Hawley, lý thuyết cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận (risk - return tradeoff) và nghiên cứu thực nghiệm của Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto và Ghulam Abbas (2012) cho thấy khi rủi ro càng cao thì hiệu quả HĐKD càng tăng. Tuy nhiên, nghiên cứu thực nghiệm của Rami Zeitun và Gary Gang Tian (2007) đưa ra kết luận khi rủi ro càng tăng thì hiệu quả hoạt động kinh doanh lại càng giảm.

Giả thuyết 5: Rủi ro kinh doanh tác động âm đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

2.3.6. Thời gian hoạt động của công ty

Ở những công ty có thời gian hoạt động lâu sẽ có nhiều lợi thế hơn những công ty mói thành lập vì họ sẽ tích lũy được các kinh nghiệm kinh doanh theo thời gian. Theo nghiên cứu của Onaolapo và Kajola (2010) thì thời gian hoạt động của doanh nghiệp có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Giả thuyết 6: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp tác động dương đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Kết luận chương 2

Từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước cho thấy có nhiều đề tài nghiên cứu về Tác động của các yếu tố tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tác giả xây dựng giả thuyết nghiên cứu . So với các bài nghiên cứu trước của Onaolapo và Kajola (2010), tác giả đã thêm biến mới như: rủi ro kinh doanh (RISK) như trong nghiên cứu của Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto and Ghulam Abbas (2012). Ở bài nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu tác động của các yếu tố tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhưng trong mô hình nghiên cứu ngoài các biến được sử dụng lại như Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu, quy mô công ty, đầu tư tài sản vô hình, thời gian hoạt động của công ty tác giả còn thêm một số biến mới như: rủi ro kinh doanh để kiểm tra xem các biến độc lập mới này có khả năng gây ra tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh hay không.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam​ (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)