Phân tích các biến có ý nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam​ (Trang 46 - 48)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. Phân tích các biến có ý nghĩa

Dựa vào kết quả hồi quy ở bảng 4.7 cho thấy có 4 trong 6 yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trong đó có 1 yếu tố được sử dụng là yếu tố tài chính tác động mạnh đến hiệu quả kinh doanh là Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, còn lại 3 yếu tố cũng góp phần tác động đến hiệu quả kinh doanh, bao gồm: Đầu tư tài sản cố định (TANG),rủi ro kinh doanh (RISK) và thời gian hoạt động của công ty (AGE).

Như vậy, mô hình chuẩn hóa được viết lại như sau:

ROA = -2.10173 DE + 0.422603 TANG -1.38473 RISK + 4.176822 AGE 4.4.1 Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu

Giả thuyết 4: Tỷ lệ nợ có tác động âm đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Kết quả hồi quy bảng 4.7 cho thấy Hệ số chặn β1 = -2.10173, cho biết trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu tăng 1 đơn vị thì dòng hiệu quả kinh doanh của công ty giảm xuống 2.10173đơn vị và ngược lại. Giá trị p -value = 0.000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%. Chứng tỏ giả thuyết đưa ra phù hợp với kết quả nghiên cứu.

Như vậy nghĩa là Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu có mối tương quan âm với HQHĐ KD của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2014. Tỷ số này thấp hơn 1 nghĩa là doanh nghiệp sử dụng nợ ít hơn vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản. Điều này có mặt tích cực là khả năng tự chủ tài chính và khả năng còn được vay nợ của doanh nghiệp cao. Ngược lại, tỷ số này lớn hơn 1 có nghĩa là doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ hơn là sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản. Điều này khiến cho thấy doanh nghiệp quá phụ thuộc vào nợ vay, khả năng tự chủ tài chính cũng như khả năng còn được vay nợ của doanh nghiệp thấp. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới HQHĐ KD.

Điều này giống với kết quả nghiên cứu của Zeitun và Tian (2007), Onaolapo và Kajola (2010), Fozia Memon (2012), Nghiên cứu của Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto and Ghulam Abbas (2012), tỷ lệ nợ có tác động ngược chiều với hiệu quả kinh doanh.

Nhưng theo nghiên cứu của Dimitris Maria Psillaki (2007) tỷ lệ nợ có tác động dương đến HQKD ở mức có tỷ lệ nợ trung bình.

4.4.2. Đầu tư vào tài sản cố định

Giả thuyết 3 : Đầu tư tài sản cố định tác động âm đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Theo kết quả hồi quy ở bảng 4.7 cho thấy Hệ số chặn β4 = 0.422603, cho biết trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi đầu tư tài sản cố định tăng 1 đơn vị thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tăng lên 0.422603 đơn vị và ngược lại.

Giá trị p -value = 0.007 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%. Giả thuyết đưa ra không phù hợp với kết quả nghiên cứu.

Theo kết quả này thì đầu tư tài sản cố định của công ty có mối tương quan dương HQHĐ KD của các công ty của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2014. Các công ty đầu tư vào tài sản cố định càng nhiều thì HQHĐ KD càng cao. Điều này trái với nghiên cứu của Nghiên cứu của Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto and Ghulam Abbas (2012) và Onaolapo và Kajola (2010).

4.4.3. Rủi ro kinh doanh

Giả thuyết 5 : Rủi ro kinh doanh tác động âm đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

Theo kết quả hồi quy ở bảng 4. cho thấy Hệ số chặn β6 = -1.38473, cho biết trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi rủi ro kinh doanh giảm 1 đơn vị thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tăng lên 1.38473đơn vị và ngược lại.

Giá trị p -value = 0.020 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%. Giả thuyết đưa ra không phù hợp với kết quả nghiên cứu.

Theo kết quả này thì rủi ro kinh doanh của công ty có mối tương quan âm HQHĐ KD của các công ty của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán

Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2014. Các nhà quản lý công ty giảm thiểu được rủi ro kinh doanh thì HQHĐ KD càng cao. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Nghiên cứu của Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto and Ghulam Abbas (2012) và Onaolapo và Kajola (2010).

4.4.4. Thời gian hoạt động kinh doanh

Giả thuyết 6: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp tác động dương đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Theo kết quả hồi quy ở bảng 4.7 cho thấy Hệ số chặn β5 = -1.38473, cho biết trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi rủi ro kinh doanh giảm 1 đơn vị thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tăng lên 1.38473đơn vị và ngược lại.

Giá trị p -value = 0.000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%. Giả thuyết đưa ra không phù hợp với kết quả nghiên cứu.

Theo kết quả này thì thời gian hoạt động của doanh nghiệp càng lâu thì hiệu quả hoạt động kinh doanh càng hiệu quả. Nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu Onaolapo và Kajola (2010).

4.5. Phân tích các biến không có ý nghĩa 4.5.1. Tốc độ tăng trưởng (GROWTH)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam​ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)