ROA được thiết lập để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). Biến này được tính như trong nghiên cứu của Onaolapo và Kajola (2010)
ROA = Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Tổng Tài sản ròng
3.5.2. Biến độc lập - Tỷ lệ nợ (D/E)
Doanh nghiệp sử dụng nhiều nguồn vốn vay sẽ dẫn đến tình trạng không đảm bảo khả năng thanh toán gây mất uy tín đến khách hàng, nhà đầu tư… dẫn đến ảnh hưởng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tác giả kỳ vọng có mối tương quan âm giữa tỷ lệ nợ và hiệu quả hoạt động kinh doanh.
ROA
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu
Thời gian hoạt động công ty Quy mô doanh nghiệp
Tốc độ tăng trưởng
Tài sản cố định Rủi ro kinh doanh
Trong bài nghiên cứu Niaz Ahmad Bhutto and Ghulam Abbas (2012) tính tỷ lệ nợ bằng:
D/E = (Nợ phải trả x 100%) / Tổng tài sản
3.5.3. Biến kiểm soát
3.5.3.1 Quy mô doanh nghiệp (SIZE)
Qui mô của doanh nghiệp càng lớn thì khả năng thu hút nguồn lực đầu tư từ bên ngoài càng cao, khả năng cạnh tranh của công ty càng lớn. Điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nên tác giả kỳ vọng có mối tương quan dương gữa qui mô doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Trong bày nghiên cứu của Zeitun và Tian (2007), Onaolapo và Kajola (2010 ),quy mô công ty được đo lường bằng cách lấy logarit tự nhiên của Tổng tài sản.
Size = Ln(Tổng tài sản)
3.5.3.2. Tốc độ tăng trưởng (GROWTH)
Tăng trưởng giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, tốc độ tăng trưởng cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nên tác giả kỳ vọng có mối tương quan dương giữa tốc độ tăng trưởng và hiệu quả hoạt động kinh doanh
Trong bày nghiên cứu của Zeitun và Tian (2007), Onaolapo và Kajola (2010), đo lường tốc độ tăng trưởng:
GROWTH = [(DTn-DTn-1)x100%] / DTn-1
3.5.3.3. Đầu tư tài sản cố định (TANG)
Tài sản cố định là cơ sở vật chất để thực hiện sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên việc đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định sẽ làm tăng chí phí, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tác giả kỳ vọng có mối tương quan âm giữa đầu tư tài sản cố định và hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Theo nghiên cứu của Zeitun và Tian (2007), Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto and Ghulam Abbas, Onaolapo và Kajola (2010 ). Đầu tư tài sản cố định được đo bằng công thức sau:
TANG= (TSCĐ x100%)/Tổng tài sản
Rủi ro kinh doanh là điều mà không ai muốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Rủi ro kinh doanh là những thiệt hại, mất mác, các yếu tố gây nguy hiểm cho hoạt động kinh doanh. Vì vậy tác giả kỳ vọng có mối tương quan âm giữa rủi ro kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Theo nghiên cứu của Zeitun và Tian (2007), Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto and Ghulam Abbas, Onaolapo và Kajola (2010 ) đo rủi ro kinh doanh là:
RISK = Độ lệch chuẩn của dòng tiền (Lợi nhuận sau thuế+Khấu hao)
3.5.3.5. Thời gian hoạt động (AGE)
Công ty có thời gian hoạt động càng lâu thì sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm kinh doanh và có ưu thế trong việc cạnh tranh. Tác giả kỳ vọng có mối tương quan dương giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh và thời gian hoạt động.
Theo nghiên cứu của Onaolapo và Kajola (2010) đo thời gian hoạt động của công ty:
AGE = số năm hoạt động của công ty
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp các biến độc lập và kỳ vọng về dấu SỐ TT BIẾN TÊN BIẾN CÁCH TÍNH Giả thuyết về chiều tương quan với biến phụ thuộc 1 ROA Hiệu quả
kinh doanh
ROA=Lợi nhuận /Tổng tài sản
2 D/E Tỷ lệ nợ D/E= Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu -
3 SIZE Qui mô công ty
SIZE=Ln(Tổng tài sản)
+
4 TANG Đầu tư tài sản cố định
TANG=Ln[(TSCĐX100%)/Tổng
tài sản] -
trưởng doanh thu
/ DTn-1
6 RISK Rủi ro kinh doanh
RISK=Ln[Độ lệch chuẩn của dòng tiền(Lợi nhuận sau thuế +Khấu hao)]
-
7 AGE Thời gian hoạt động
AGE=Ln(Số năm thành lập công
ty) +
Kết luận chương 3
Để phân tích tác động của các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp của 80 công ty có niêm yết trên thị này trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014, bằng phương pháp phân tích dữ liệu của phần mềm Stata 12 và đưa ra mô hình nghiên cứu gồm một biến phụ thuộc là Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và sáu biến độc lập là Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E), Quy mô công ty (SIZE), Tốc độ tăng trưởng (GROWTH), Đầu tư tài sản cố định (TANG), Rủi ro kinh doanh (RISK), thời gian hoạt động (AGE). Bên cạnh đó, tác giả cũng mô tả, đưa ra phương pháp đo lường và kỳ vọng dấu với các biến này.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày kết quả nghiên cứu thu được từ quá trình phân tích số liệu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2014 thông qua phần mềm xử lý thống kê Stata. Kết quả được trình bày dưới dạng thống kê mô tả, kiểm định tương quan và hồi quy tuyến tính các biến trong mô hình nghiên cứu. Sau đó tác giả nhận xét và phân tích kết quả thu thập được.
Với dữ những liệu được thu thập gồm có 80 công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Dữ liệu được nghiên cứu trong thời gian từ 2011 đến năm 2014 gồm có 80x4=320 mẫu quan sát được tác giả tập hợp lại theo dạng dữ liệu chéo gộp chung.
4.1 Phân tích thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình
Dữ liệu được trình bày dưới dạng bảng thống kê mô tả, biến độc lập và biến phụ thuộc sẽ được mô tả các nội dung sau: tên biến, ý nghĩa biến, số mẫu quan sát, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, trung bình cộng, độ lệch chuẩn.
Bảng 4.1. Bảng thống kê mô tả giữ các biến trong mô hình Tên biến Mẫu quan
sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất ROA 320 7.1065 7.313863 -11.88 35.14144 DE 320 1.54292 1.312427 0.06966 8.013637 SIZE 320 14.43278 1.008376 12.31 16.95 TANG 320 3.083135 4.028313 -0.84383 31.72425 GROWT 320 0.378121 1.999437 -0.6844 35.69601 RISK 320 11.0865 1.075886 9.659753 14.99011 AGE 320 1.517819 0.558402 0 2.6391
Nguồn: Kết quả phân tích Stata từ số liệu thu thập
Thông qua kết quả trình bày ở Bảng 4.1, cho thấy hiệu quả kinh doanh (ROA) được tính bằng lợi nhuận trên tổng tài sản từ các công niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2011– 2014 có giá trị trung bình là 7,1560% . Nghiên cứu trong nước gần đây cũng cho thấy hiệu quả kinh doanh ở mỗi công ty,
2013), có tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản là 8.799%, nhưng trong nghiên cứu của Đỗ Dương Thanh Ngọc (2011) có tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản là 4.850%.
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu được tính bằng tổng nợ chia vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của các công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam có giá trị trung bình là 1,5429, chứng tỏ các công ty đã sử dụng nợ nhiều hơn vốn chủ sở hữu trong quá trình hoạt động.
Quy mô của công ty được tính bằng cách lấy logarit của tổng tài sản, quy mô công ty có giá trị trung bình nằm ở khoảng 14,4 công ty có quy mô thấp nhất là 12,3 và công ty có giá trị quy mô cao nhất là 16,95.
Đầu tư tài sản cố định của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu có giá trị thấp nhất là -0,84383, có giá trị trung bình là 3.083135. Và cao nhất là 31.72425 . Điều này cho thấy có một số công ty có nguồn đầu tư vào tài sản cố định cao.
Tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2014 có giá trị trung bình là 0.378121, tốc độ tăng trưởng cao nhất là 35.69601, thấp nhất là -0.6844. Ta thấy được có một số công ty có tốc độ tăng trưởng cao.
Rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp được đo bằng cách lấy logarit độ lệch chuẩn của dòng tiền. Qua bảng thống kê mô tả, ta thấy được doanh nghiệp có mức rủi ro trung bình là 11.0865, cao nhất là 14.99011 và thấp nhất là 11.0865.
Thời gian hoạt động của công ty được tính bằng cách lấy logarit số năm từ khi công ty bắt đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, độ tuổi nhỏ nhất là 0, trung bình là 1.517819 và lớn nhất là 2.6391.
4.2. Phân tích tương quan Pearsongiữa các biến.
Phân tích tương quan là một phép phân tích được dùng để lượng hóa mức độ chặt chẽ mối liên hệ giữa các biến định lượng trong mô hình nghiên cứu. Hệ số tương quan giải thích mối quan hệ giữa hai biến. Nó cho thấy sự thay đổi của biến này là do sự thay đổi của biến khác (Kohler, 1994). Hệ số tương quan có giá trị từ - 1 đến 1. Trị tuyệt đối của hệ số càng gần 1 thể hiện mối tương quan càng cao. Giá trị âm thể hiện mối tương quan ngược chiều (Nguyễn Trọng Hoài và ctg, 2009).
Bảng 4.2 cho thấy ma trận phân tích hệ số tương quan Pearson. Phân tích này giúp xác định các mối quan hệ tồn tại giữa các biến độc lập hoặc giải thích.
Bảng 4.2: Hệ số tương quan Pearson
ROA DE SIZE TANG GROWTH RISK AGE
ROA 1 DE -0.5428 1 SIZE 0.0675 0.2425 1 TANG 0.1016 -0.1238 -0.0642 1 GROWTH 0.0457 -0.0257 0.0048 -0.0375 1 RISK 0.0849 -0.0273 -0.0143 0.0234 -0.002 1 AGE -0.0263 -0.006 -0.1171 0.0285 0.0357 0.0555 1 Nguồn: Kết quả phân tích Stata từ số liệu thu thập
Dựa vào hệ số tương quan Pearson trong bảng 4.2, tác giả tiến hành phân tích mối tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình xem có tương quan mạnh hay yếu để từ đó xem có dấu hiệu đa cộng tuyến hay không.
Biến DE có mối tương quan âm với biến ROA có nghĩa là các công ty sử dụng nợ càng nhiều thì hiệu quả hoạt động kinh doanh càng giảm.
Biến SIZE có mối tương quan dương ROA có nghĩa là qui mô công ty càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao.
Biến TANG có mối tương quan dương ROA có nghĩa là đầu tư vào tài sản cố định càng nhiều thì hiệu quả hoạt động kinh doanh càng cao.
Biến RISK có mối tương quan dương ROA có nghĩa là rủi ro kinh doanh càng cao thì hiệu quả hoạt động kinh doanh càng cao.
Biến GROWTH có mối tương quan dương ROA có nghĩa là tốc độ tăng trưởng công ty càng lớn thì hiệu quả hoạt động kinh doanh càng cao.
Biến AGE có mối tương quan âm ROA có nghĩa là thời gian hoạt động của công ty càng lâu thì hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng không cao.
Bên cạnh đó ta thấy có mối tương quan giữa các biến độc lập, ta thấy hệ số tương quan giữa các biến độc lập thấp, nên khó có thể xảy ra hiện tượng
biến độc lập hay không thì cần phải kiểm định.Vấn đề này sẽ được kiểm định trong phần tiếp theo.
4.3. Phân tích hồi qui
Tác giả tiến hành thực hiện hồi quy Pooled OLS và Fixed effect, sau đó thực hiện kiểm định F về sự bằng nhau hệ số chặn giữa các công ty.
Bảng 4.3 Kết quả chạy mô hình hồi quy Pooled OLS :
ROA Coef. Std. Err. t P>t
DE -3.26685 0.264813 -12.34 0.000 SIZE 1.536837 0.344776 4.46 0.000 TANG 0.077098 0.083888 0.92 0.359 GROWTH 0.116301 0.167711 0.69 0.489 RISK 0.486875 0.311715 1.56 0.119 AGE -0.14824 0.605163 -0.24 0.807 _cons -15.4883 6.147255 -2.52 0.012
Nguồn: Kết quả từ phần mềm STATA
Bảng 4.4 Kết quả chạy mô hình fixed effect:
ROA Coef. Std. Err. t P>t
DE -2.10173 0.284196 -7.4 0.000 SIZE -0.35084 0.883799 -0.4 0.692 TANG 0.422603 0.116182 3.64 0.000 GROWTH -0.03288 0.07739 -0.42 0.671 RISK -1.38473 0.657307 -2.11 0.036 AGE 4.176822 0.533055 7.84 0.000 _cons 23.13462 14.36061 1.61 0.109
Kiểm định F cho mô hình fixed và Pooled
OLS 0.000
Nguồn: Kết quả từ phần mềm STATA
Kết quả cho thấy mô hình Pooled OLS không phù hợp đối với dữ liệu nghiên cứu của tác giả. Tác giả tiếp tục sử dụng mô hình Random effect và sử dụng kiểm định Hausman để tìm ra mô hình phù hợp nhất:
Bảng 4.5 Mô hình Random effect:
ROA Coef. Std. Err. z P>z
DE -2.52249 0.258956 -9.74 0.000 SIZE 0.697569 0.539568 1.29 0.196 TANG 0.308841 0.098741 3.13 0.002 GROWTH -0.01148 0.081023 -0.14 0.887 RISK -0.45086 0.453546 -0.99 0.320 AGE 3.927045 0.4721 8.32 0.000 _cons -0.97932 9.329482 -0.1 0.916
Nguồn: Kết quả từ phần mềm STATA
Kết quả kiểm định Hausman:
(V_b-V_B is not positive definite) Prob>chi2 = 0.0000
= 165.30
chi2(6) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B) Test: Ho: difference in coefficients not systematic
Nguồn: Kết quả từ phần mềm STATA
Với p-value bằng 0.000 nhỏ hơn 0.05 cho thấy mô hình Fixed effect phù hợp cho việc phân tích của tác giả.
Kiểm định tự tương quan của mô hình
Prob > F = 0.1612 F( 1, 79) = 2.000 H0: no first-order autocorrelation
Wooldridge test for autocorrelation in panel data
Nguồn: Kết quả từ phần mềm STATA
Kết quả kiểm định với p-value bằng 0.1612 lớn hơn 0.05 cho thấy mô hình không tồn tại tự tương quan.
Prob>chi2 = 0.0000 chi2 (80) = 1.2e+09
H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i
Nguồn: Kết quả từ phần mềm STATA
Kết quả kiểm định với p-value bằng 0.000 nhỏ hơn 0.05 cho thấy mô hình tồn tại phương sai thay đổi. Để khắc phục các khuyết tật tác giả tiến hành chạy mô hình hiệu chỉnh sai số robustness:
Bảng 4.7 Kết quả mô hình hiệu chỉnh sai số:
ROA Coef. Robust Std. Err. t P>t
DE -2.10173 0.253225 -8.3 0.000 SIZE -0.35084 0.944175 -0.37 0.711 TANG 0.422603 0.152036 2.78 0.007 GROWTH -0.03288 0.046937 -0.7 0.486 RISK -1.38473 0.585267 -2.37 0.020 AGE 4.176822 0.49726 8.4 0.000 _cons 23.13462 13.55621 1.71 0.092 R2 0.5014 VIF VIF<10
Nguồn: Kết quả từ phần mềm STATA
Kết quả cho thấy các biến DE, TANG, RISK và AGE có tác động lên ROA. Trong đó DE và RISK có tác động ngược chiều lên ROA (một trong 2 yếu tố này tăng sẽ làm cho ROA giảm và ngược lại. TANG và AGE có tác động cùng chiều lên ROA (một trong 2 biến này tăng sẽ làm cho ROA tăng theo và ngược lại) ; Hai biến SIZE và GROWTH đều không có tác động lên ROA (giá trị p-value đều lớn hơn 0.05)
Với R-square bằng 0.5015 cho thấy mô hình giải thích được 50.14% sự thay đổi của ROA thông qua các biến nghiên cứu.
Hệ số xác định R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) = 0.5015, kết quả này giải thích được 50.14% sự thay đổi của ROA thông qua các biến nghiên cứu.
Việc dùng thêm hệ số Hệ số xác định R2
hiệu chỉnh để xem mô hình hồi quy có bị thổi phồng lên qua Hệ số xác định R2 không. Vì Hệ số xác định R2 sẽ tăng khi đưa thêm biến độc lập vào mô hình nên dùng Hệ số xác định hiệu chỉnh sẽ an toàn hơn khi đánh giá độ phù hợp của mô hình.
4.4. Phân tích các biến có ý nghĩa
Dựa vào kết quả hồi quy ở bảng 4.7 cho thấy có 4 trong 6 yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trong đó có 1 yếu tố được sử dụng là yếu tố tài chính tác động mạnh đến hiệu quả kinh doanh là Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, còn lại 3 yếu tố cũng góp phần tác động đến hiệu quả kinh doanh, bao gồm: Đầu tư tài sản cố định (TANG),rủi ro kinh doanh (RISK) và thời gian hoạt động của công ty (AGE).
Như vậy, mô hình chuẩn hóa được viết lại như sau:
ROA = -2.10173 DE + 0.422603 TANG -1.38473 RISK + 4.176822 AGE 4.4.1 Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu
Giả thuyết 4: Tỷ lệ nợ có tác động âm đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Kết quả hồi quy bảng 4.7 cho thấy Hệ số chặn β1 = -2.10173, cho biết trong