2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
- Các quy định của Pháp luật: Luật cán bộ công chức, Luật Lao động, Luật doanh nghiệp.
- Các quy định của Đảng: Các quy định của Đảng về công tác phát triển nguồn nhân lực trong quá trình xây dựng và phát triển đất nƣớc.
- Các quy định của Chính phủ: Quy định về yêu cầu đối với nhân lực của các ngành nghề trong đó quan tâm đến quy định về đãi ngộ, bồi dƣỡng
đào tạo nghề, nhất là những nghề liên quan đến nhiều lao động nhƣ dệt may, cơ khí...quy hoạch phát triển các vùng kinh tế trọng điểm của các tỉnh, thành trong cả nƣớc.
- Các quy định của Bộ Công thƣơng về chiến lƣợc phát triển ngành dệt may Việt Nam đến 2020, định hƣớng đến 2030. Chiến lƣợc phát triển vùng công nghiệp dệt may, chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực của ngành dệt may trong sự phát triển chung của các ngành khác.
- Các chƣơng trình, kế hoạch, chiến lƣợc phát triển của Công ty cổ phần may Sông Hồng. Những yêu cầu, quy định đối với nguồn nhân lực bao gồm quá trình dự báo, tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng, đãi ngộ...báo cáo thƣờng niên các năm 2015, 2016,2017,2018.
- Quy quá trình trao đổi, phỏng vấn, điều tra của tác giả để có thể có nhiều thông tin, cách nhìn đa chiều về vấn đề đang nghiên cứu để có thể đƣa ra những lý giải, kết luận sát thực nhất, từ đó có thể đề xuất các giải pháp để tổ chức thực hiện.
Các thu thập các tài liệu lý thuyết và thực tế có tầm quan trọng to lớn, nó giúp cho tác giả chứng minh cho giả thuyết khoa học đã đƣa ra.
Sau khi thu thập đƣợc tài liệu thực tế, tác giả đã hoàn thiện luận văn của mình theo quy định để có thể bảo vệ trƣớc hội đồng nghiệm thu của trƣờng đánh giá và công nhận.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Nguồn dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu luận văn bao gồm cả nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Đối với mỗi loại dữ liệu trên, tác giả có phƣơng pháp thu thập dữ liệu riêng để có nguồn dữ liệu đáng tin cậy, phục vụ cho việc phân tích thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần may Sông Hồng.
2.2.2.1. Số liệu sơ cấp
Trên cơ sở phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm: 1) Phân tích công việc, (2) tuyển dụng, (3) đánh giá kết quả thực hiện công việc và năng lực làm việc, (4) chính sách đãi ngộ và tạo động lực làm việc cho nhân sự của Công ty cổ phần may Sông Hồng. Tác giả tiến hành điều tra khảo sát để lấy số liệu sơ cấp nhƣ sau:
-Về số lượng, thành phần khảo sát: trên cơ sở nội dung luận văn, số lƣợng cán bộ quản lý, tác giả lựa chọn phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng đối với các đối tƣợng gồm lãnh đạo công ty, cán bộ quản lý xƣởng may. Tổ trƣởng dây truyền sản xuất và công nhân nhằm có đánh giá tổng thể công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty. Với quy mô của công ty và tính xác thực của số liệu đảm bảo chất lƣợng phân tích, tác giả xây dựng với cỡ mẫu là 150 ngƣời, cụ thể nhƣ sau: lãnh đạo công ty (10 phiếu), cán bộ quản lý các xƣởng may (12 phiếu), tổ trƣởng, tổ phó các dây chuyền sản xuất (28) và công nhân của công ty (100 phiếu). Nội dung khảo sát tập trung vào các nội dung cụ thể là:
-Về nội dung khảo sát: Tác giả đã lựa chọn những vấn đề khảo sát là những vấn đề khó định lƣợng, cần sự đánh giá trực tiếp của nhân lực trong doanh nghiệp, trong đó tập trung vào các vấn đề sau:
+ Khảo sát công tác tuyển dụng với các tiêu chí: Thông báo tuyển dụng rõ ràng dễ hiểu; Thông tin tuyển dụng cụ thể, sát với thực tiễn công việc; Thời gian thông báo tuyển dụng phù hợp; Phƣơng pháp tuyển dụng phù hợp với đặc thù nghề may.
+ Đánh giá thực hiện công việc và năng lực làm việc của lao động: Phƣơng pháp tổ chức đánh giá thực hiện công việc và năng lực của lao động; Nội dung đánh giá; Kết quả sử dụng kết quả đánh giá trong công tác điều hành của lãnh đạo doanh nghiệp; Hiệu quả của việc đánh giá.
+ Chính sách lƣơng thƣởng, đãi ngộ và tạo động lực làm việc cho lao động: Các quy định, quy chế làm việc nội bộ của công ty rõ ràng, thực tế và công khai. Môi trƣờng làm việc tại phân xƣởng và công ty dân chủ. Việc phân phối quỹ phúc lợi công bằng, công khai. Mức lƣơng tƣơng xứng so với năng lực và cống hiến; Thƣởng và thu nhập tăng thêm xứng đáng so với cống hiến. Bảo đảm đóng BHXH, BHYT, khám sức khỏe định kỳ và các hình thức hỗ trợ ốm đau, thai sản đầy đủ. Có phong trào thể thao, văn nghệ tích cực.
- Cách thức đánh giá: Tác giả hƣớng dẫn tỉ mỉ cách thức đánh giá theo từng nhóm tiêu chí và cho điểm với thang đo với 5 mức: Rất không hài lòng (rất k m) – 1điểm, không hài lòng (k m)- 2 điểm, Bình thƣờng (trung bình)- 3 điểm, Hài lòng (tốt) – 4 điểm, Rất hài lòng (rất tốt) – 5 điểm. Sau khi có kết quả khảo sát, tác giả dùng ph p toán trên excel theo công thức: Tổng điểm của số phiếu x số điểm của phiếu/tổng số phiếu điều tra để tính trung bình cộng. Nếu số điểm đó < 2,5 điểm, công tác đó chƣa đạt hiệu quả, 2,5 - 3 điểm đạt hiệu quả, > 3 đạt kết quả tốt.
-Thời gian tiến hành: Trong thời gian tháng 2 đến tháng 5 năm 2019, tác giả đã tiến hành phát phiếu bảng điều tra tới lãnh đạo công ty, phân xƣởng, tổ trƣởng, tổ phó các dây chuyền sản xuất và ngƣời lao động với tổng số phiếu phát ra là 150 và tổng số phiếu thu về là 150.
Ngoài ra tác giả sử dung phƣơng pháp phỏng vấn cán bộ, công nhân về các nội dung bố trí sắp xếp nhân lực khoa học, mức độ hài lòng của ngƣời lao động, tính kỷ luật, kỹ năng làm việc của ngƣời lao động, đánh giá hiệu quả của ngƣời lao động và những yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực đối với Công ty cổ phần May Sông Hồng để có những đánh giá toàn diện, khách quan hơn về công tác quản trị nguồn nhân lực một cách toàn diện.
Kết quả khảo sát này đƣợc tác giả dùng để đánh giá tại Chƣơng 3 của luận văn để làm sáng tỏ hơn các nội dung quản trị nguồn nhân lực của Công ty cổ phần May Sông Hồng.
2.2.2.2. Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp đƣợc tác giả tổng hợp từ các nguồn cơ bản nhƣ sau:
-Công ty CP May Sông Hồng : Báo cáo công tác quy hoạch, bố trí sử
dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp giai đoạn 2015-2018, định hƣớng đến 2020, báo cáo công tác đào tạo, bồi dƣỡng của phòng nhân sự, báo cáo công tác đánh giá chất lao động hàng năm của Công ty cổ phần may Sông Hồng, báo cáo về chăm lo đời sống của ngƣời lao động tại công ty.
-Phòng Nhân sự: Hồ sơ cán bộ, các văn bản chỉ đạo về công tác nhân
sự tại côngty, quy định chính sách, chế độ của ngƣời lao động. Quy định về khen thƣởng, kỷ luật của cơ quan trong giai đoạn 2015-2018.Và tài liệu của các vụ có liên quan đến công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty cổ phần may Sông Hồng.
- Kết quả nghiên cứu khác: Ngoài ra tác giả còn nghiên cứu các đề án của các Bộ, Ban ngành Trung ƣơng liên quan đến quản trị nguồn nhân lực. Một số công trình, luận văn thạc sỹ, luận văn tiến sỹ, các bài báo liên quan đến quản trị nguồn nhân lực có liên quan đến nội dung tác giả nghiên cứu.
Dữ liệu thu thập đƣợc đƣợc phân loại, đánh giá, biên tập, mã hóa và mô phỏng dƣới dạng biểu đồ.
Phân loại, đánh giá dữ liệu: Tác giả xác định tính chính xác, khách quan, hoàn thiện và phù hợp của dữ liệu đƣợc thu thập.
Biên tập dữ liệu: Tác giả kiểm tra mức độ hoàn chỉnh của bảng điều tra, mức độ hoàn chỉnh của thông tin trên các phiếu điều tra. Đối với những phiếu điều tra chƣa đầy đủ tác giả đã liên hệ lại với ngƣời điền phiếu điều tra để bổ sung thông tin.
Mã hóa và mô phỏng dƣới dạng biểu đồ: Các tiêu chí trên phiếu điều tra đƣợc mã hóa bằng kí tự và con số để sau đó thuận tiện cho việc mô phỏng dƣới dạng biểu đồ.
Trên cơ sở số liệu thu đƣợc trong quá trình điều tra, tác giả đã đƣa công thức và xử lý số liệu thu đƣợc bằng phầm mềm phần mềm Excel, từ đó lập bảng và đồ thị để biểu diễn biến động của số liệu, minh họa bằng đồ thị để từ đó đƣa ra những nhận x t cho những nội dung cần nghiên cứu trong luận văn.
2.2.3. Các phương pháp xử lý thông tin
2.2.3.1. Phương pháp phân tích
Phân tích là quá trình quan trọng trong quá trình nghiên cứu khoa học, việc phân tích trên cơ sở chia thành các nội dung nhỏ để nghiên cứu, phát hiện từng tính chất riêng, đặc trung của mỗi yếu tố để từ đó giúp cho ngƣời nghiên cứu có thể đánh giá các vấn đề cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nếu không phân tích vấn đề nghiên cứu một cách mạch lạc chúng ta sẽ không nhìn thấy bản chất của sự vật hiện tƣợng, các nội dung chồng ch o nhau khó nhận biết đƣợc. Do vậy phân tích có nhiệm vụ thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến. Cần phải xác định tiêu thức để phân chia, chọn điểm xuất phát để nghiên cứu, xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung khi phân tích đối tƣợng nghiên cứu.
Trong Luận văn của mình, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp phân tích trong quá trình tiếp cận với đối tƣợng nghiên cứu là quản trị nguồn nhân lực của Công ty cổ phần may Sông Hồng. Để hiểu đƣợc những điều này, trƣớc tiên chúng ta cần phải hiểu đƣợc các khái niệm về nhân lực và quản trị. Phƣơng pháp phân tích không chỉ đƣợc tác giả sử dụng triệt để trong Chƣơng 1 khi đề cập đến các vấn đề mang tính lý luận mà còn đƣợc tác giả sử dụng
trong hầu hết các phần còn lại của Luận văn.
2.2.3.2. Phương pháp tổng hợp
Cùng với phân tích là tổng hợp. Tổng hợp là quá trình đúc kết lại các kế quả đã phân tích, để đi từ cái riêng đến các chung, cái đơn nhất đến cái khái quát. Từ đó có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.
Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ, quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Phƣơng pháp tổng hợp giúp tác giả đƣa ra những nhận định và đánh giá khái quát về vấn đề nghiên cứu trong luận văn của mình. Ngay từ Chƣơng 1, tác giả đã tóm tắt tổng hợp lại những vấn đề chính có liên quan đến việc quản trị nguồn nhân lực của Công ty cổ phần May Sông Hồng. Các nhận định, đánh giá rút ra từ quá trình tổng hợp là cơ sở cho việc đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty.
2.2.3.3. Phương pháp so sánh
So sánh là cách thức đánh giá giữa hai đối tƣợng khác nhau, hoặc cùng đối tƣợng ở các thời điểm khác nhau để thấy đƣợc sự khác biệt để từ đó làm cơ sở cho việc phân tích và tổng hợp. Phƣơng pháp so sánh, cũng nhƣ phƣơng pháp phân tích và tổng hợp đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trong nghiên cứu khoa học, nhất là ngành kho học thực nghiệm.
Phƣơng pháp so sánh đƣợc tác giả sử dụng khá triệt để trong Chƣơng 3 của luận văn khi nghiên cứu về thực trạng quản trị nguồn nhân lực của công ty. Việc phân tích thực trạng dựa trên các tiêu chí theo giới tính, độ tuổi chỉ phát huy hiệu quả khi sử dụng phƣơng pháp so sánh để rút ra nhận x t và có đảm bảo các yêu cầu theo quy định của văn bản hiện hành hay không. Bên cạnh đó, việc tính toán và so sánh nguồn nhân lực theo trình độ đào tạo cũng
giúp tác giả có một cái nhìn toàn diện về chất lƣợng của nguồn nhân lực để từ đó đề ra các giải pháp phù hợp hơn nhằm nâng cao chất lƣợng của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty.
2.2.3.4. Phương pháp thống kê mô tả và nghiên cứu tài liệu
Thống kê là một hệ thống các phƣơng pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định.
Thống kê mô tả là các phƣơng pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu, ở đây chính là công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty. Thống kê và so sánh là hai phƣơng pháp đƣợc sử dụng song hành với nhau trong luận văn. Các phƣơng pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích đƣợc sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn để phân tích thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực nhằm phản ánh chân thực và chính xác đối tƣợng nghiên cứu. Các phƣơng pháp này cũng giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các số liệu đƣợc chính xác, phân tích tài liệu đƣợc khoa học, phù hợp, khách quan, phản ánh đƣợc đúng nội dung cần phân tích.Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu là phƣơng pháp thu thập thông tin hoàn toàn gián tiếp, không tiếp xúc với đối tƣợng khảo sát.
Trong chƣơng 3, để đánh giá kết quả khảo sát, tác giả dã dùng ph p toán trên công cụ là Exell để phân tích toán học, từ kết quả phân tích số liệu làm cơ sở để đánh giá kết quả công tác quản trị nhân lực của Công ty May Sông Hồng
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong chƣơng 2 từ việc nghiên cứu lý luận, mô hình lý thuyết vầ quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, kết hợp với những nghiên cứu sơ cấp, và thứ cấp, tác giả đi sâu vào việc làm rõ các phƣơng pháp nghiên cứu và thiết kế các vấn đề cần nghiên cứu. Trong chƣơng này cho ta giới thiệu đƣợc tổng quát thiết kế quá trình nghiên cứu của luận văn từ việc các lập chủ đè nghiên cứu các bƣớc trong quá tình nghiên cứu. Đồng thời xây dựng đƣợc phƣơng pháp nghiên cứu bao gồm phƣơng pháp thu thập tài liệu, phƣơng pháp thu thập số liệu bao gồm số liệu sơ cấp qua khảo sát, số liệu thứ cấp theo báo cáo của Công ty cổ phần May Sông Hồng đồng thời nêu lên các phƣơng pháp xử lý thông tin bao gồm: Phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp thống kê mô tả và nghiên cứu tài liệu. Đây là những nội dung quan trọng hỗ trợ tác giả trong quá trình nghiên cứu thực trạng trong chƣơng 3 và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần May Sông Hồng tại Chƣơng 4 của Luận Văn.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG
3.1. Tổng quan về Công ty cổ phần may Sông Hồng
3.1.1. Lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ
Công ty cổ phần May Sông Hồng là một trong những nhà máy sản xuất hàng may mặc và chăn ga gối đệm lớn hàng đầu Việt Nam.Với hơn 20 xƣởng sản xuất đƣợc xây dựng và quản lý tập trung trong phạm vi tỉnh Nam Định, có lợi thế về vị trí địa lý gần sân bay, cảng biển, nguồn nhân lực đƣợc đào tạo có chất lƣợng với chi phí cạnh tranh, bộ máy quản lý là ngƣời Việt Nam, kết hợp thêm việc tuyển dụng các chuyên viên quốc tế đầu ngành, công ty đã và đang trở thành đối tác tin cậy của rất nhiều thƣơng hiệu thời trang nổi tiếng trên toàn thế giới.
Mục tiêu của công ty là trở thành một nhà cung cấp sản phẩm dệt may thời trang lớn và có uy tín trong chuỗi cung ứng hàng dệt may trên toàn cầu.