CHƯƠNG 3 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN IMMANUEL
3.6. Thuận lợi, khó khăn và chiến lược phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán
Immanuel
3.6.1. Thuận lợi, khó khăn Thuận lợi Thuận lợi
- Công ty nhận được sự tín nhiệm cao của khách hàng và không ngừng tái ký kết hợp đồng mỗi năm.
- Đội ngũ nhân sự trong và ngoài nước ngoài với trình độ chuyên môn cao luôn đảm bảo cung cấp dịch vụ kiểm toán với chất lượng tốt nhất cho khách hàng.
Khó khăn
- Giao tiếp giữa nhân viên và quản lý còn gặp nhiều khó khăn, do bất đồng ngôn ngữ. Tuy nhiên, công ty cũng đã và đang thực hiện nhiều giải pháp khác nhau để khắc phục vấn đề này.
3.6.2. Chiến lược phát triển
Về khách hàng
- Công ty đang ngày càng thu hút và ký hợp đồng kiểm toán mới với nhiều khách hàng ở Tp.HCM và các khu công nghiệp ở Bình Dương, Đồng Nai chủ yếu là các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư ở Việt Nam
- Cam kết làm việc gắn bó với khách hàng để hỗ trợ khách hàng xây dựng những chiến lược và chính sách tối ưu để phát triển thành một doanh nghiệp thành công ở Việt Nam - Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, là một địa chỉ đáng tin cậy của khách
hàng
- Gia tăng số lượng khách hàng.
Về nhân sự
- Trong thời gian sắp tới công ty sẽ thành lập đội một ngũ dich vụ kháchhàng để nắm bắt từng đặc điểm của khách hàng và cung cấp dịch vụ tốt hơn.
- Xây dựng đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao với tác phong làm việc chuyên nghiệp hơn nữa.
Về quy trình và chất lượng dịch vụ.
-Không ngừng làm mới quy trình, cải tiến chất lượng dịch vụ kiểm toán, thường xuyên xót xét chất lượng kiểm toán.
Về công tác quản lý
-Quản lý cấp cao tại công ty đều là những có quốc tich Hàn quốc, đạt trình độ chuyên môn cao. Công tác quản lý nhân sự tại công ty không ngừng cũng cố.
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN IMMANUEL
THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY TNHH KUM YOUNG VINA 4.1. Giới thiệu về công ty Kum Young Vina
4.1.1. Quá trình hình thành và hình thức sở hữu vốn
Công ty TNHH Kum Young Vina là công ty trách nhiện hữu hạn 100% vốn nước ngoài và được thành lập và hoạt đông tại Việt Nam theo giấy phép đầu tư số 472023001054 do Ban Quản Lý các Khu công nghiệp Đồng Nai cấp lần đầu ngày 06 tháng 01 năm 2005.Chứng nhận thay đổi lần thứ ngày 22 tháng 01 năm 2015.
Vốn đầu tư: 10.000.000 USD (mười triệu đô la Mỹ ) tương đương 210.000.000.000 VNĐ
Vốn điều lệ: 1.500.000 USD ( Một triệu năm trăm đô la Mỹ) tương đương 26.463.000.000 VNĐ
Đại diện pháp luật: Ông Kim Jin Young
Trụ sở chính của công ty đặt tại: Khu công nghiệp Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Vốn thực hiện góp của Công ty tính đến ngày 31/12/2016 là: 1.500.000 (USD) tương đương 26.463.000.000 VNĐ
4.1.2. Ngành nghề kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất.
Ngành nghề kinh doanh: Dệt, nhuộm các loại vải, se sợi các loại, xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng: Xơ bông, sợi bông, vải dệt thoi từ sợi bông…..
Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 Công ty đã áp dụng Thông tư số 200/2014/TT- BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp thay thế Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài chính.
4.1.3. Chế độ kế toán áp dụng
Kỳ kế toán năm bắt đầu ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2016. Năm 2015 là kỳ kế toán đầu tiên của Công ty và bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng
4.2.Thực trạng kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng do Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel thực hiện tại Công ty TNHH Kum Young Vina. Kiểm toán Immanuel thực hiện tại Công ty TNHH Kum Young Vina.
4.2.1.Chuẩn bị kiểm toán
Giai đoạn tiền kế hoạch.
-Tiếp nhận khách hàng
KTV phải thực hiện công việc này là vì công ty kiểm toán xem xét liệu có thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng dựa trên đặc điểm kinh doanh, uy tín của khách hàng, cũng như tính chính trực, tuân thủ luật pháp của BGĐ hay không nhằm để tránh những rủi ro ảnh hưởng đến uy tín của công ty kiểm toán khi chấp nhận hợp đồng này.
Vì Công ty TNHH Kum Young Vina là khách hàng cũ của Công ty TNHH Kiểm toán Imannuel. Do đó, Công ty kiểm toán không tiến hành khảo sát đơn vị như đối với khách hàng mới mà đi vào phân công nhóm KTV thực hiện. Dựa vào hồ sơ kiểm toán năm trước, nhóm KTV được phân công sẽ tiếp tục theo dõi, cập nhật những thông tin mới nhất về khách hàng nhằm đánh giá lại khả năng thực hiện kiểm toán.
( Phụ lục 1:Giấy tờ làm việc Mẫu A120- Chấp nhận,duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng)
- Ký hợp đồng kiểm toán: Công ty kiểm toán và đơn vị khách hàng đã đi đến sự thỏa thuận bằng văn bản về các điều kiện thực hiện kiểm toán của khách hàng và Công ty kiểm toán.
(Phụ lục 2 – Hợp đồng kiểm toán)
-Phân công KTV:
Khi được mời kiểm toán, công ty phải phân công cho những KTV nhiều kinh nghiệm để thẩm định về khả năng đảm nhận công việc, cũng như dự kiến về thời gian và mức phí kiểm toán. Theo dự kiến, cuộc kiểm toán sẽ được tiến hành từ ngày 24/03/2017 đến ngày 27/03/2017, nhóm kiểm toán gồm các thành viên sau:
Đỗ Vi Toàn Tổng Giám đốc phụ trách soát xét Lê Nhã Uyên Trưởng nhóm kiểm toán
Nguyễn Cao Minh Lý Trợ lý kiểm toán Nguyễn Thị Tuyết Trâm Trợ lý kiểm toán Trần Thị Huỳnh Như Trợ lý kiểm toán
-Thỏa thuận sơ bộ với khách hàng: Khi nhận thấy có thể nhận lời kiểm toán, KTV đã trao đổi và thỏa thuận sơ bộ với khách hàng về một số vấn đề.
Mục đích kiểm toán: Báo cáo kiểm toán dùng để nộp cho Hội đồng thành viên và Cơ
quan Thuế.
Phạm vi kiểm toán: BCTC năm 2016.
Cung cấp tài liệu: Nhóm kiểm toán sẽ thực hiện kiểm toán tại đơn vị khách hàng, đơn vị khách hàng cung cấp sổ sách file mềm cho Công ty kiểm toán trước 03 ngày tiến hành thực hiện kiểm toán. Các chứng từ kế toán, hợp đồng mua bán hàng có liên quan sẽ được cung cấp trong quá trình thực hiện kiểm toán.
Hỗ trợ của khách hàng: Công ty khách hàng hỗ trợ bàn làm việc tại đơn vị cho đoàn kiểm toán, yêu cầu kế toán đơn vị hỗ trợ đoàn kiểm toán thu thập bằng chứng kiểm toán để tiết kiệm thời gian và phí kiểm toán….
Danh mục tài liệu cần khách hàng cung cấp:
Tổng quát:
Giấy đăng ký kinh doanh và các giấy phép bổ sung, thay đổi (nếu có).
Biên bản họp Hội đồng thành viên trong năm.
Các văn bản, chính sách thuế có liên quan đến hoạt động của Công ty (nếu có).
Biên bản kiểm tra về lao động trong năm (nếu có).
Các hợp đồng tín dụng, hợp đồng thuê đất, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng đi thuê và cho thuê dài hạn.
Các hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng liên doanh (nếu có).
Các quy định về KSNB, quy trình luân chuyển chứng từ: thu, chi, nhập, xuất.
Báo cáo tài chính 2016, Bảng cân đối số phát sinh, nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản trong năm.
Chi tiết PTKH:
Bảng theo dõi phải thu khách hàng (Số đầu năm, số phát sinh trong năm, số cuối năm) theo từng đối tượng cụ thể.
Chính sách tín dụng áp dụng đối với khách hàng, chính sách dự phòng phải thu khó đòi.
Bảng đối chiếu công nợ, thư xác nhận nợ phải thu cho số dư phải thu tại ngày 31/12/2016.
Danh mục hóa đơn (kèm theo phiếu xuất kho) chưa thu được tiền tại ngày 31/12/2016.
Chi tiết các khoản đã thanh toán sau ngày 31/12/2016 (nếu có) gồm: ngày thanh toán, chứng từ tham chiếu, số tiền thanh toán.
(Phụ lục 3 – Giấy tờ làm việc Mẫu A240 – Kế hoạch kiểm toán và Danh mục tài liệu cần khách hàng cung cấp)
Giai đoạn lập kế hoạch
-Tìm hiểu khách hàng: Ở giai đoạn này, KTV sẽ tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh, bộ máy quản lý và các thông tin công tác kế toán đang áp dụng tại công ty.
Kết quả thực hiện:
Công ty TNHH Kum Young Vina là công ty gia công sản xuất, hoạt động kinh doanh ngành nghề đơn giản, ngành nghề kinh doanh của Công ty chủ yếu là sản xuất các lại sợi, bông vải..…xuất nhập khẩu.Dựa trên BCTC do khách hàng cung cấp, năm 2016, công ty hoạt động có lãi trước thuế và các thành viên đã góp đủ vốn theo quy định điều lệ, nhiều khả năng sẽ có lãi trong các năm tiếp theo. Doanh thu chủ yếu là sản xuất.
Bộ máy quản lý của Công ty như sau: Hội đồng thành viên gồm có 3 người, ông Kim Jin Young giữ chức chủ tịch hội đồng thành viên, đồng thời là Giám đốc điều hành hoạt động của công ty, Phó tổng giám đốc và kế toán trưởng là người Việt Nam. Các phòng ban gồm có phòng kế toán, phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch, phòng vật tư. Cơ cấu tổ chức theo mô hình tập trung, đứng đầu là Tổng Giám đốc, giúp việc là Phó tổng giám đốc, nhưng chức năng các phòng ban còn chưa rõ ràng, còn chồng chéo lên nhau.
Phòng kế toán của Công ty TNHH Kum Young Vina hiện chỉ có 3 nhân viên đó là 1 Kế toán trưởng, 2 kế toán tổng hợp. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện công tác kế toán.
Tại thời điểm kiểm toán, công ty áp dụng chính sách kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam. Cách thức tổ chức của đơn vị:
Niên độ kế toán: từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VND)
lập và trình bày phù hợp với các quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam được ban hành tại thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014.
Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung.
Cơ sở lập BCTC: BCTC được lập trên cơ sở kế toán dồn tích (trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền).
(Phụ lục 4 – Giấy tờ làm việc Mẫu A310 – Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động)
-Phân tích sơ bộ BCTC
Mục tiêu: Công việc này giúp KTV khoanh vùng dự đoán những gian lận và sai sót,
từ đó xây dựng những thủ tục, công việc cần thiết.
Công việc
KTV tiến hành phân tích một số chỉ tiêu trên BCTC của khách hàng, trong đó chủ yếu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2016, nhằm phát hiện những biến động của chu trình năm nay so với chu trình năm trước..
Bảng 4.1: Bảng phân tích biến động phải thu khách hàng của công ty TNHH Kum Young Vina
(Nguồn: Giấy tờ làm việc Mẫu A510 – Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel)
31/12/2016 31/12/2015 Biến động
Trước KT Sau KT Giá trị
A TÀI SẢN NGẮN
HẠN 44,426,991,972 32.31 15,256,694,250 18.55 29,170,297,722 191 III các khoản phải thu
ngắn hạn 6,944,648,554 5.05 6,248,201,446 7.60 696,447,108 11
1.Phải thu khách hàng 6,243,778,736 4.54 4,676,270,559 5.69 1,567,508,177 34 …….
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 137,517,074,119 100 82,251,236,518 100 55,265,837,601 67
31/12/2016 31/12/2015 Biến động
Trước KT Sau KT giá trị
A - NỢ PHẢI TRẢ 108,074,023,368 78.59 53,176,144,947 64.65 54,897,878,421 103 I. Nợ ngắn hạn 86,549,784,675 62.94 42,967,055,476 52.24 43,582,729,199 101
…….
3.Người mua trả tiền trước 667,086,571 0.49 20,325,500 0.02 646,761,071 3,182 ……. TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 137,517,074,119 100 82,251,236,518 100 55,265,837,601 67 TÀI SẢN % % % NGUỒN VỐN % % %
Kết quả thực hiện:
Khoản Phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng không lớn trong Tổng tài sản của Công ty TNHH Kum Young Vina, cụ thể:
Năm 2015: Phải thu khách hàng là 4,676,270,559 đồng, chiếm 5.69% so với tổng tài sản.
Năm 2016: Phải thu khách hàng là 6,944,648,554 đồng, chiếm 4.54% so với tổng tài sản.
Năm 2016 phải thu khách hàng tăng so với 2015 là 1,567,508,177 đồng (biến động tăng 34% so với năm 2015). Điều này thể hiện có thể trong năm 2016 Công ty đã kiểm soát công nợ không tốt, làm tăng nợ phải thu khá cao ảnh hưởng đến doanh thu công ty.
Trong Tổng nguồn vốn của Công ty TNHH Kum Young Vina, nguồn vốn của công ty ngoài chỉ tiêu vốn chủ sở hữu, công ty còn sử dụng khoản người mua trả tiền trước, cụ thể:
Năm 2015: Người mua trả tiền trước là 20,325,500 đồng, chiếm 2% so với tổng nguồn vốn.
Năm 2016: Người mua trả tiền trước là 667,086,571 đồng, chiếm 49% so với tổng nguồn vốn.
Năm 2016 người mua trả tiền trước tăng so với 2015 là 646,761,071 đồng (biến động tăng 3,182 so với năm 2015). Điều này thể hiện có thể trong năm 2016, công ty có được nhiều khách hàng và đơn đặt hàng hơn.
Kết luận:
Dựa theo bảng phân tích biến động, tuy khoản mục KH chiếm tỷ trọng lớn trong bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH Kum Young Vina nhưng khoản mục này lại có quan hệ mật thiết với khoản mục doanh thu của công ty. Vì vậy khoản mục PTKH cũng được xem là trọng yếu, do đó, KTV khi kiểm tra cơ bản doanh thu sẽ kết hợp kiểm tra cơ bản khoản mục PTKH của Công ty TNHH Kum Young Vina.
-Tìm hiểu hệ thống KSNB, hệ thống kế toán và đánh giá rủi ro kiểm soát.
Thực hiện đánh giá hệ thống KSNB:
cấu phần khác của hệ thống KSNB. Hiểu biết tốt về hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp sẽ cung cấp một cơ sở quan trọng cho việc đánh giá hệ thống KSNB đối với các chu trình kinh doanh quan trọng. KTV sử dụng các xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ DN bằng cách phỏng vấn, quan sát hoặc kiểm tra tài liệu. Việc đánh giá này chỉ giới hạn trong 3 thành phần cấu thành của hệ thống KSNB: Môi trường kiểm soát,quy trình đánh giá rủi ro và giám sát các hoạt động kiểm soát.
Bảng 4.2 :Câu hỏi về kiểm soát nội bộ
Câu hỏi Trả lời Ghi chú Không áp dụng Có Không Yếu kém Quan trọng Thứ yếu
1.Các khoản bán chịu có đươc xét duyệt trước khi gửi hàng hay không?
2. Các chứng từ gửi hàng có đươc đánh số liên tục trước khi sử dụng hay không?
3. Các hóa đơn bán hàng có được đánh số liên tục trước khi sử dụng hay không?
4. Có quy định bắt buộc kiểm tra để đảm bảo rằng mọi hàng hóa gửi đi đều
được lập hóa đơn hay không?
5. Có thiết lập và thường xuyên cập nhật bảng giá được duyệt để làm cơ sở tính tiền trên hóa đơn.
6. Hóa đơn có được kiểm tra độc lập trước khi gửi hay không?
7. Hàng tháng, công ty có gửi một bảng sao kê công nợ cho khách hàng không?
8. Việc nhận hàng bị trả lại có sự phê duyệt của người có thẩm quyền hay không?
9. Đối với hàng bán bị trả lại:Có biên bản trả lại hàng không?
10. Việc xóa sổ các khoản nợ không thu hồi được có sự phê chuẩn của người có thẩm quyền không?
11. Đơn vị có thực hiên việc đối chiếu giữa tài khoản chi tiết về các khách hàng với tài khoản nợ phải thu khách hàng trên sổ cái và việc đối chiếu này thực hiện khi nào?
12. Có quy trình rõ ràng và chặt chẽ về chính sách chiết khấu giảm giá hàng bán không ?...
(Nguồn: Phòng kiểm toán Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel)
Nhận xét: Dựa trên bảng câu hỏi, kết hợp với kiểm tra xem xét quá trình luân chuyển
các chứng từ, KTV đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty TNHH Kum