5. Bố cục của đề tài
1.1.2. Đại lý kinhdoanh bảo hiểm phi nhân thọ
1.1.2.1. Khái niệm và vai trò của đại lý bảo hiểm a. Khái niệm đại lý bảo hiểm
Theo thuật ngữ pháp lý thì đại lý là người làm việc cho người khác trên cơ sở hợp đồng đại lý.
Theo thuật ngữ bảo hiểm, đại lý bảo hiểm là người làm việc cho doanh nghiệp bảo hiểm, thay mặt doanh nghiệp bán các sản phẩm bảo hiểm cho người mua.
Theo luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam thì: Đại lý bảo hiểm là tổ chức hoặc cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện các hoạt động của đại lý bảo hiểm theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan
b. Vai trò của đại lý bảo hiểm
- Đại lý bảo hiểm góp phần vào việc tiêu thụ sản phẩm bảo hiểm, làm cho sản phẩm tiêu thụ được tốt hơn. Dù là đại lý khai thác hay thu phí, giám định hay bồi thường đều thực hiện chiến lược đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bảo hiểm trong các khâu bán hàng và phục vụ khách hàng sau bán hàng. Sản phẩm bảo hiểm là vô hình nên không có sẵn, không dự trữ, không phải ai cũng hiểu được giá trị sử dụng, đặc tính của sản phẩm, lợi ích của sản phẩm. Vậy muốn trở thành đại lý giỏi thì cần phải tinh thông về sản phẩm bảo hiểm và hiểu rõ nhiệm vụ của đại lý (khai thác, thu phí, giám định, bồi thường...), đồng thời cần có đạo đức nghề nghiệp, tạo được lòng tin với khách hàng, trung thực, nhiệt tình phục vụ khách hàng.
- Đại lý là người nhanh nhất giúp khách hàng hiểu rõ hơn về đơn bảo hiểm mà mình định mua. Người ta thường hiểu biết rất ít thông tin về bảo hiểm, thường nhận thông tin qua con đường lan truyền nên nhiều khi hiểu sai về bảo hiểm. Sử dụng đại lý khai thác bảo hiểm sẽ giúp cho doanh nghiệp bảo hiểm có người thay mặt mình thuyết trình giới thiệu về doanh nghiệp bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm với lượng thông tin rõ ràng, đầy đủ lôi cuốn thu hút khách hàng tham gia bảo hiểm.
Thông thường là các giấy tờ liên quan đến bảo hiểm (giấy yêu cầu bảo hiểm, đơn bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm...) có nhiều nội dung được soạn thảo để đảm bảo chặt chẽ thì lại khó hiểu đối với khách hàng. Chỉ có đại lý mới có đủ điều kiện giúp doanh nghiệp bảo hiểm giải thích, hướng dẫn hoặc tư vấn cho khách hàng kê khai, lựa chọn đúng sản phẩm bảo hiểm phù hợp và điền đầy đủ các thông tin cần thiết vào giấy yêu cầu bảo hiểm và thư khiếu nại đòi bồi thường.
Sử dụng đại lý, doanh nghiệp bảo hiểm có thể tiếp xúc khách hàng bất kỳ thời gian nào mà họ mong muốn, linh hoạt mềm dẻo hơn sử dụng cán bộ nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm. Đặc biệt số khách hàng là chủ doanh nghiệp, có nhu cầu lớn về bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự, con người... Nhưng họ ít thời gian, chưa có hoặc có ít thông tin về các sản phẩm bảo hiểm trên thị trường thường nên họ cần phải có sự tư vấn qua đại lý mới có thể hiểu biết và lựa chọn sản phẩm bảo hiểm cho thích hợp.
- Công việc của đại lý mang ý nghĩa cao cả. Làm tốt nhiệm vụ của mình, đại lý mang lại sự an tâm về mặt tinh thần cho khách hàng, đem lại sự bình an về tài chính cho khách hàng khi gặp sự cố. Công việc của đại lý góp phần tuyên truyền vận động nhiều khách hàng tham gia bảo hiểm, thực hiện trách nhiệm cao cả của cộng đồng: số đông tham gia đóng phí bảo hiểm để hỗ trợ chia xẻ rủi ro của số ít không may mắn gặp rủi ro tổn thất.
- Công việc đại lý bảo hiểm mang tính chất lâu dài. Các sản phẩm hữu hình thường có một vòng đời nhất định, đến giai đoạn bão hoà suy thoái thường làm cho các đại lý gặp khó khăn. Các sản phẩm vô hình của bảo hiểm thường tồn tại trong một thời gian khá dài. Còn đối tượng bảo hiểm (tài sản, trách nhiệm dân sự, con người) thì các sản phẩm của bảo hiểm không những có khả năng tồn tại mà còn có
khả năng tái giao kết để đáp ứng các nhu cầu bảo hiểm từ năm này sang năm khác. Một đại lý giỏi sẽ khai thác tốt tiềm năng nói trên, giữ được khách hàng truyền thống, mở rộng khách hàng mới, nhờ đó mà tăng được hoa hồng đại lý. Vì vậy các hợp đồng đại lý bảo hiểm thường được ký với thời hạn lâu dài.
1.1.2.2. Phân loại đại lý bảo hiểm
Có nhiều cách phân loại đại lý bảo hiểm khác nhau nhưng nói chung có thể phân chia đại lý bảo hiêm phi nhân thọ theo các nhóm như sau:
- Theo tư cách pháp lý, đại lý bảo hiểm được phân thành:
+ Đại lý cá nhân: Đại lý cá nhân là một cá nhân cụ thể (thể nhân) ký kết hợp đồng đại lý với công ty bảo hiểm
+ Đại lý tổ chức: Đại lý tổ chức là một cơ quan, đơn vị, tổ chức (pháp nhân) ký kết hợp đồng làm đại đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm. Về thực chất thì mỗi đại lý tổ chức cũng chỉ do một hoặc một vài cá nhân phụ trách. Các đại lý tổ chức thường là các ngân hàng, trạm đăng ký, đăng kiểm, các xưởng sửa chữa ôtô, xưởng sữa chữa tàu thuyền, bến xe, bến cảng, trường học, …
- Theo thời gian làm việc, đại lý bảo hiểm là cá nhân được phân thành:
+ Đại lý chuyên nghiệp: là đại lý cá nhân mà công việc đại lý là công việc chính của họ, toàn bộ thời gian làm việc của họ là bán bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm, ngoài ra không làm bất cứ nghề nào khác. Đại lý chuyên nghiệp được quản lý chặt chẽ và đào tạo chính quy vì vậy họ thường hoạt động khá hiệu quả và mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp bảo hiểm muốn phát triển được trong môi trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt thì phải chú trọng đến công tác tuyển dụng và đào tạo đội ngũ này cho riêng mình. Xu hướng trên thế giới hiện nay đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là phát triển lực lượng đại lý chuyên nghiệp ngày càng đông về số lượng, nâng cao về chất lượng và chiếm vai trò vị trí quan trọng nhất trong các kênh phân phối sản phẩm.
+ Đại lý bán chuyên nghiệp: là đại lý cá nhân làm song song công việc khai thác bảo hiểm và các công việc khác. Đây là đại lý đã có việc làm và thu nhập khác, họ hoạt động đại lý bảo hiểm với tư cách là nghề phụ để tăng thêm thu nhập. Tuy lực lượng này gắn bó không mật thiết với doanh nghiệp bảo hiểm như đại lý chuyên nghiệp nhưng cũng có những lợi thế riêng của nó mà các doanh nghiệp bảo hiểm cần tận dụng để khai thác sao cho có hiệu quả nhất.
Theo cách phân loại như trên, đại lý bảo hiểm là cá nhân (đặc biệt là đại lý bảo hiểm chuyên nghiệp) được coi là một bộ phận trong lực lượng lao động của doanh nghiệp bảo hiểm, lực lượng này được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ nhiệm trực tiếp thực hiện các công việc giới thiệu, tư vấn, tiếp thị, bán hàng và công tác sau bán hàng.
1.1.2.3. Điều kiện để trở thành đại lý bảo hiểm
Được quy định tại điều 86 - Luật kinh doanh bảo hiểm * Tiêu chuẩn
a. Cá nhân hoạt động đại lý phải có đủ các điều kiện sau: - Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam.
- Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Có chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cấp.
b. Tổ chức hoạt động đại lý phải có đủ các tiêu chuẩn sau: - Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp.
- Nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện như đối với cá nhân hoạt động đại lý
Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải đăng ký kinh doanh theo quy định của luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.
* Không được phép hoạt động đại lý
- Không được làm đại lý bảo hiểm cho đồng thời hai doanh nghiệp bảo hiểm (trừ khi được hai doanh nghiệp cho phép) để đảm bảo sự ổn định của thị trường và tăng tính cạnh tranh lành mạnh.
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị toà án tước quyền hành nghề vì phạm các tội theo quy định của pháp luật không được ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm.
- Những đối tượng đã là đại lý bảo hiểm bị doanh nghiệp bảo hiểm buộc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm do vi phạm nghiêm trọng pháp luật và hợp đồng đại lý bảo hiểm, trong thời hạn 3 năm kể từ ngày chấm dứt hợp đồng.
1.1.2.4. Hợp đồng đại lý bảo hiểm
Mối quan hệ ràng buộc pháp lý giữa đại lý bảo hiểm và công ty bảo hiểm được thể hiện qua hợp đồng đại lý bảo hiểm. Để trở thành đại lý bảo hiểm, các tổ chức hay cá nhân phải ký hợp đồng đại lý với công ty bảo hiểm và tuân thủ đúng những điều khoản trong hợp đồng đại lý. Nội dung hợp đồng đại lý bảo hiểm được quy định tại điều 87 - Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Hợp đồng đại lý bảo hiểm phải có các nội dung chủ yếu sau: - Tên, địa chỉ của đại lý bảo hiểm.
- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm. - Nội dung và phạm vi hoạt động của đại lý bảo hiểm.
- Hoa hồng đại lý bảo hiểm. - Thời hạn hợp đồng.
- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp.
Trong trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm về hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm thu xếp giao kết; đại lý bảo hiểm có trách nhiệm bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm.
1.1.2.5. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm và đại lý bảo hiểm trong hoạt động bảo hiểm
a. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm trong hoạt động đại lý bảo hiểm. Căn cứ theo Luật kinh doanh bảo hiểm, Nghị định 42/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001 của Chính phủ, doanh nghiệp bảo hiểm có các quyền và nghĩa vụ sau liên quan đến hoạt động đại lý bảo hiểm
- Quyền của doanh nghiệp bảo hiểm
+ Lựa chọn đại lý bảo hiểm và ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm.
+ Quy định mức chi trả hoa hồng bảo hiểm trong hợp đồng đại lý bảo hiểm theo các quy định của pháp luật.
+ Nhận và quản lý tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp của đại lý bảo hiểm, nếu có thoả thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.
+ Yêu cầu đại lý bảo hiểm thanh toán phí bảo hiểm thu được theo thoản thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm.
+ Được hưởng các quyền lợi hợp pháp khác từ hoạt động đại lý bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm có toàn quyền trong lựa chọn, ký kết hợp đồng đại lý; chi trả hoa hồng; nhận và quản lý tiền ký quỹ của đại lý; và các quyền lợi khác liên quan đến kết quả hoạt động của đại lý.
- Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm
+ Tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo đại lý phù hợp với quy định của pháp luật.
+ Hướng dẫn và cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động đại lý bảo hiểm.
+ Thực hiện các trách nhiệm phát sinh theo hợp đồng đại lý bảo hiểm đã ký kết. + Thanh toán hoa hồng theo thoả thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm; + Hoàn trả cho đại lý bảo hiểm khoản tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp bảo hiểm của mình gây ra theo thoả thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.
+ Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các hoạt động do đại lý bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện.
b. Quyền và nghĩa vụ của người đại lý bảo hiểm
Quyền và nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm quy định tại điều 30, Nghị định 42/NĐ- CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ.
- Quyền của người đại lý
+ Lựa chọn và ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật.
+ Tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức.
+ Hưởng hoa hồng và các quyền, lợi ích hợp pháp khác từ hoạt động đại lý bảo hiểm.
+ Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm hoàn trả tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp theo thoả thuận trong hợp đồng đại lý.
- Nghĩa vụ của người đại lý
+ Phải thực hiện đầy đủ và đúng đắn các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng đại lý với doanh nghiệp bảo hiểm, phải trung thực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mà doanh nghiệp bảo hiểm giao cho.
+ Không được đồng thời làm đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác nếu không được sự chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm mà mình đang làm đại lý (Nếu trong hợp đồng đại lý có quy định điều này)
+ Cung cấp thông tin trung thực cho khách hàng, không hứa hẹn ngoài phạm vi cho phép, nếu sai phạm phải chịu trách nhiệm.
+ Nộp phí bảo hiểm về cho doanh nghiệp bảo hiểm trong thời gian cho phép; đồng thời chịu sự kiểm tra và giám sát của doanh nghiệp bảo hiểm, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và bảo mật thông tin theo quy định.
+ Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng đại lý trước thời hạn, đại lý phải khai báo chi tiết về tình trạng của các hợp đồng bảo hiểm mà mình quản lý (nếu có)
1.1.2.6. Đạo đức nghề nghiệp của đại lý bảo hiểm
a. Ý nghĩa của đạo đức nghề nghiệp trong nghề đại lý bảo hiểm
Một người hoạt động kinh doanh phục vụ phải có một tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp nhất định. Người ta kinh doanh trên cơ sở phục vụ đáp ứng một nhu cầu nào đó của khách hàng, từ đó đem lại lợi ích cho chính mình, chứ không phải là vì để kiếm được thật nhiều tiền (lợi nhuận) mà bỏ qua các tiêu chuẩn chuẩn mực khác, trong đó có vấn đề đạo đức nghề nghiệp. Người làm đại lý nếu chỉ vì làm sao đem lại cho mình nhiều hoa hồng nhất, sẵn sàng tranh cướp khách hàng, lừa dối khách hàng, đe doạ hoặc dùng thế lực bắt khách hàng tham gia bảo hiểm thì chỉ đem lại lợi ích trước mắt cho chính họ nhưng gây tổn hại đến uy tín thương hiệu của doanh nghiệp bảo hiểm.
Một khía cạnh khác là các đại lý được giao quản lý một số giấy tờ chứng từ có giá (Giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, biên lai thu phí bảo hiểm...) và thu tiền của khách hàng. Nếu đại lý không trung thực, thiếu đạo đức nghề nghiệp dễ nảy sinh lòng tham biển thủ tiền thu phí, huỷ bỏ hoá đơn chứng từ gây thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng. Một số đại lý còn được uỷ quyền
bồi thường cho khách hàng nếu không có đạo đức nghề nghiệp dễ nảy sinh ra tình trạng thông đồng với khách hàng làm tăng số tiền bồi thường hoặc ăn chặn tiền bồi thường của khách hàng, vòi vĩnh tiền thưởng của khách hàng...
b. Các chuẩn mực của đạo đức nghề nghiệp
* Luôn quan tâm tới quyền lợi hợp pháp của khách hàng
- Phải đặt quyền lợi của khách hàng lên trên quyền lợi của của đại lý. Đại lý cần biết rằng khi khách hàng đi đến ưng thuận và chấp nhận mua sản phẩm bảo hiểm điều đó có nghĩa là khách hàng cho rằng các nhu cầu và quyền lợi của họ đã được thoả mãn. Các đại lý tuyệt đối không được chạy theo doanh số hay hoa hồng mà bỏ