Đánh giá thực trạng QLNN đối với các doanh nghiệp xây dựng trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 64)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Đánh giá thực trạng QLNN đối với các doanh nghiệp xây dựng trên

thành phố Thái Nguyên

3.2.1. Đánh giá thực trạng QLNN đối với các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên địa bàn thành phố Thái Nguyên

3.2.1.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

Trong những năm qua, tỉnh Thái nguyên nói chung và thành phố Thái nguyên nói riêng đã đạt được những bước tiến quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội địa phương điều này là động lực phát triển các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

Bảng 3.4: Kế hoạch phát triển đối với doanh nghiệp xây dựng

Chỉ tiêu Đơn vị 2013 2014 2015 2016 2017

Doanh nghiệp mới DN 48 53 80 55 51

Số lao động LĐ 986 1100 1160 1140 1360

Đóng góp ngân sách Tỷ.đồng 50,75 70,48 85,38 94,35 105,38 Tốc độ phát triển % 19,1 21,4 20,5 22,6 22,8

Nguồn: Phòng xây dựng thành phố Thái Nguyên

Nhằm mục đích quản lý tốt các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Thái nguyên, phòng xây dựng đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố quy hoạch, kế hoạch phát triển các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn. Đây là căn cứ để các phòng chức năng, các bộ phận lên kế hoạch quản lý các doanh nghiệp được hiệu quả: vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển vừa bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện đúng và đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội.

Trong những năm qua, kinh tế của tỉnh Thái Nguyên ngày càng phát triển đây là tiền đề để phát triển ngành xây dựng trên địa bàn thành phố Thái nguyên và phát triển của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn. Chính vì vậy, theo kế hoạch tốc độ phát triển của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố đạt trên 22%, giải quyết được 160 lao động, đây chủ yếu là lao động cơ hữu của công ty. Trên thực tế khi tham gia xây dựng công trình, các doanh nghiệp xây dựng thường thuê thêm nhân công bên ngoài để thực hiện các dự án xây dựng nhằm giảm bớt các chi phí cho doanh nghiệp.

3.2.1.2. Ban hành cơ chế chính sách quản lý đối với các doanh nghiệp xây dựng

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Thái Nguyên các doanh nghiệp xây dựng đang được điều chỉnh bởi rất nhiều các văn bản liên quan đến lĩnh vực xây dựng như: luật xây dựng năm 2014, nghị định 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn hợp đồng xây dựng, nghị định 44/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì các công trình xây dựng, nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng…. Ngoài những nghị định còn có rất nhiều thông tư hướng dẫn như Thông tư 05/2015/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ, thông tư 12/2016/TT-BXD quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng….với những văn bản được nhà nước ban hành, các cơ quan chức năng trên địa bàn thành phố Thái nguyên đã triển khai đến các doanh nghiệp, để các doanh nghiệp nắm bắt và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Bảng 3.5: Tập huấn, tuyên truyền văn bản pháp luật Đơn vị: số lần Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 Tập huấn Ngắn hạn Dài hạn 4 1 5 2 4 1 5 1 4 2 Tuyên truyền 3 4 6 5 4

Nguồn: Phòng xây dựng thành phố Thái Nguyên

Với các văn bản chính sách của nhà nước luôn được các cơ quan chức năng tuyên truyền và tập huấn để các doanh nghiệp học tập để có thể hiểu và làm theo các quy định của nhà nước. Tại các buổi tập huấn hoặc tuyên truyền về các văn bản pháp luật, tại đây doanh nghiệp được trao đổi với các chuyên gia để có được giải đáp thắc mắc trong quá trình thực hiện cũng như những bấp cập gặp phải. Cũng tại các buổi này, đây là kênh thông tin phản ánh được một cách rõ nhất tính thực tiễn của các văn bản đưa ra để sớm có những điều chỉnh nhằm phù hợp với từng hoàn cảnh. Với những văn bản cần được điều chính, các cơ quan chức năng tập hợp và đưa những ý kiến đó đến với các cơ quan chức năng để có thể giải quyết một cách nhanh chóng, tránh gây thiệt hai cho nhà nước và xã hội, cũng như thể hiện tính đúng đắn và phù hợp của các văn bản nhà nước.

Bảng 3.6: Đánh giá của văn bản ban hành, phổ biến và hướng dẫn thực hiện văn bản pháp luật

Đơn vị:%

Chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) (5)

Văn bản ban hành sát với tình hình thực tế 3 10 35 40 12

Hướng dẫn văn bản rõ ràng 4 15 36 35 10

Các văn bản được phổ biến rộng rãi 2 8 42 37 11 Nhiều lớp tập huấn để giải đáp thắc mắc 2 9 30 32 29 Các kiến nghị được lắng nghe và có câu

trả lời sớm 6 16 20 36 22

Trong quá trình quản lý doanh nghiệp, nhiều văn bản của nhiều cấp ngành đã ra nhiều văn bản để các doanh nghiệp thực hiện theo các quy định của nhà nước. Bên cạnh đó, các văn bản đề ra có sự chồng chéo giữa các cơ quan ban hành hoặc không sát với tình hình thực tế tạo khó khăn trong việc thực hiện của doanh nghiệp. Đối với chỉ tiêu “Văn bản ban hành sát với thực tế” chỉ có 52% số người được hỏi là đồng ý và rất đồng ý. Thêm vào đó, 48% số người được hỏi là đồng ý và rất đồng ý với quan điểm “Các văn bản được phổ biến rộng rãi” đây là một trong những hạn chế của các cơ quan chức năng, trong thời gian tới cần có nhiều thay đổi hơn nữa. Chính vì điều này mà ý kiến cho rằng “các kiến nghị được lắng nghe và có câu trả lời sớm” chỉ có 58% số người được hỏi là đồng ý rất đồng ý với quan điểm được nêu.

3.2.1.3. Thẩm định dự án cấp giấy phép và điều chỉnh giấy phép

Thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình nhằm đánh giá xem xét và phân tích một cách khách quan trung thực và toàn diện. Nội dung trong dự án xây dựng được thẩm định đảm bảo dự án mang lại hiệu quả cao cho chủ đầu tư và xã hội cũng như phân tích tham tra thiết kế toàn diện đề án thiết kế cơ sở nhằm đảm bảo tính khả thi của dự án trước khi tiến hành triển khai thi công xây dựng.

Đánh giá sự cần thiết của dự án đầu tư xây dựng: Phân tích chuyên sâu nhằm bảo bảo dự án đầu tư mang lại lợi ích to lớn và rất cần thiết cho xã hội như ảnh hưởng đến môi trường dân sinh, ....Đánh giá toàn diện về lợi ích kinh tế mà dự án mang lại, đảm bảo công trình xây dựng phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.

Thẩm định kỹ thuật: Kiểm tra, đánh giá và phân tích toàn bộ các yếu tố, tiêu chuẩn kỹ thuật, các công nghệ được áp dụng vào dự án nhằm đảm bảo dự án đủ tiêu chuẩn và khả thi để thực hiện. Thẩm định đánh giá quy mô, công nghệ và thiết bị sử dụng trong dự án. Đánh giá toàn bộ các tiêu chuẩn về công nghệ và các thiết bị sử dụng trong dự án nhằm đảm bảo sự

phù hợp và hợp lý với dự án công trình xây dựng. Sự phù hợp của dự án với quy hoạch đã được phê duyệt, công sức khả năng hoạt động sử dụng của công trình dự án. Ngân sách và thực trạng giá cả nguyên vật liệu hiện tại. Các biện pháp vệ sinh bảo đảm môi trường khi tiến hành thi công dự án. Các phương án thay thế, sửa chữa.

Thẩm định các yếu tố đầu vào: Đánh giá các phương án cung cấp nguyên vật tư xây dựng, và tính toán khả năng dự trữ phù hợp để đảm bảo khả năng cung ứng vật tư nhanh chóng thường xuyên và tránh tình trạng lãng phí vốn. Đối với nguyên liệu ngoại nhập không có tại địa phương cần xem xét và đánh giá khả năng cung cấp nguyên liệu này trong thực tế triển khai về: Số lượng, giá thành, điều kiện giao hàng, quy cách, chất lượng, thanh toán.

Thẩm định vị trí dự định triển khai xây dựng dự án: Đảm bảo vị trí triển khai xây dựng dự án phù hợp quy hoạch chung. Có khả năng phát triển và mở rộng, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh môi trường, khả năng phòng chống cháy nổ. Kết nối tốt với hạng tầng kỹ thuật cơ sở tại địa phương xây dựng dự án. Tuân thủ nghiêm chính các quy định, pháp luật, kiến trúc xây dựng theo quy định của địa phương.

Thẩm định công tác tổ chức, đánh giá, quản lý dự án: Kinh nghiệm và khả năng quản lý dự án của chủ đầu tư. Kinh nghiệm giám sát, quản lý thi công, vận hành cùng trình độ nhân công kỹ thuật. Hình thức tổ chức quản lý, thực hiện dự án. Xem xét chủ dự án về kinh nghiệm tổ chức quản lý, thi công, quản lý và vận hành, trình độ của đội ngũ công nhân kỹ thuật.

Thẩm định khả năng vốn tài chính dự án: Đánh giá phân tích và tính toán tổng vốn đầu tư xây dựng công trình, và cơ cấu thu hồi vốn của dự án. Đánh giá nguồn vốn đầu tư. Chi phí bỏ ra và lợi nhuận mang lại khi đưa dự án vào sử dụng.

Bảng 3.7: Những sai sót được phát hiện trong khi thẩm định

Đơn vị: dự án

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017

Thẩm định sự cần thiết 28 30 32 29 31

Thẩm định kỹ thuật 34 37 28 31 34

Thẩm định yếu tố đầu vào 39 37 32 34 35

Thẩm định vị trí 40 43 37 45 41

Thẩm định QLDA 37 33 32 36 30

Thẩm định vốn 29 30 32 31 28

Nguồn: Phòng xây dựng thành phố Thái Nguyên

Trong quá trình thẩm định, nhiều sai sót trong quá trình lập dự án được phát hiện. Các cơ quan chức năng đã yêu cầu chủ đầu tư điều chỉnh để phù hợp với các quy định của nhà nước. Đối với các dự án xây dựng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, sai sót nhiều nhất đó là vị trí thực hiện dự án: các dự án xây dựng không đúng với khu vực được chỉ định, xây dựng vượt, sai lệch so với mốc giới…. Một sai sót khá phổ biến đối với các dự án đó là kỹ thuật thực hiện dự án. Chủ đầu tư với mong muốn giảm thiểu các chi phí trong quá trình đầu tư, chủ đầu tư lựa chọn các kỹ thuật cũ và lạc hậu, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến công trình như chất lượng công trình, thời gian thi công…. Điều này đã được cơ quan chức năng nhắc nhở phân tích cho chủ đầu tư, để chủ đầu tư có những thay đổi cần thiết tránh trường hợp xảy ra hậu quả nghiêm trọng khi thực hiện dự án. Thêm vào đó, một chỉ tiêu rất quan trọng đó là vốn đầu tư: các cơ quan chức năng với kỹ thuật chuyên môn và nghiệp vụ của mình đã đưa ra khuyến cáo về số lượng vốn cần thiết vì điều này liên hệ chặt chẽ về kỹ thuật thực hiện dự án, thời gian thi công….

* Trong quá trình thực hiện các dự án, công trình xây dựng phải chỉnh giấy phép

Nhằm thực hiện đúng các quy định của pháp luật, đối với các trường hợp có những thay đổi trong quá trình xây dựng, chủ đầu tư có thể xin thay đổi giấy phép để có thể tiếp tục xây dựng các công trình của mình.

Bảng 3.8: Những thay đổi giấy phép

Đơn vị: số dự án

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017

Thay đổi kiến trúc bên ngoài 57 60 63 54 58

Thay đổi vị trí, diện tích… 48 49 34 42 47

Điều chỉnh thiết kế bên trong 53 47 49 41 42

Nguồn: Phòng xây dựng thành phố Thái nguyên

Trong quá trình xây dựng, để phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như phù hợp hơn với chủ đầu tư. Chủ đầu tư có thể thay đổi công trình xây dựng của mình. Bên cạnh đó, đối với nhiều khu vực như khu dân cư mới, khu đô thị… để phù hợp với mỹ quan đô thị, nhiều công trình xây dựng cũng phải thay đổi so với thiết kế ban đầu: đây chủ yếu là thay đổi về kiến trúc bên ngoài, thay đổi về chiều cao công trình. Ngoài ra có một số trường hợp chủ đầu tư muốn thay đổi thiết kế bên trong, bố trí các phòng phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như chức năng của các phòng nên cần thay đổi thiết kế bên trong các công trình. Thay đổi vị trí chủ yếu để phù hợp với chỉ giới đường đỏ, phù hợp với quy hoạch và thực địa giữa đất xây dựng công trình và phần đất dành cho đường giao thông.

3.2.1.4. Kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động các doanh nghiệp xây dựng

Hiện nay, thị trường xây dựng rất phát triển trên địa bàn tỉnh Thái nguyên nói chung và trên địa bàn thành phố Thái nguyên nói riêng. Với sự tham gia đầu tư của nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh Thái nguyên, điều này đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên. Đây là cơ hội cho sự phát triển của thị trường xây dựng. Bên cạnh sự phát triển cũng là những vi phạm để các doanh nghiệp muốn tạo lợi thế cho doanh nghiệp mình, điều này bắt buộc các cơ quan chức năng cần có sự điều chỉnh nhất định, đảm bảo sự phát triển lành mạnh và công bằng giữa các doanh nghiệp.

Trong những năm qua, các cơ quan chức năng luôn thực hiện tốt công tác thanh tra và kiểm tra của mình nhằm sớm phát hiện các sai phạm của các doanh nghiệp để sớm đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời.

Bảng 3.9: Số lần thanh tra và kiểm tra

Đơn vị: số lần

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017

Thanh tra

Thanh tra cấp trên

Thanh tra UBNN thành phố

3 4 2 5 2 4 3 5 3 6 Kiểm tra Thường xuyên Đột xuất 8 5 9 9 10 8 8 12 9 11

Nguồn: Phòng Xây dựng thành phố Thái nguyên

Công tác thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp xây dựng được thực hiện một cách khá nghiêm túc, đúng với quy trình nhà nước quy định, đảm bảo hoạt động của các doanh nghiệp tốt.

Hằng năm, chính quyền địa phương kết hợp với các cơ quan chức năng như: Thanh tra tỉnh, thanh tra sở Xây dựng, sở Kế hoạch đầu tư...tổ chức các đợt thanh tra nhằm sớm phát hiện những sai phạm, không để tình trạng sai phạm tràn lan, ảnh hưởng lớn đến thị trường xây dựng và xã hội. Các đợt thanh tra đều có chủ trương rõ ràng, thanh tra trọng tâm trọng điểm nên thời gian thanh tra diễn ra nhanh chóng, không ảnh hưởng nhiều đến thời gian sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và doanh nghiệp diễn ra tốt. Đây là điều kiện tốt để các cơ quan thực hiện tốt trách nhiệm của mình, doanh nghiệp cũng thông qua các đợt thanh tra kiểm tra rút kinh nghiệm cho chính doanh nghiệp của mình.

Hiện nay, các cấp có chức năng thanh tra kiểm tra hoặc các đoàn kiểm tra nội bộ thường kiểm tra đột xuất để nhanh chóng phát hiện những sai

phạm, nếu kiểm tra thường xuyên thì các doanh nghiệp sẽ tìm cách che giấu mà các đơn vị kiểm tra không thể phát hiện ra được.

Bảng 3.10: Các hình thức xử lý sai phạm

Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 2014 2015 2016

Xử lý về kinh tế Tr.đồng 546 637 425 563 683

Xử lý về hành chính

Phạt sai phạm

Yêu cầu bằng văn bản

Tr.đồng Số vụ 75 8 83 6 62 9 73 11 96 10

Nguồn: phòng xây dựng thành phố Thái Nguyên

Các cơ quan chức năng với nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra đã hoạt động và làm tốt chức năng của mình. Trong quá trình kiểm tra đã phát hiện nhiều lỗi vi phạm của các doanh nghiệp. Tùy từng mức độ vi phạm khác nhau mà có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)