Tăng cường thanh tra, kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 80 - 89)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra

Thanh tra, kiểm tra là một trong những công cụ quan trọng của nhà nước trong việc quản lý các doanh nghiệp tại các địa phương, Trong quá trình thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng sớm phát hiện ra các sai phạm trong việc thực hiện kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Với các sai phạm cần có biện pháp chấn chỉnh kịp thời cũng như án xử lý kịp thời đối với các sai phạm đó. Bên cạnh đó, công tác thanh tra kiểm tra còn phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản ý nhà nước, từ đó nhanh chóng đưa ra những kiến nghị đối với các cấp chức năng. Vì vậy, công tác thanh tra kiểm tra cần được thực hiện một cách chính xác minh bạch và công khai. Sau một đợt thanh tra kiểm tra cần chỉ rõ những ưu điểm cần phát huy cũng như những công việc cần phải khắc phục sửa chữa. cán bộ thanh tra cũng cần phải hướng dẫn một cách cụ thể và nhiệt tình đối với các doanh nghiệp để các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Tại các đợt thanh tra kiểm tra cần phải có kế hoạch cụ thể. Cần phải xác định trọng tâm trọng điểm, không được lợi dụng việc thanh tra mà gây phiền hà và gián đoạn quá trình thực hiện của nhiều doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cán bộ thanh tra cần được nâng cao thường xuyên, nắm bắt sớm các thủ đoạn của những phương thức gian lận tại các doanh nghiệp. Cái mà hiện nay các doanh nghiệp tìm nhiều phương thức và thủ đoạn để cạnh tranh không lành mạnh, giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, vấn đề đạo đức của cán bộ thanh tra cũng cần được nâng cao, phát hiện sớm các vi phạm, không thiên vị, không vì lợi ích của bất kỳ cá nhân và tập thể nào nhưng bên cạnh đó cũng phải đưa ra các phương án giải quyết hợp tình hợp lý, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khắc phục và sửa chữa.

Các cơ quan thanh tra, kiểm tra cần tăng cường phối hợp giữa các cơ quan để giảm tình trạng chồng chéo lẫn nhau gây ảnh hưởng đến hoạt động tại các doanh nghiệp thanh tra, kiểm tra. Cần sử lý nghiêm minh những sai phạm

khi phát hiện để tình trạng vi phạm các quy định của nhà nước cần phải được cảnh báo cũng như có sức răn đe để các doanh nghiệp không tái phạm.

4.2.4. Thống nhất giữa các văn bản trong cơ chế quản lý doanh nghiệp

Hiện nay, nhiều văn bản còn có nhiều sự chèo chéo lần nhau gây ra rất nhiều khó khăn trong doanh nghiệp. Do vậy, vấn đề cấp bách hiện nay đó là tháo gỡ những khó khăn nay mà các doanh nghiệp đang gặp phải đó là:

-Các cơ quan nhà nước cần tập trung vào các quy định chưa hợp lý, gây khó khăn cho doanh nghiệp để xem xét lại để bãi bỏ hoặc có biện pháp khắc ngay với các yêu cầu của thị trường và của doanh nghiệp. Đây là vấn đề rất khó khăn đối với cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp. Nhiều trường hợp văn bản đưa ra không phù hợp với tình hình thực tế như: văn bản ưu đãi doanh nghiệp, cơ chế hành chính…nhưng chậm thay đổi đã gây thiệt hại không nhỏ đối với doanh nghiệp.

+ Quy trách nhiệm cho các cơ quan ra văn bản: đối với những văn bản không thực tế, gây thiệt hại nhiều cho doanh nghiệp và xã hội cần có chế tài xử lý đối với các cơ quan ra văn bản không để còn tình trạng không ai chịu trách nhiệm và người thiệt hại cuối cùng là doanh nghiệp.

+ Các cơ quan hành chính cần đưa ra thời gian xử lý những thắc mắc của các doanh nghiệp. Nhiều cơ quan hành chính đù đẩy trách nhiệm khi các văn bản hướng dẫn không rõ rang, lợi dụng những sai phạm từ trước mà không có những thay đổi kịp thời dẫn đến các sai phạm kéo dài mà cả doanh nghiệp và cơ quan quản ký không bên nào chịu bất kỳ những khiển trách hay xử lý nào. Thiệt hại cuối cùng đó là xã hội và người dân.

-Văn bản hướng dẫn phải hướng dẫn cụ thể và kịp thời. Các văn hướng dẫn thực hiện cần phải kiểm tra một cách chặt chẽ để các doanh nghiệp biết phương thức và cách thức thực hiện. Các văn bản hướng dẫn phải phù hợp với tình hình thực tế của mỗi địa phương, mỗi thị trường.

+ Sau khi nhận những phản ánh của các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước cần có những văn bản hướng dẫn, thời gian quy định trả lời cụ thể. Cũng cần quy trách nhiệm cho các đơn vị có trách nhiệm trả lời, nếu không trả lời đúng và đủ thì cần quy trách nhiệm và biện pháp xử lý đối với cơ quan đó và những cán bộ lãnh đạo đối với đơn vị đó.

+ Xây dựng cơ chế, hướng dẫn các doanh nghiệp có những văn bản và quy trình kiến nghị đối với các cơ quan có thẩm quyền. Các quy trình này cần hướng dẫn cụ thể, từng bước thực hiện để doanh nghiệp sớm có những kiến nghị đối với các văn bản không phù hợp với tình hình thực tế. Kiến nghị đúng cơ quan chức năng, kiến nghị đủ những vướng mắc đây là những vấn đề cấp bách mà các doanh nghiệp cần thực hiện.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn có nhiều phát triển đã đóng góp rất lớn vào ngân sách nhà nước, giải quyết được nhiều lao động trên địa bàn. Nhưng bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp vi phạm về các quy định nhà nước gây thiệt hại cho nhà đầu tư và cho xã hội. Bởi vậy, việc cần thiết hiện nay đó là nâng cao quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Thái nguyên.

Đứng trước thực trạng như vậy tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Thái nguyên”. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp xây dựng. Từ cơ sở lý thuyết đó, tác giả xem xét quá trình quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tác giả cũng đã chỉ ra các nhân tố tác động đến quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp xây dựng. Từ đó, thấy được những kết quả đạt được cũng như những kết quả chưa đạt được. Trước thực trạng như vậy, tác giả đã đề xuất ra một số giải pháp nâng cao quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Thái nguyên: thứ nhất: Nâng cao trình độ cán bộ quản lý, thứ hai: Áp dụng công nghệ thông tin và phối

hợp giữa các cơ quan chức năng, thứ ba: Tăng cường thanh tra, kiểm tra,

thứ tư: Thống nhất giữa các văn bản trong cơ chế quản lý doanh nghiệp.

Thông qua luận văn của mình, tác giả mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Thái nguyên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Bá Cẩn (2012), Giáo trình Phân tích và quản lý dự án đầu tư, NXB Giáo dục.

2. Hair & ctg (1998), Multivariate Data Analysis, Prentice-Hall International.

3. Nunnally and Bernstein (1994), Psychometric theory.

4. Đỗ Văn Linh (2014) Luận văn “Quản lý nghĩa vụ đóng thuế đối với các doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn trên địa bàn thành phố Hải Phòng”. 5. Nguyễn Thị Hoa Mai (2012), Luận văn “Tăng cường quản lý lao động

tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa tỉnh Hà Nam”.

6. Nguyễn Hoàng Năm (2011), “Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Tạp chí Quản lý kinh tế.

7. Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu (2005), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội

8. Đồng Thị Thanh Phương (2012), Luận văn “Hoàn thiện quy trình quản lý các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Định”.

9. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu với SPSS.

10. Lê Xuân Trường (2014), Giáo trình quản lý thuế, NXB Tài Chính.

11. Võ Thị Tuyết (2013), Giáo trình “Quản trị doanh nghiệp”, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội.

12. Trang Thị Tuyết (2004), Giáo trình quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực về kinh tế. NXB Chính trị Quốc Gia.

13. Báo cáo của thành phố Thái Nguyên về tình hình hoạt động của các Doanh nghiệp 2013, 2014, 2015, 2016, 2017.

14. Báo cáo Cục thuế Thái Nguyên về tình hình đóng thuế của các doanh nghiệp 2013, 2014, 2015, 2016, 2017.

16. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên và Niên giám thống kê thành phố Thái Nguyên 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, Nxb Thái Nguyên.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2016.

18. Luật doanh nghiệp 2005, 2014. 19. Luật Lao động 2012.

20. Trang web của Chính phủ: www.chinhphu.vn; 21. Trang web: www.voer.edu.vn.

PHỤ LỤC

PHIẾU PHỎNG VẤN

Tôi tên là Lục Hà Trang hiện đang là học viên cao học tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Nay tôi làm luận văn của mình với tên đề tài “ Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên”. Trong đề tài có sử dụng một số câu hỏi để xem xét đánh giá về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, rất mong được sự ủng hộ của ông bà để tôi hoàn thành luận văn của mình. Xin chân thành cảm ơn ông bà

Họ và tên: ...

Địa chỉ công tác: ...

Chức vụ: ...

Giới tính: ...

Tuổi: ... Xin ông bà vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình qua các phát biểu dưới bằng tích vào các ô thích hợp từ 1 đến 5 1: Rất không đồng ý 2: Không đồng ý 3: Bình thường 4: Tốt 5: Rất tốt STT

hóa Nội dung (1) (2) (3) (4) (5)

1. Điều kiện tư nhiên, kinh tế xã hội địa phương

1.1 TN1 Ít bị thiên tai ảnh hưởng đến công trình xây dựng

STT

hóa Nội dung (1) (2) (3) (4) (5)

1.3 TN3 Đường xá thuận tiện để đi lại và mua nguyên vật liệu

1.4 TN4 Trình độ dân trí phát triển

1.5 TN5 Thu nhập người dân tăng cao, tạo điều kiện mở rộng thị trường

1.6 TN6 Dễ ràng tuyển được lao động có kỹ thuật cao

Trình độ, đạo đức của cán bộ quản lý

2.1 CB1 Cán bộ luôn nắm chắc chuyên môn 2.2 CB2 Luôn giải đáp nhiệt tình và thỏa mãn

các câu hỏi của cán doanh nghiệp 2.3 CB3 Luồn thực hiện đúng chức trách

nhiệm vụ của mình

2.4 CB4 Không lợi dụng chức quyền để gây khó dễ đối với doanh nghiệp

2.5 CB5 Luôn quan tâm và lắng nghe ý kiến

Luật pháp, chính sách và cơ chế

3.1 CS1 Nhiều chính sách pháp luật ưu đãi 3.2 CS2 Chính sách đa dạng và thông thoáng 3.3 CS3 Cơ chế đơn giản, ít thủ tục hành chính 3.4 CS4 Bộ máy quản lý gọn nhẹ, ít phức tạp 3.5 CS5 Cơ chế, chính sách luôn điều chỉnh

STT

hóa Nội dung (1) (2) (3) (4) (5)

Áp dụng công nghệ thông tin và phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp xây dựng

4.1 PH1 Nhiều bộ phận quản lý doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ thông tin, giảm thời gian thủ tục hành chính 4.2 PH2 Chính sách, quy trình thủ tục công

khai trên các trang Web của cơ quan quản lý

4.3 PH3 Các cơ quan quản lý phối hợp chặt chẽ nhau

4.4 PH4 Ít tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan

4.5 PH5 Các cơ quan luôn cải thiện thủ tục hành chính để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp

Động cơ của chính các doanh nghiệp xây dựng

5.1 DC1 Doanh nghiệp am hiểu luật pháp 5.2 DC2 Doanh nghiệp xây dựng quản lý tốt 5.3 DC3 Doanh nghiệp luôn tuân thủ quy

định của pháp luật

5.4 DC4 Văn hóa doanh nghiệp xây dựng và được thực hiện tốt

Đánh giá của văn bản ban hành, phổ biến và hướng dẫn thực hiện văn bản pháp luật

6.1 BH1 Văn bản ban hành sát với tình hình thực tế

STT

hóa Nội dung (1) (2) (3) (4) (5)

6.3 BH3 Các văn bản được phổ biến rộng rãi 6.4 BH4 Nhiều lớp tập huấn để giải đáp thắc mắc 6.5 BH5 Các kiến nghị được lắng nghe và có

câu trả lời sớm

Đánh giá về thanh tra, kiểm tra

7.1 TK1 Thường xuyên thanh tra kiểm tra 7.2 TK2 Thanh tra, kiểm tra luôn làm đúng

quy trình, đúng trình tự

7.3 TK3 Sai phạm được sớm phát hiện và có biện pháp khắc phục

7.4 TK4 Cán bộ thanh tra kiểm tra không nhũng nhiễu, đòi hỏi

7.5 TK5 Không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp

7.6 TK6 Cán bộ hướng dẫn nhiệt tình để doanh nghiệp không tái phạm

7.7 TK7 Thanh tra, kiểm tra công khai minh bạch

Ông bà cho biết đánh giá của mình về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên như thế nào?

(1) Rất không tốt

 (2) Không tốt

 (3) Bình thường

 (4) Tốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 80 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)