5. Kết cấu của luận văn
3.2.3 Đánh giá chung về QLNN đối với các doanh nghiệp xây dựng trên
bàn thành phố Thái Nguyên
3.2.3.1. Đánh giá kết quả QLNN đối với doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Thái nguyên
Trong những năm qua, công tác quản lý các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Thái nguyên đã đạt được một số kết quả nhất định. Điều này đã góp phần xây dựng thị trường xây dựng trên địa bàn ngày càng phát triển.
Bảng 3.26: Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017
Tỷ lệ vi phạm (%) 21 20 22 19 18
Số tiền phạt TB doanh nghiệp
vi phạm (triệu đồng) 65 70 54 50 48
Số tiền đóng góp ngân sách
tăng thêm (tỷ đồng) 51,3 70,2 87,5 95,4 106,5 Số lượng lao động tăng thêm
(người) 86 1161 124 1217 237
Công tác quản lý các doanh nghiệp đã có nhiều thay đổi, tỷ lệ doanh nghiệp vi phạm có xu hướng giảm xuống, đây là kết quả của công tác tuyên truyền đối với các doanh nghiệp kết hợp với việc thanh tra kiểm tra thường xuyên sớm phát hiện các vi phạm để có các biện pháp xử lý vừa mang tính dăn đe, vừa ngăn chặn sớm các thiệt hại cho xã hội.
Số tiền phạt trung bình các doanh nghiệp vi phạm cũng có xu hướng giảm xuống. Điều này chứng tỏ công tác quản lý cũng đã tốt hơn so với trước đây. Số tiền đóng góp vào ngân sách cũng tăng thêm đáng kể. Thêm vào đó là số lượng lao động tăng thêm, giải quyết được công ăn việc làm của nhiều lao động trên địa bàn. Thêm vào đó, khi các công trình thi công các doanh nghiệp này đã thuê thêm nhiều lao động ngoài, lao động thời vụ. Như lao động nông thôn trong thời giản nhàn dỗi, điều này đã góp phần nâng cao thu nhập người dân trong khu vực.
3.2.3.2. Những kết quả đạt được
Thứ nhất: xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch phù hợp với tính hình thực tế. Dựa trên tình hình phát triển của các doanh nghiệp và địa phương, các cơ quan chức năng đã xây dựng chiến lược phù hợp với tình hình thực tế nhằm đưa ra các biện pháp quản lý trở lên hiệu quả hơn. Điều tiết phát triển các doanh nghiệp cũng như tạo môi trường đầu tư hiệu quả và cạnh tranh hơn.
Thứ hai: Các văn bản cơ bản đáp ứng nhu cầu quản lý đối với doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý đã kịp thời ban hành, kịp thời hướng dẫn các doanh nghiệp, hướng dẫn cơ quan cấp dưới thực hiện nghiêm túc cũng như đúng với chủ trương chính sách của nhà nước. Cơ chế chính sách thông thoáng và ngày càng được phù hợp với tình hình phát triển của thị trường.
Thứ ba: Công tác thẩm định và điều chỉnh giấy phép được thực hiện nhanh, giảm thời gian hành chính. Các phòng chức năng luôn làm tốt công tác thẩm định: đánh giá tốt công tác pháp lý, thẩm định các phương án về tài
chính, phương án sản xuất, cũng như đánh giá đúng và chính xác tác động kinh tế - xã hội. Đối với các dự án cần điều chỉnh đã được điều chỉnh kịp thời cho nhà đầu tư.
Thứ tư: Hoạt động kiểm tra giám sát hoạt động của doanh nghiệp xây dựng đảm bảo đúng với chức năng và nhiệm vụ. Thông qua hoạt động kiểm tra giám sát đã sớm phát hiện sai phạm của các doanh nghiệp, cũng như đảm bảo các doanh nghiệp thực thi các văn bản pháp lý và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định của nhà nước.
Thứ năm: Quản lý thuế ngày càng linh hoạt, đóng góp cho ngân sách địa phương ngày càng nhiều. Các cơ quan chức năng đặc biệt là cơ quan thuế ngày càng kiểm soát chặt chẽ, các hình thức xử lý các doanh nghiệp có tính răn đe và cũng như giáo dục hiểu thêm về lợi ích đóng thuế.
Thứ sáu: Quản lý về lao động và tiền lương ngày càng hiệu quả. Tiền lương của người lao động càng tăng, đáp ứng ngày càng tốt cho nhu cầu đời sống của người lao động. Đảm bảo các doanh nghiệp trả lương đúng và đủ cho người lao động.
3.2.3.3. Những hạn chế, yếu kém
Thứ nhất: Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch chưa cụ thể chi tiết. Điều này dẫn đến việc thực hiện chưa được cụ thể, chi tiết. Đặc biệt là đưa ra được biện pháp hiệu quả để quản lý tốt các doanh nghiệp xây dựng.
Thứ hai: Nhiều chính sách ban hành còn chồng chéo, gây khó khăn trong việc thực hiện các văn bản pháp luật của doanh nghiệp. Nhiều văn bản quản lý chồng chất, không thất nhất. Do vậy, doanh nghiệp việc thực hiện mất nhiều thời gian và cần sự hướng dẫn của các cơ quan quản lý.
Thứ ba: Thẩm định chưa sát với thực tế nên việc cấp phép cho nhiều dự án sai phạm. Thêm vào đó quá trình thẩm định cũng như điều chỉnh giấy phép mất nhiều thời gian.
Thứ tư: Nhiều doanh nghiệp vẫn trây ì, chưa thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ đóng thuế. Nhiều doanh nghiệp chưa thực sự nhận thức vai trò cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp với nghĩa vụ đóng thuế. Quy trình kiểm soát nợ chưa chặt chẽ.
Thứ năm: tiền lương của doanh nghiệp xây dựng đã được cải thiện nhưng chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của người lao động. Doanh nghiệp luôn muốn giảm chi phí cho người lao động để tăng lợi nhuận.
3.2.3.4. Những nguyên nhân của hạn chế, yếu kém
Thứ nhất: Năng lực cán bộ tuy có thay đổi nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc: Hiện nay, khoa học công nghệ ngày càng thay đổi, nếu năng lực của cán bộ quản lý mà không cập nhật kịp thì rất khó có thể quản lý được các doanh nghiệp. Đây là đòi hỏi cấp bách đối với các cán bộ quản lý các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Thái nguyên. Nhiều công nghệ, nhiều cách thức gian lận của các doanh nghiệp mà cán bộ quản lý vẫn chưa có nhiều cách thức để ngăn chặn.
Thứ hai: áp dụng công nghệ thông tin và thiếu sự liên kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Một trong những gây khó khăn và cản trở sự phát triển của các doanh nghiệp, gây ra mất nhiều thời gian đó là sự liên kết giữa các cơ quan. Thủ tục hành chính thì rườm ra, không linh hoạt. Bên cạnh đó là áp dụng công nghệ thông tin còn thấp nên nhiều văn bản và giấy tờ các doanh nghiệp vẫn phải đến tận các cơ quan để khai báo.
Thứ ba: thanh tra kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên: Sai phạm vẫn diễn ra phổ biến, nhiều doanh nghiệp đã bị sử phát đã được nhắc nhở nhưng vẫn tiếp tục sai phạm. Thêm vào đó là sự thanh tra kiểm tra còn lỏng lẻo, có một bộ phận cán bộ suy thoái về đạo đức đã bỏ qua những vi phạm của doanh nghiệp để đem lại lợi ích cho bản thân.
Thứ tư: các văn bản quản lý còn nhiều chồng chéo, gây khó khăn trong việc thực hiện các quy định của nhà nước. Hiện nay các văn bản hướng dẫn còn nhiều điểm cần khắc phục như: có sự giao thoa giữa sở kế hoạch đầu tư và sở tài nguyên môi trường về mặt bằng đất đai mà các doanh nghiệp thuê, hay nhiều văn bản vẫn chưa thống nhất giữa sở xây dựng và sở kế hoạch đầu tư…
Chương 4
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QLNN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 4.1. Định hướng và mục tiêu QLNN đối với doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
4.1.1. Định hướng
-Lấy căn cứ phát triển kinh tế xã hội làm cơ sở phát triển doanh nghiệp xây dựng. Cần phát triển thị trường xây dựng cũng như quy mô phát triển các doanh nghiệp xây dựng cần dựa trên sự phát triển của xã hội. Đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp tương xứng với sự phát triển của xã hội.
-Đẩy mạnh công nghệ thông tin vào quản lý doanh nghiệp. Hiện nay khi công nghệ thông tin phát triển, các doanh nghiệp cũng như các cơ quan nhà nước cần áp dụng mạnh mẽ hơn nữa công nghệ thông tin để giảm thời gian cũng như tiết kiệm chi phí cho cả doanh nghiệp và cơ quan nhà nước.
-Tăng cường liên kết giữa các cơ quan. Để quản lý được tốt cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn. Giảm thời gian và các thủ tục hành chính. Tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp hoàn thành được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với nhà nước.
-Thường xuyên rà soát và kiểm tra để giảm các thủ tục hành chính. Đây là một khâu cần thiết để tinh giảm bộ máy hành chính. Giảm thủ tục không cần thiết mà vẫn hoàn thành nhiệm vụ.
4.1.2. Mục tiêu
Để ngày càng hoàn thiện hơn trong quá trình quản lý doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Thái nguyên. Mục tiêu cũng cần phải phù hợp với tình hình thực tế cũng như thể hiện sự phát triển trong quá trình quản lý đó.
Nâng cao mức độ hài lòng của các doanh nghiệp: Mức độ hài lòng của các doanh nghiệp hiện nay chỉ nằm trong khoảng 50% đến 55%, mục tiêu đặt ra đó là đến năm 2020 mức độ hài lòng của doanh nghiệp đạt trên 65%.
Giảm tỷ lệ sai phạm xuống: yêu cầu lớn nhất đối với công tác quản lý doanh nghiệp đó là giảm được tỷ lệ sai phạm xuống 19% đến năm 2020.
Giảm thời gian các thủ tục hành chính. Hiện nay thủ tục hành chính vẫn còn nhiều dào cản để các doanh nghiệp tiếp cận hoàn thành các nghĩa vụ của mình đối với nhà nước. Nhưng thời gian vẫn mất nhiều nên thời gian giảm 20% đến năm 2020.
Số lượng doanh nghiệp được tiếp cận các ưu đãi ngày càng nhiều hơn. Nó là đòn bẩy phát triển thị trường xây dựng cũng như phát triển doanh nghiệp.
4.2. Giải pháp tăng cường QLNN đối với doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên bàn thành phố Thái Nguyên
4.2.1. Nâng cao trình độ cán bộ quản lý
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ thì ngành xây dựng cũng đã gặt hát được nhiều thành tích. Do vậy, để quản lý được tốt các doanh nghiệp xây dựng các cán bộ nhà nước cũng cần phải nâng cao trình độ để đáp ứng với nhu cầu phát triển cầu xã hội.
- Thường xuyên cử cán bộ đi học tập, tập huấn tại các trung tâm khoa học trong lĩnh vực xây dựng như các trường đại học Xây dựng, Bách khoa, Công nghiệp…nơi đây các chuyên gia sẽ cập nhật những kiến thức mới nhất cho các cán bộ, đồng thời giải đáp các thắc mắc mà các cán bộ gặp phải.
- Bên cạnh cử các cán bộ học tập các trung tâm đào tạo trong nước. Có thể cử cán bộ đi học tập bằng cách tham gia các buổi tập huấn…tại nước ngoài. Đây là cơ hội tốt để cán bộ học tập và tìm hiểu những kiến thức khoa học mới, những công nghệ tiên tiến mà các nước đang áp dụng.
- Tổ chức cán buổi giao lưu và gặp gỡ các chuyên gia, các nhà quản lý…vì tại các buổi làm việc này, cán bộ cũng có thể trao đổi trực tiếp với các chuyên gia về các lĩnh vực mà mình quan tâm cũng như hiểu được các vướng mắc mà các doanh nghiệp gặp phải. Từ đó đưa ra được phương hướng giải quyết các vấn đề khó khăn.
- Thường xuyên ra soát đánh giá năng lực công việc. Nếu phát hiện các cán bộ có trình độ chuyên môn thấp cần phải lập danh sách để đi học, nâng cao trình độ. Trong trường hợp sau khi đào tạo mà vẫn không có nhiều thay đổi trong chuyên môn thì có thể chuyển sang bộ phận khác phù hợp hơn với trình độ và khả năng của cán bộ đó.
Ngoài những việc nâng cao về trình độ chuyên môn thì cần phải nâng cao đạo đức của chính các cán bộ này.
+ Tại các trụ sở làm việc có thể lấy ý kiến của người dân. Đây cũng là cơ sở để bình xét cán bộ. Nếu cán bộ nào người dân đánh giá kém thì có thể thuyên chuyển công tác sang bộ phận khác phù hợp hơn. Và nó cũng là căn cứ để thưởng và xem xét thành tích những cán bộ có năng lực phẩm chất tốt trong công việc.
+ Cần thường xuyên thanh tra, kiểm tra chính cán bộ của mình. Bằng các biện pháp nghiệp vụ để thanh tra kiểm tra đột xuất để có thể đánh giá đúng nhất trách nhiệm và thái độ cán bộ trong việc xử lý các công việc với cán bộ thực hiện chức trách nhiệm vụ của mình.
+ Lấy ý kiến của doanh nghiệp. Tại các trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước cần có đường dây nóng. Đây là kênh thông tin để các doanh nghiệp có thể phản ánh tình hình cán bộ tớ lãnh đạo cấp trên. Từ đó cấp trên có thể xem xét đánh giá cán bộ của mình. Thông qua đường dây nóng, cấp trên biết được những cán bộ nào thực hiện tốt nhiệm vụ, làm tốt công tác và được người dân đánh giá cao. Những cũng thông qua đường dây nóng, thấy được cán bộ nhũng nhiễu gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. Đây là căn cứ để quyết định các hình thức xử lý đảm bảo lòng tin của người dân đối với các cấp chính quyền địa phương.
4.2.2. Áp dụng công nghệ thông tin và phối hợp giữa các cơ quan chức năng
Hiện nay, công nghệ thông tin rất phát triển, số lượng người dung internet tăng cao nhất là các vùng thành thị. Các doanh nghiệp cũng bắt đầu
đầu tư nhiều vào công nghệ thông tin để quản lý tốt hơn cho doanh nghiệp của mình. Chính vì vậy, trong quá trình quản lý các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp xây dựng, các cơ quan chức năng cũng cần áp dụng hơn nữa công nghệ thông tin để các doanh nghiệp có thể kê khai qua mạng: điều này giúp giảm thời gian và giảm chi phí cho doanh nghiệp. Để làm được việc này thì cơ quan chức năng cần thiết lập các trang web của mình khoa học, công bố các thông tin và văn bản quản lý nhà nước lên web của cơ quan mình. Thêm vào đó, các cơ quan cần có những đợt tập huấn cho các doanh nghiệp biết và sử dụng các phần mềm chuyên dụng, kho dữ liệu thông tin và có khả năng tự cập nhật những văn bản chính sách nhà nước đang áp dụng.
Hiện nay, sự phối hợp giữa các cơ quan vẫn là vấn đề cần quan tâm của các doanh nghiệp. Nhiều cơ quan chức năng muốn né tránh việc nên đã đùn đẩy trách nhiệm cho các cơ quan khác nên gây tốn thời gian, tốn chi phí. Bởi vậy, chính quyền địa phương cần phải thực hiện một số việc như sau:
Hoàn thiện quy trình quản lý: đây là một trong những việc rất quan trọng vì nó liên quan đến nhiều cấp ngành địa phương. Với quy trình hợp lý và chặt chẽ giúp việc quản lý sẽ hiệu quả hơn. Để làm việc này, chính quyền địa phương cần thu thập ý kiến của các doanh nghiệp, lắng nghe ý kiến để thấy được các vướng mắc mà các doanh nghiệp gặp phải mà tìm cách khắc phục.
Hoàn thiện kho dữ liệu: các cơ quan chức năng trong quá trình quản lý cần nhiều thông tin của doanh nghiệp, nên yêu cầu cần có kho dữ liệu đầy đủ và chi tiết: điều này giảm được thời gian cung cấp thông tin của doanh nghiệp và các cơ quan chức năng có thể chủ động trong việc quản lý của mình.
Quy định quyền hạn và trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị: đây là việc làm cần thiết, chính quyền ra soát và kiểm tra một cách chặt chẽ các đơn vị. Với những biểu hiện lẩn tránh việc, không hợp tác tốt giữa các cơ quan thì có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng để lâu dẫn đến doanh nghiệp khó có thể thực hiện tốt nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của mình.
4.2.3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra
Thanh tra, kiểm tra là một trong những công cụ quan trọng của nhà nước