5. Kết cấu của luận văn
4.2.1. Nâng cao trình độ cán bộ quản lý
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ thì ngành xây dựng cũng đã gặt hát được nhiều thành tích. Do vậy, để quản lý được tốt các doanh nghiệp xây dựng các cán bộ nhà nước cũng cần phải nâng cao trình độ để đáp ứng với nhu cầu phát triển cầu xã hội.
- Thường xuyên cử cán bộ đi học tập, tập huấn tại các trung tâm khoa học trong lĩnh vực xây dựng như các trường đại học Xây dựng, Bách khoa, Công nghiệp…nơi đây các chuyên gia sẽ cập nhật những kiến thức mới nhất cho các cán bộ, đồng thời giải đáp các thắc mắc mà các cán bộ gặp phải.
- Bên cạnh cử các cán bộ học tập các trung tâm đào tạo trong nước. Có thể cử cán bộ đi học tập bằng cách tham gia các buổi tập huấn…tại nước ngoài. Đây là cơ hội tốt để cán bộ học tập và tìm hiểu những kiến thức khoa học mới, những công nghệ tiên tiến mà các nước đang áp dụng.
- Tổ chức cán buổi giao lưu và gặp gỡ các chuyên gia, các nhà quản lý…vì tại các buổi làm việc này, cán bộ cũng có thể trao đổi trực tiếp với các chuyên gia về các lĩnh vực mà mình quan tâm cũng như hiểu được các vướng mắc mà các doanh nghiệp gặp phải. Từ đó đưa ra được phương hướng giải quyết các vấn đề khó khăn.
- Thường xuyên ra soát đánh giá năng lực công việc. Nếu phát hiện các cán bộ có trình độ chuyên môn thấp cần phải lập danh sách để đi học, nâng cao trình độ. Trong trường hợp sau khi đào tạo mà vẫn không có nhiều thay đổi trong chuyên môn thì có thể chuyển sang bộ phận khác phù hợp hơn với trình độ và khả năng của cán bộ đó.
Ngoài những việc nâng cao về trình độ chuyên môn thì cần phải nâng cao đạo đức của chính các cán bộ này.
+ Tại các trụ sở làm việc có thể lấy ý kiến của người dân. Đây cũng là cơ sở để bình xét cán bộ. Nếu cán bộ nào người dân đánh giá kém thì có thể thuyên chuyển công tác sang bộ phận khác phù hợp hơn. Và nó cũng là căn cứ để thưởng và xem xét thành tích những cán bộ có năng lực phẩm chất tốt trong công việc.
+ Cần thường xuyên thanh tra, kiểm tra chính cán bộ của mình. Bằng các biện pháp nghiệp vụ để thanh tra kiểm tra đột xuất để có thể đánh giá đúng nhất trách nhiệm và thái độ cán bộ trong việc xử lý các công việc với cán bộ thực hiện chức trách nhiệm vụ của mình.
+ Lấy ý kiến của doanh nghiệp. Tại các trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước cần có đường dây nóng. Đây là kênh thông tin để các doanh nghiệp có thể phản ánh tình hình cán bộ tớ lãnh đạo cấp trên. Từ đó cấp trên có thể xem xét đánh giá cán bộ của mình. Thông qua đường dây nóng, cấp trên biết được những cán bộ nào thực hiện tốt nhiệm vụ, làm tốt công tác và được người dân đánh giá cao. Những cũng thông qua đường dây nóng, thấy được cán bộ nhũng nhiễu gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. Đây là căn cứ để quyết định các hình thức xử lý đảm bảo lòng tin của người dân đối với các cấp chính quyền địa phương.