5. Cấu trúc của luận văn
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ Bưu chính chuyển phát trong nước
1.2.2.1. Kinh nghiệm của Đà Nẵng
So với mặt bằng chung của cả nước, các chỉ tiêu về bưu chính như bán kính phục vụ, mật độ phục vụ bình quân đạt ở mức cao. Mạng lưới bưu chính rộng khắp, cung cấp nhiều dịch vụ bưu chính đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận dịch vụ, đồng thời đáp ứng khá tốt nhu cầu sử dụng của người dân. Tốc độ tăng trưởng nhanh, nhất là đối với các dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ tài chính (chuyển tiền, tiết kiệm bưu điện).
Mạng lưới rộng khắp, các loại hình dịch vụ đa dạng, phong phú. Tốc độ tăng trưởng nhanh; tỷ lệ sử dụng dịch vụ tương đối cao, hầu hết các chỉ tiêu của thành phố đều cao hơn mức bình quân chung của cả nước.
Kết quả trên có nguyên nhân từ việc xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch phát triển bưu chính trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, đồng thời ban hành những chủ trương cơ chế chính sách đúng đắn, thể hiện sự khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia thị trường chuyển phát, phát hành báo chí; hỗ trợ phát triển dịch vụ bưu chính công ích; vốn đầu tư từ ngân sách chủ yếu đầu tư cho phát triển các dịch vụ công ích và phục vụ sự chỉ đạo
trong thành phố thông qua huy động tiềm năng của các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển hạ tầng bưu chính. Vốn đầu tư nước ngoài được coi là một phần quan trọng trong cơ cấu vốn đầu tư, phát triển viễn thông. Đà Nẵng đã thúc đẩy huy động mọi nguồn lực nhàn rỗi trong xã hội, thực hiện cơ chế giảm cước cho khu vực nông thôn, thúc đẩy phát triển thuê bao, cước phí cho các nhiệm vụ liên quan đến an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai, bão lụt. Nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá dịch vụ và chất lượng phục vụ; tập trung hoàn thiện và nâng cao năng lực của các cán bộ quản lý về bưu chính và an toàn an ninh thông tin; bảo đảm sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn; giám sát chặt chẽ hoạt động cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp, đặc biệt là về cung cấp các dịch vụ công ích; tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bưu chính.
1.2.2.2. Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là tỉnh giáp Phú Thọ và có những đặc điểm tương đồng để Phú Thọ có thể trao đổi tham khảo học tập trong thực hiện nhiệm vụ phát triển dịch vụ bưu chính trên địa bàn. Vĩnh Phúc là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển dịch vụ bưu chính tương đối nhanh. Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc ở thời điểm tái lập tỉnh (01/01/1997) doanh thu toàn ngành chỉ khoảng 14 tỷ đồng, hầu như cơ sở hạ tầng phải xây dựng mới từ đầu. Công tác quản lý nhà nước về bưu chính trên địa bàn còn nhiều bất cập, chưa tách bạch giữa quản lý nhà nước và sản xuất kinh doanh. Giá dịch vụ cao và người dân không có quyền lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ... Sau 10 năm, với hàng loạt cơ chế chính sách mới tỉnh đã tạo nên một thị trường bưu chính sôi động với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, nhiều thành phần kinh tế, tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ. Giá cước giảm mạnh, chất lượng dịch vụ tốt, người dân có quyền lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ.
Mạng lưới bưu chính phát triển rộng khắp với công nghệ hiện đại, độ phủ tốt, chất lượng cao, khả năng tiếp cận dịch vụ dễ dàng. Từ chỗ chỉ có một nhà cung cấp dịch vụ duy nhất, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 5 nhà cung cấp dịch vụ bưu chính. Sở Bưu chính viễn thông Vĩnh Phúc được thành lập và đi vào hoạt động đầu tiên trong cả nước, kể từ khi thành lập Sở đã tham mưu với Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản định hướng, chỉ đạo và quản lý phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông. Chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh đã khẳng định được vai trò, vị trí của “người trọng tài” trong việc phát huy nội lực của quá trình hợp tác, tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến trình ứng dụng và phát triển công nghệ. Mười năm qua, cùng với sự phát triển vượt bậc về mọi mặt của tỉnh, ngành bưu chính Vĩnh Phúc đã thực sự lột xác cả về cơ sở hạ tầng lẫn các loại hình dịch vụ. Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển đa dạng, phong phú cả về số lượng và chất lượng.
Tinh thần, thái độ phục vụ tốt hơn, doanh thu không ngừng tăng cao, nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước thực hiện tốt…Đến nay 100% số thôn đã có điện thoại và báo đến trong ngày. Các dịch vụ bưu chính mới...tăng nhanh. Doanh thu dịch vụ bưu chính đạt trên 200 tỷ đồng, gấp 28,6 lần năm 1997, tăng hơn 60% so với năm 2005... Chặng đường 10 năm qua, ngành bưu chính Vĩnh Phúc đã lớn mạnh đột biến cả về “lượng” và “chất”. Những thành tựu đã đạt được và những bài học kinh nghiệm quí báu rút ra từ sự phát triển bưu chính ở Vĩnh Phúc là rất cần thiết áp dụng vào điều kiện của Bưu điện tỉnh Phú Thọ nhằm phát triển có hiệu quả dịch vụ bưu chính ở Phú Thọ.
1.2.2.3. Kinh nghiệm của Chuyển phát nhanh DHL Việt Nam
Là một trong những hãng chuyển phát nhanh ra đời sớm và có vị thế quốc tế uy tín, DHL Việt Nam đã nhanh chóng khai thác nhu cầu vận chuyển, chuyên chở hàng hoá, bưu kiện và chứng từ của thị trường Việt Nam từ năm 1998 với 300 nhân viên khởi đầu. Cho đến nay, hệ thống chuyển phát nhanh
Hà Nội, 3 trung tâm giao dịch, 4 trạm trung chuyển và hơn 10 điểm cung cấp dịch vụ với hơn 1.000 nhân viên, 56.400m2 nhà kho, 37 cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ cho hơn 7.000 khách hàng với hơn 1,5 tỷ chuyến hàng mỗi năm.
Để tăng cường nguồn lực cho thị trường chuyển phát nhanh qua đường hàng không tại Việt Nam, DHL liên tục đầu tư các hang mục: Nâng cấp công suất vận chuyển hàng hoá đường hàng không tại châu Á, bao gồm Việt Nam; xây dựng trạm trung chuyển Long An, có khả năng xử lý 80.000 lô hàng một năm. Đáp ứng được nhu cầu về xuất, nhập khẩu hàng hoá đang ngày một lớn ở khu vực miền Tây; 10 tỷ (VNĐ) xây dựng trung tâm khai thác mới tại Đà Nẵng; Khai trương chuyến bay trực tiếp từ TP.HCM đi Hồng Kông với việc sử dụng loại máy bay chuyên chở hàng B727F, có khả năng chở 22 tần hàng hoá mỗi chuyến, tần suất 5 chuyến/tuần; Đầu tư các hạng mục khác tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM, các trung tâm dịch vụ và đội xe vận chuyển tại Việt Nam.
Nội dung dịch vụ chính của DHL tại thị trường Việt Nam bao gồm các hoạt động: chuyển phát nhanh bưu phẩm, hàng hoá, chứng từ… tới tận tay địa chỉ khách hàng trong thời gian ngắn nhất và mức chi phí tiết kiệm nhất. Năm 2015, để tập trung phát triển chuyên sâu hơn nữa dịch vụ chuyển phát nhanh tại thị trường Việt Nam, DHL cung cấp tiện ích tracking cho phép các công ty, doanh nghiệp giám sát từ xa phương tiện, hàng hoá của mình thông qua hệ thống định vị toàn cầu GPS kết hợp hệ thống thông tin địa lý GIS. Dịch vụ này nhằm giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng giám sát và điều phối hoạt động chuyên chở.