3.3.2 .Thực trạng phát triển kinh tếở cáckhu đô thị dulịch biển bền vững
4.1.1. Định hướng phát triển cáckhu đô thị dulịch biển tại huyện Vân Đồn,
4.1. Định hướng phát triển các khu đô thị du lịch biển tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
4.1.1. Định hướng phát triển các khu đô thị du lịch biển tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh
Quyết định số 786/QĐ-TTg ngày 31/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển KT-XH khu kinh tế Vân Đồn nêu rõ: Đến năm 2015, tập chung đầu tư hình thành đô thị trung tâm Cái Rồng loại III.
Quyết định số 1296/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính Phủ về việc Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 xác định Vân Đồn sẽ trở thành:
Khu kinh tế phát triển nhanh làm cơ sở vững chắc cho việc giao thương kinh tế của Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế.
Khu kinh tế sẽ thực hiện có hiệu quả việc phát triển hướng mạnh ra biển theo Chiến lược biển Quốc gia.
Sẽ xây dựng hoàn chỉnh Khu kinh tế hiện đại sau 10 -15 năm (có khu thuế quan và khu phi thuế quan) để trở thành một trung tâm du lịch sinh thái biển-đảo chất lượng cao; vui chơi giải trí quốc tế cao cấp; trung tâm hàng không quốc tế; trung tâm dịch vụ tài chính, thương mại cao cấp và là đầu mối giao thương quốc tế của cả nước. Giá trị gia tăng bình quân đầu người theo giá hiện hành sẽ phải gấp 3 - 3,5 lần bình quân chung của cả nước vào những năm 2030 trở đi.[30]
Khu kinh tế sẽ có tăng trưởng kinh tế nhanh, rất nhanh ở giai đoạn đến 2015 và 2020, dựa chủ yếu vào phát triển các ngành dịch vụ tài chính, thương mại giao dịch quốc tế, du lịch độc đáo, cao cấp; phát triển một cách bền vững, quan tâm hàng đầu đến bảo vệ môi trường, khai thác hiệu quả tài nguyên, đóng góp giá trị lớn vào nền kinh tế cả nước, vùng, mà trước hết là tỉnh Quảng Ninh. Cơ cấu cơ bản của Khu kinh tế theo thứ tự ưu tiên là Dịch vụ/Công nghiệp/Nông nghiệp.
Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 28/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030 nêu rõ: Đến năm 2030 Vân Đồn sẽ phát triển trở thành thị xã (tương đương đô thị loại II). Vân Đồn nằm trong tiểu vùng khu kinh tế Vân Đồn và huyện đảo Cô Tô với tính chất là Trung tâm kinh tế miền Đông tỉnh Quảng Ninh, Trung tâm du lịch biển đảo chất lượng cao, dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp vùng Bắc Bộ; là một trong những cửa ngõ giao thương quốc tế quan trọng của Vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam; có vị trí quốc phòng, an ninh quan trọng trên tuyến biển đảo ở phía Bắc Việt Nam. Định hướng đến năm 2030 sẽ là trung tâm công nghiệp giải trí có đẳng cấp quốc tế.[29]
Vân Đồn được xác định là trung tâm phát triển tiểu vùng; thí điểm xây dựng mô hình khu kinh tế đặc biệt; xây dựng thành khu vực phát triển năng động, hiện đại, tạo hiệu ứng lan tỏa cho vùng và cả nước, là động lực thúc đẩy lôi kéo kinh tế của Quảng Ninh, vùng kinh tế trọng điểm, vùng đồng bằng sông Hồng và vùng phía Bắc phát triển nhanh.
Trên cơ sở đó phát triển Khu kinh tế trở thành thành phố biển quốc tế, trung tâm du lịch sinh thái biển-đảo chất lượng cao, là trung tâm dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp và là trung tâm, tài chính, thương mại quốc tế thông qua việc tạo ra cơ chế cho phát triển kinh tế xã hội bền vững, hấp dẫn đối với cộng đồng các nhà đầu tư, trong khi vẫn giữ được vẻ đẹp thiên nhiên của vùng Vân Đồn.
* Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 định hướng phát triển không gian cho đô thị Vân Đồn như sau:
Không gian khu kinh tế Vân Đồn sẽ bao gồm 8 khu vực phát triển chính: Khu trung tâm thương mại mới (CBD) và khu vực cảng cá: Khu trung tâm sẽ bao gồm hầu hết các hoạt động thương mại và bao gồm các khu vực mua sắm, khu vực văn phòng, các tô chức tài chính như ngân hàng, các công ty bảo hiểm, công ty môi giới chứng khoán, nhà hàng.... Các khu dân cư sẽ được phát triển phía sau Khu trung tâm Những tòa nhà trụ sở văn phòng sẽ được xây dựng trên một trong các đảo đối diện với Khu trung tâm. Khu vực này bao gồm các cơ quan Nhà nước và các tòa nhà khác như viện bảo tàng, trung tâm hội nghị và nhà hát. Các cơ sở vật chất chiến lược khác được phát triển sẽ bao gồm bệnh viện tư, trường học quốc tế, Đại học tư,
Trung tâm huấn luyện kỹ năng, Công viên trung tâm, Sân vận động và trung tâm thể thao. Khu vực này cũng sẽ được phát triển thành cầu tàu cá cung cấp đa dạng các nhà hàng hải sản.
Khu vực sân bay và khu vực tự do phi thuế quan: Một sân bay mới với đường băng dài 3,5km trở lên và khả năng đáp ứng cho Boeing 747 sẽ được xây dựng tại xã Đoàn Kết. Công suất sau cùng là 35 triệu hành khách mỗi năm. Điểm đầu mối hậu cần sẽ được phát triển trong khu công nghiệp kế cận sân bay. Khu công nghiệp sẽ được chỉ định như là một khu vực tự do về thuế. Những lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), các công ty sản xuất hàng xuất khẩu sẽ được khuyến khích thiết lập tại đây. Khu công nghiệp sẽ được hỗ trợ bởi khu dân cư để cung cấp nhu cầu về nhà ở cho lực lượng lao động tại đây.
Khu vực cảng biển Vân Đồn và ven cảng Vạn Hoa: Cảng biển Vân Đồn sẽ được đặt tại bờ phía Đông Bắc của đảo Cái Bầu là khu vực có nước sâu có thể cho phép tàu thuyền chở hàng hóa và hành khách cỡ lớn với công suất 5 vạn tấn trở lên. Khu công nghiệp tại khu vực này sẽ dành cho công nghiệp hàng hải và tổng hợp liên quan đến các hoạt động về cảng. Loại hình nhà ở hỗn hợp sẽ được phát triển để đáp ứng nhu cầu về nhà ở của cư dân và lao động tại khu vực. Khu nghỉ dưỡng với mật độ thấp sẽ được xây dựng để phục vụ du khách cao cấp và nhà đầu tư nước ngoài. Tiền đồn quân sự Vạn Hoa sẽ được nâng cấp cho hoạt động quân sự và bảo vệ bờ biển. Khu nhà ở phụ trợ và vùng lân cận cũng sẽ được xây dựng để phục vụ cho tiền đồn.
Khu nghỉ dưỡng phức hợp: Một khu nghỉ dưỡng phức hợp quy mô từ 1800 ha đến 2000 ha sẽ được xây dựng tại xã Vạn Yên quanh khu vực vịnh. Khu nghỉ dưỡng sẽ có một khách sạn nghỉ dưỡng, công viên giải trí trong nhà và ngoài trời, cửa hàng ăn uống, trung tâm hội nghị, khu vui chơi giải trí và vui chơi giải trí có thưởng tổng hợp quốc tế. Hệ thống cáp treo sẽ được xây dựng và hoạt động nối liền Khu nghỉ dưỡng bờ sông với đảo Cái Lim với mục tiêu tạo ra một trong những hệ thống cáp treo dài nhất thế giới.
Khu vực thị trấn Cái Rồng: chức năng trung tâm kinh tế chính trị văn hóa của huyện Vân Đồn
Khu vực đảo Trà Bản: Sự phát triển tập trung chính tại đảo Trà Bản sẽ là du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái và trị liệu chăm sóc sức khỏe. Đây sẽ là đảo chính phát triển cơ sở vật chất du lịch nông nghiệp và du lịch sinh thái.
Khu vực đảo Cảnh Cước: bao gồm Minh Châu và Quan Lạn. Dân số trên đảo sẽ được tập trung quanh các khu làng mạc hiện hữu, các khu nghỉ dưỡng sẽ được đặt cách xa khu trung tâm nhưng gần bãi biển.
Khu vực đảo Ngọc Vừng: là một đảo quan trọng để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng trên đảo.