5. Kết cấu của luận văn
4.1.5. Định hướng về lao động phục vụ dulịch
Để chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của Đặc khu hành chính - kinh tế, huyện Vân Đồn đã xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực huyện Vân Đồn đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Đây là nhiệm vụ quan trọng và là yếu tố quyết định sự thành công trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Hiện tại, dân số của Vân Đồn khoảng 46.000 người, trong đó dân số khu vực thành thị chiếm 20%, nông thôn 80%; tỷ lệ người phụ thuộc cao, phần lớn lao động
trong khu vực nông nghiệp; lao động dịch vụ, công nghiệp còn thiếu và yếu. Đó là những bất lợi tạo ra thách thức cho Vân Đồn trong cạnh tranh thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; áp lực chuyển dịch lao động từ ngành nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ cao cấp; cạnh tranh giữa lao động địa phương với lao động nhập cư; vấn đề đào tạo lại cho lao động địa phương… Những năm gần đây, Vân Đồn đã tập trung cho công tác chuyển đổi cơ cấu lao động; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đặc biệt, huyện đã hoàn thiện Quy hoạch phát triển nhân lực Vân Đồn đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Theo đó, huyện đặt ra mục tiêu cơ cấu lấy dịch vụ làm trọng tâm, khu vực công nghiệp và nông nghiệp phục vụ ngành dịch vụ. Cơ cấu lao động sẽ chuyển dịch mạnh từ nông nghiệp sang khu vực dịch vụ, công nghiệp. Dự báo đến năm 2020, nguồn cán bộ, lãnh đạo, cán bộ quản lý ở Vân Đồn khoảng trên 1.000 người. Nhu cầu lao động trong các khu vực kinh tế đến năm 2020, dự báo sẽ cần khoảng 45.000 lao động, đến năm 2030 khoảng 90.000 lao động. Cơ cấu lao động: Đến năm 2020, nông nghiệp giảm xuống còn 24%, công nghiệp 26%, dịch vụ 50%. Đến năm 2030, nông nghiệp 8%, công nghiệp - xây dựng 32%, dịch vụ, thương mại 60%.[29]
Từ những thay đổi về cơ cấu và lượng cầu lao động, Quy hoạch đã đưa ra những giải pháp rất cụ thể trong việc phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, tập trung cho công tác đào tạo nghề. Các dự án đầu tư mới hoặc dự án mở rộng sản xuất tại Vân Đồn sẽ được ngân sách Trung ương hỗ trợ chi phí đào tạo nghề ngắn hạn cho người lao động có quốc tịch Việt Nam làm việc tại Vân Đồn trong thời gian hai năm đầu kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Mức hỗ trợ chi phí đào tạo nghề ngắn hạn ban đầu bằng 50% mức lương tối thiểu/tháng. Trong trường hợp thời gian đào tạo trên 3 tháng thì mức hỗ trợ không quá 1,5 lần mức lương tối thiểu/khoá đào tạo. Ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ xây dựng một trường nghề phục vụ nhu cầu tại chỗ cho Vân Đồn. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, huyện cũng đề nghị tỉnh nâng cấp Trung tâm Dạy nghề Vân Đồn thành trường cao đẳng nghề và trong giai đoạn 2020-2030 tiếp tục phát triển trở thành trường đại học.
Trong lĩnh vực dịch vụ, huyện sẽ phát triển và thực hiện mô hình kết nối, duy trì “Môi trường tương tác đa chiều” bao gồm “Nhân lực - Trường đào tạo - Nhà
tuyển dụng - Chuyên gia - Các tổ chức quản lý nhà nước”. Ngành du lịch giải trí sẽ khuyến khích thành lập các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp phối hợp đào tạo dịch vụ khách sạn, nhà hàng, trung tâm vui chơi, giải trí; cấp chứng chỉ nghề về dịch vụ khách sạn, nhà hàng; kỹ năng chuyên ngành về bộ phận quản lý, vị trí công việc; tăng cường đào tạo ngoại ngữ. Đồng thời, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia để dạy nghề cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên ở khu vực nông thôn có thể tham gia đào tạo và làm việc tại các doanh nghiệp dịch vụ đầu tư trên địa bàn..
Cùng với đưa ra những giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong các ngành nghề, huyện cũng tập trung nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, huy động vốn phát triển nguồn nhân lực... để chuẩn bị tốt nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho đặc khu tương lai.