Nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 36)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Nhân tố bên trong

1.3.2.1. Cơ chế, chính sách QLNN về du lịch của chính quyền cấp tỉnh

Tỉnh ủy, HĐND, UBND tổ chức xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cụ thể nhằm sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực của địa phương mình. Đây là yếu tố có ý nghĩa quan trọng quyết định sự phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như chiến lược phát triển ngành du lịch của tỉnh, chính phủ, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Chính quyền cấp tỉnh phải thực sự quan tâm đến những vấn đề này để loại bỏ những yếu tố tiêu cực, như: đầu tư lãng phí, kém hiệu quả; sản phẩm, dịch vụ du lịch không phù hợp với nhu cầu thị trường hoặc điều kiện của tỉnh. Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch, chính quyền cấp tỉnh ưu tiên tập trung vào xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng cho du lịch nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các hoạt động kinh doanh du lịch và thu hút các nhà đầu tư, giúp họ có định hướng phù hợp với chiến lược phát triển du lịch của tỉnh, hạn chế được rủi ro trong kinh doanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảo đảm quản lý nhà nước đối với du lịch có hiệu lực và hiệu quả thì nhân tố bên trong này rất quan trọng. Nhân tố này được cấu thành bởi ba thành phần: Tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, nguồn nhân lực cho quản lý. Hoạt động quản lý nhà nước về du lịch bản thân nó cũng là một hoạt động kinh tế khi nó cung cấp sản phẩm là các quyết định quản lý nhà nước. Quá trình này cũng đòi hỏi phải có các nguồn lực để thực hiện. Do đó số lượng điều kiện nguồn lực cũng quyết định bởi chất lượng hoạt động của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch.

Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh là một hệ thống cơ quan quyền lực các cấp từ tỉnh đến thành phố, huyện, xã, thị trấn, chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp quản lý đối với hoạt động du lịch. Vai trò của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, với tính chất là chủ thể quản lý ngành du lịch theo nghĩa hẹp, bộ máy quản lý chính quyền nhà nước là không thể thiếu được. Bộ máy quản lý tinh gọn và có hiệu lực quản lý cao là nhân tố thúc đẩy du lịch phát triển.

Thứ hai, chỉ có thông qua bộ máy quản lý nhà nước về du lịch thì Nhà nước mới thực hiện được vai trò điều khiển ngành du lịch phát triển hiệu quả, ổn định cũng như thực hiện được định hướng trong sự phát triển du lịch.

Thứ ba, các công cụ quản lý, kể cả bộ máy quản lý đều do con người tạo ra. Bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch với đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất năng lực quản lý sẽ phát huy sức mạnh của các công cụ quản lý khác.

Thứ tư, bộ máy QLNN đối với hoạt động du lịch của tỉnh sẽ vận hành tốt nếu có sự phân cấp, phân công nhiệm vụ, cơ chế phối hợp rõ ràng, minh bạch thì QLNN đối với hoạt động du lịch sẽ đạt kết quả, hiệu quả, hiệu lực.

1.3.2.3. Nhân tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch

Điều kiện này thuận lợi cho hoạch định phát triển du lịch và đưa ra thực thi các quyết định quản lý nhà nước về du lịch. Tài nguyên thiên nhiên: Bao gồm toàn bộ các điều kiện môi trường tự nhiên như: địa hình đa dạng; khí hậu ôn hòa; nguồn động, thực vật phong phú; vị trí địa lý thuận lợi,… Đây là cơ sở cho quy hoạch phát

triển du lịch và các biện pháp chính sách để phát triển sản phẩm du lịch, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch. Các thành tựu kinh tế, chính trị cũng có sức thu hút đối với nhiều khách du lịch. Các cuộc triển lãm thành tựu kinh tế, kỹ thuật là một ví dụ cho việc thu hút khách. Các thương nhân tìm đến để thiết lập quan hệ, quảng bá sản phẩm. Khách tham quan tìm đến để thỏa mãn những mối quan tâm, hiếu kỳ. Các nhà nghiên cứu tìm đến để quan sát, xem xét và học hỏi…

1.3.2.4. Nhân tố về kinh tế - xã hội

Tình hình phát triển kinh tế của địa phương là nhân tố quan trọng tác động tới sự phát triển của du lịch và quản lý du lịch. Khi kinh tế phát triển ổn định với môi trường chính sách thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức doanh nghiệp và du khách thuận lợi tham gia vào các hoạt động du lịch, điều đó cũng thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước. Tỉnh có trình độ phát triển kinh tế cao sẽ tạo ra nguồn lực tài chính tốt để xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư cho du lịch để các đề án, dự án, chương trình được thực hiện khả thi và ngược lại.

Trong thực tế, sự ổn định chính trị và xã hội được một số nghiên cứu coi như là một đặc điểm của sản phẩm du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến cầu của nhiều phân đoạn thị trường du lịch. Môi trường an ninh chính trị an toàn, trình độ dân trí cao, các tổ chức đoàn thể xã hội hoạt động tốt thì quản lý thuận lợi, ngược lại nếu các tổ chức đoàn thể chính trị không kết hợp và hỗ trợ thì quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch yếu kém, không thuận lợi. Khi các điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của một điểm du lịch biến động nhiều hơn khả năng dự trữ nguồn tài nguyên thì chúng có thể là nguyên nhân làm vai trò và sự đóng góp của ngành du lịch trong GDP không ổn định.

Cơ sở vật chất kỹ thuật ảnh hưởng đến sự sẵn sàng đón tiếp cũng như chất lượng dịch vụ du lịch cung cấp cho khách hàng. Có 2 loại cơ sở vật chất kỹ thuật đó là cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cơ sở hạ tầng xã hội.

1.3.2.5. Công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý du lịch.

Xây dựng hệ thống "Du lịch thông minh" được dựa trên quan điểm lấy người dân, du khách làm trọng tâm, các ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng tính kết nối thông tin, dữ liệu phục vụ cho công tác quy hoạch, điều hành các mặt hoạt động,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn nâng cao hiệu quả quản lý. Quan trọng hơn là nâng cao trải nghiệm cho người dân và du khách, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp; đồng thời là tiền đề hướng đến xây dựng không chỉ "Du lịch thông minh", mà còn hướng địa phương tiến tới mô hình đô thị thông minh, phù hợp với xu thế toàn cầu, xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh, góp phần nâng cao năng lực quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động kinh tế - xã hội. Phát triển "Du lịch thông minh" là xu hướng phát triển chung của xã hội bởi mang lại nhiều lợi ích cho các bên liên quan tới du lịch. Với riêng du khách, sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí và dễ dàng tiếp cận được những dịch vụ tốt nhất. Với doanh nghiệp làm du lịch, sẽ tạo thêm nhiều cơ hội mở rộng kinh doanh, quảng bá, góp phần tăng doanh thu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)