Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 51)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Việc thu thập tài liệu thông tin bao gồm việc sưu tầm và thu thập những tài liệu, số liệu liên quan đã được công bố và những tài liệu, số liệu mới tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

a. Tài liệu thứ cấp

Việc xác định các tiêu thức dùng để nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại tỉnh Thái Nguyên dựa trên cơ sở thu thập và tham khảo các số liệu từ:

Các tài liệu thống kê đã công bố về quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch.

Các nguồn thông tin về tổng thu NSNN, doanh thu ngành du lịch, dân số, lao động, đầu tư, cơ sở hạ tầng từ cục thống kê, sở văn hóa, thể thao và du lịch, sở kế hoạch và đầu tư; Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2018; Sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước về quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch.

lao động và việc làm của tỉnh Thái Nguyên qua các năm 2014 - 2018, quan điểm, định hướng và mục tiêu năm 2019 và các năm tiếp theo. Ngoài ra sử dụng một số các quyết định của UBND tỉnh Thái Nguyên về chính sách phát triển du lịch, chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch.

Thông tin trên các Website của các đơn vị, tổ chức có liên quan đến quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch; kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch của một số địa phương trong nước.

Các văn bản luật du lịch năm 2015, 2017, 2019. Các nghị định, thông tư và chỉ thị của chính phủ; thông báo, công văn về quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch của tỉnh Thái Nguyên.

* Nội dung thu thập

- Các thông tin về tình hình phát triển du lịch tại tỉnh Thái Nguyên.

- Các thông tin về tình quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại tỉnh Thái Nguyên.

- Các chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại tỉnh Thái Nguyên.

* Tiến hành thu thập:

- Tác giả sẽ trực tiếp đến các cơ quan nhà nước có liên quan để thu thập tài liệu, hoặc có thể thu thập tài liệu qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình và đặc biệt trên Internet qua các cổng thông tin điện tử của tỉnh Thái Nguyên.

- Tác giả lấy ý kiến của các nhà lãnh đạo ở tỉnh Thái Nguyên về các đề xuất giải pháp phù hợp với tình hình thực tế phát triển du lịch.

b. Tài liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập từ nghiên cứu thực tế thông qua phiếu điều tra, điều tra thực hiện với các đơn vị quản lý nhà nước về du lịch và các doanh nghiệp hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn + Đơn vị quản lý nhà nước về du lịch: UBND tỉnh Thái Nguyên, UBND huyện, Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên, Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Thái Nguyên, Phòng văn hóa thông tin các huyện của tỉnh Thái Nguyên.

+ Các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên:

* Phương pháp thu thập thông tin:

(1) Điều tra phỏng vấn: * Đối tượng phỏng vấn:

- Các cán bộ quản lý về du lịch cấp tỉnh, huyện, sở văn hóa thể thao và du lịch, sở kế hoạch và đầu tư. Lãnh đạo các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

* Tiêu chí chọn mẫu:

- Trưởng, phó các bộ phận quản lý về du lịch, lãnh đạo các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch của tỉnh.

* Quy mô mẫu: Trong nghiên cứu này, tôi tiến hành gửi phiếu điều tra cho tất

cả các cán bộ trực tiếp tham gia ở các cơ quan quản lý về du lịch ở tỉnh Thái Nguyên. Tác giả thống kê có 90 cán bộ, để có kết quả đánh giá khách quan nhất tác giả sẽ điều tra tổng thể nghiên cứu này, do vậy, tổng số phiếu là 90 phiếu điều tra. Trên cơ sở số liệu thống kê của Hiệp hội Du lịch Thái Nguyên về số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, tác giả đã lựa chọn các doanh nghiệp để tiến hành gửi phiếu điều tra là 75 đơn vị, nên tổng số phiếu là 75 phiếu điều tra, cụ thể phân bổ như sau:

- Cơ sở lưu trú: 30 cơ sở (đạt tiêu chuẩn từ 2 sao trở lên). - Kinh doanh lữ hành: 20 doanh nghiệp.

- Di tích lịch sử, thắng cảnh, tín ngưỡng: 10. - Nhà hàng ẩm thực: 15 doanh nghiệp.

Số phiếu thu về: 165 phiếu; Số phiếu hợp lệ để nghiên cứu: 140 phiếu.

(2) Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi

- Xây dựng phiếu điều tra: Phiếu điều tra bao gồm nội dung sau: Thông tin doanh nghiệp, thời gian hoạt động, quy mô, ngành nghề lĩnh vực hoạt động, các chính sách quản lý và tác động của chính sách đối với du lịch của tỉnh đối với doanh nghiệp...

- Thang đo của bảng câu hỏi

Để xác định ý kiến phản hồi của người tham gia trả lời bảng hỏi điều tra, tác giả sử dụng các câu hỏi với thang đo Likert 5 mức độ từ 1 đến 5, tương ứng với các mức độ: 1- Kém; 2- Yếu; 3-Trung bình; 4- Khá và 5- Tốt. Điểm số bình quân với 5 mức đánh giá như sau:

Bảng 2.1: Ý nghĩa của thang đo Likert

Mức độ Khoảng điểm Ý nghĩa

5 4,21 - 5,00 Tốt

4 3,41 - 4,20 Khá

3 2,61 - 3,40 Trung bình

2 1,81 - 2,60 Yếu

1 1,00 - 1,80 Kém

(3) Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp thu thập dựa trên cơ sở thu thập

ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực, các nhà lãnh đạo, các cán bộ, các cán bộ quản lý, người giỏi có kinh nghiệm như sở Kế hoạch và Đầu tư, sở văn hóa thể thao và du lịch,... thông qua các tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp với họ để có kết luận chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)