6. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Thực hiện xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch
3.2.2.1. Triển khai xây dựng và cụ thể hóa chiến lược phát triển ngành
Nhận thức được những tiềm năng to lớn của du lịch Thái Nguyên nên công tác xây dựng và quản lý quy hoạch thời gian qua cũng đã sớm được thực hiện và hàng năm có tổng kết đánh giá để có phương án điều chỉnh kịp thời. Thái Nguyên đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch theo giai đoạn và điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể, là cơ sở cho công tác chỉ đạo, quản lý xây dựng các kế
hoạch phát triển du lịch.
Với mục tiêu trong những năm tiếp theo, đưa du lịch Thái Nguyên phát triển thành ngành có quy mô và hiệu quả kinh tế cao, tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh, một ngành kinh tế có tầm quan trọng hỗ trợ, thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển, Thái Nguyên đang đề ra 6 chiến lược về phát triển du lịch. Đó là phát triển nguồn nhân lực; chiến lược sản phẩm về du lịch; nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch môi trường; chiến lược về đầu tư du lịch; chiến lược thị trường khách du lịch. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế ngành dịch vụ tăng bình quân 13,1%/năm, trong đó dịch vụ du lịch- khách sạn- nhà hàng tăng bình quân 20%/năm; đến năm 2010 và những năm tiếp theo tỷ trọng GRDP về du lịch trong GRDP toàn tỉnh sẽ chiếm 3,75%. Phấn đấu đến năm 2030 đóng góp 6% vào GRDP của tỉnh.
Trong quá trình thực hiện và quản lý quy hoạch đã đạt được nhiều kết quả khả quan: Nhiều khu di tích được bảo vệ, các tiềm năng du lịch được khai thác phục vụ kinh doanh. Tuy nhiên vì thiếu các quy hoạch chi tiết do đó một số cảnh quan bị xâm hại làm ảnh hưởng tới mỹ quan và môi trường.
3.2.2.2. Xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn
Thái Nguyên là tỉnh có quy hoạch phát triển du lịch sớm được tổ chức xét duyệt. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thái Nguyên, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các ban ngành chức năng phối hợp với các cơ quan trung ương xây dựng và hoàn thiện quy hoạch chi tiết các khu du lịch lớn của tỉnh. Ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch đã tiến hành khảo sát, lập đề cương dự án quy hoạch trung tâm du lịch ATK Định Hóa đưa vào khu du lịch chuyên đề quốc gia, quy hoạch khu du lịch ven hồ Núi Cốc theo phương án gọi vốn đầu tư. Đồng thời phối hợp với các ngành, cấp liên quan khảo sát lập dự án các điểm du lịch sinh thái: Hang Phượng Hoàng, Hồ Suối Lạnh, Hang Chùa, Suối Tiên- Đồng Hỷ... Bên cạnh đó các công trình hạ tầng hồ Núi Cốc; dự án cụm các công trình phục vụ du lịch ATK Phú Đình (Định Hóa); dự án xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề Phú Lương, Phú Bình; dự án hang Phượng Hoàng- Suối Mỏ Gà đã được triển khai tích cực. Đi đôi với xây dựng cơ sở vật chất, không ngừng nâng cao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn chất lượng sản phẩm du lịch; đào tạo nguồn nhân lực, tuyên truyền quảng bá để thu hút khách du lịch.
Bảng 3.7: Kết quả khảo sát về công tác quy hoạch phát triển du lịch Thái Nguyên
Tiêu chí đánh giá Mẫu Tối
thiểu Tối đa
Trung bình
Ý nghĩa Đánh giá của cán bộ quản lý
Quy hoạch theo tiềm năng thế mạnh du
lịch của địa phương 80 1.00 5.00 3.42 Khá
Quy hoạch phát triển du lịch có gắn với
phát triển bền vững, bảo vệ môi trường 80 1.00 5.00 4.10 Tốt Quy hoạch đồng bộ, có sự tham gia các
thành phần kinh tế địa phương 80 1.00 5.00 3.30 TB Quy hoạch thể hiện được tầm nhìn, chiến
lược về thời gian, không gian, tiềm năng của ngành du lịch địa phương
80 1.00 5.00 3.73 Khá
Quy hoạch theo chiều rộng và chiều sâu
cho du lịch 80 1.00 5.00 3.45 Khá
Valid N (listwise) 80 3.60 Khá
Đánh giá của lãnh đạo doanh nghiệp
Quy hoạch theo tiềm năng thế mạnh du
lịch của địa phương 60 1.00 5.00 3.57 Khá
Quy hoạch theo chiều rộng và chiều sâu
cho du lịch 60 1.00 5.00 3.50 Khá
Quy hoạch đồng bộ, có sự tham gia các
thành phần kinh tế địa phương 60 1.00 5.00 3.43 Khá Quy hoạch thể hiện được tầm nhìn, chiến
lược về thời gian, không gian, tiềm năng của ngành du lịch địa phương
60 1.00 5.00 3.70 Khá
Quy hoạch làm căn cứ ban hành chính
sách phát triển du lịch địa phương 60 1.00 5.00 3.90 Khá Quy hoạch phát triển du lịch bền vững có
gắn với bảo vệ môi trường. 60 1.00 5.00 3.60 Khá
Valid N (listwise) 60 3.62 Khá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Đối với đánh giá của lãnh đạo, điểm trung bình đạt 3.60 điểm xếp loại khá, trong đó điểm đánh giá từ 3.30 - 4,10 điểm, cao nhất là tiêu chí “Quy hoạch phát triển du lịch có gắn với phát triển bền vững, bảo vệ môi trường” đạt 4,10 điểm, và thấp nhất là tiêu chí “Quy hoạch đồng bộ, có sự tham gia các thành phần kinh tế địa phương” đạt 3.30 điểm. Nhìn chung, kết quả đánh giá cho thấy cán bộ và lãnh đạo đều đánh giá chỉ tiêu quy hoạch phát triển du lịch ở mức khá, tỉnh cần tăng cường công tác này trong thời gian tới hơn nữa nhằm phát triển, khai thác tối đa các tiềm năng thế mạnh của du lịch địa phương.
3.2.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch
3.2.3.1. Tổ chức lại bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về du lịch
Về bộ máy tổ chức QLNN về du lịch bao gồm: Phòng nghiệp vụ du lịch, Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (trước đây là Sở Du lịch) là các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên. Hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở bao gồm 9 phòng ban nghiệp vụ (Văn phòng, Thanh tra, Phòng Phòng Kế hoạch - Tài chính; Phòng Tổ chức Pháp chế; Phòng Quản lý Văn hóa; Phòng Quản lý Di sản Văn hóa; Phòng Xây dựng nếp sống
Văn hóa và Gia đình; Phòng Quản lý Thể dục Thể thao; Phòng Quản lý Du lịch) và
9 đơn vị sự nghiệp trực thuộc (Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên, Thư viện tỉnh Thái Nguyên, Đoàn Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng tỉnh Thái Nguyên, Trung tâm Văn hóa tỉnh Thái Nguyên, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh Thái Nguyên, Trung tâm Thể dục Thể thao tỉnh Thái Thái Nguyên, Trung tâm Dịch vụ và Thi đấu Thể thao tỉnh Thái Thái Nguyên, Trường Phổ thông Năng khiếu Thể dục Thể thao tỉnh Thái Nguyên). Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Ở các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, phường, xã công tác quản lý nhà nước về du lịch được giao cho phòng Văn hóa - Thông tin (từ ngày 01/01/2018). Ngoài ra, công tác quản lý nhà nước tại khu, điểm du lịch lớn được quan tâm hơn bằng việc thành lập Ban quản lý hoạt động tích cực trong công tác quản lý nhà nước về du lịch như Ban quản lý Khu du lịch vùng Hồ Núi Cốc, Ban quản lý Khu di tích lịch sử - sinh thái ATK Định Hóa.
3.2.3.2. Thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực giải quyết các thủ tục hành chính như đăng ký, cấp phép, ban hành và triển khai thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn của ngành du lịch
Có thể nói Thái Nguyên là một trong các tỉnh sớm có các chính sách ưu đãi, cải cách hành chính trong đầu tư phát triển du lịch. Ngày 31/7/2009 Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã có Quyết định số 3245/2009/QĐ-UBND về ưu đãi đầu tư, khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn tỉnh. Ngày 7/11/2016 UBND tỉnh ban hành công văn số 4303/UBND-NC triển khai thực hiện một số nhiệm vụ cải cách hành chính. Theo đó tất cả các nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư vào các khu du lịch đều được hưởng nhiều ưu đãi như: ưu đãi về giá thuê đất, mặt nước; vốn đầu tư; hỗ trợ lãi suất vay vốn; giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng; thông tin quảng cáo, thủ tục hành chính; hỗ trợ xúc tiến kêu gọi đầu tư và hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.8: Kết quả khảo sát công tác kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và cải cách hành chính trong du lịch
Tiêu chí đánh giá Mẫu Tối
thiểu Tối đa
Trung bình
Ý nghĩa Đánh giá của cán bộ quản lý
Đã xây dựng bộ máy QLNN theo hướng
tinh giản, gọn nhẹ, hiệu quả 80 1.00 5.00 3.82 Khá Cơ cấu nhân lực trong bộ máy sắp xếp
hợp lý, khoa học 80 1.00 5.00 3.90 Khá
Chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí được
quy định rõ ràng, công khai 80 1.00 5.00 3.65 Khá Cơ chế hoạt động theo quy định của nhà
nước và địa phương 80 1.00 5.00 3.63 Khá
Bộ máy đáp ứng yêu cầu phát triển du
lịch của tỉnh 80 1.00 5.00 3.60 Khá
Valid N (listwise) 80 3.72 Khá
Đánh giá của lãnh đạo doanh nghiệp
Đã xây dựng bộ máy QLNN theo hướng
tinh giản, gọn nhẹ, hiệu quả 60 1.00 5.00 3.45 Khá Cơ cấu nhân lực trong bộ máy sắp xếp
hợp lý, khoa học 60 1.00 5.00 3.60 Khá
Chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí được
quy định rõ ràng, công khai 60 1.00 5.00 4.00 Khá Cơ chế hoạt động theo quy định của nhà
nước và địa phương 60 1.00 5.00 3.70 Khá
Bộ máy đáp ứng yêu cầu phát triển du
lịch của tỉnh 60 1.00 5.00 3.47 Khá
Công tác quản lý và điều hành thuận lợi 60 1.00 5.00 3.95 Khá
Valid N (listwise) 60 3.70 Khá
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra)
Kết quả đánh giá tại bảng 3.8 của cán bộ quản lý về bộ máy quản lý nhà nước đối với du lịch tỉnh Thái Nguyên đánh giá các tiêu chí ở mức khá, điểm trung bình đạt 3.72 điểm, điểm trung bình từng tiêu chí nằm trong khoảng từ 3.60 - 3.90
điểm, tiêu chí xếp mức cao nhất là “Cơ cấu nhân lực trong bộ máy sắp xếp hợp lý, khoa học” đạt 3.90 điểm, số lượng cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh được bố trí, sắp xếp theo yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ cụ thể, khoa học. Tiêu chí xếp điểm thấp nhất là “Bộ máy đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của tỉnh” đạt 3.60 điểm, hiện nay số lượng cán bộ thuộc cơ quan quản lý về du lịch đã sắp xếp hợp lý nhưng chất lượng chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển du lịch, nhất là về trình độ ngoại ngữ.
Qua bảng 3.8 cho biết kết quả đánh giá của lãnh đạo về bộ máy quản lý nhà nước đối với du lịch đạt 3.70 điểm, xếp loại khá. Tiêu chí “Chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí được quy định rõ ràng, công khai” đạt 4,00 điểm. Bộ máy quản lý về du lịch là các cơ quan chuyên môn, có chức năng và nhiệm vụ rõ ràng quy định trong Luật du lịch. Tiêu chí “Đã xây dựng bộ máy QLNN theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, hiệu quả” đạt 3.45 điểm, hiện tại bộ máy hoạt động của các cơ quan chuyên môn còn phụ thuộc vào sự chỉ đạo của các cấp (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh, UBND huyện) nên bộ máy còn cồng kềnh, chịu sự chỉ đạo trực tiếp và điều hành cơ quan cấp trên nên còn bị động khi thực hiện chính sách cho địa bàn.
3.2.4. Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch
Nguồn nhân lực du lịch là nhân tố quyết định đến chất lượng sản phẩm du lịch, quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch. Để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành du lịch trên thị trường khu vực và quốc tế thì đồng thời với việc thực hiện đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển đa dạng sản phẩm, dịch vụ du lịch. Nhà nước cần tăng cường tổ chức quản lý phát triển nguồn nhân lực du lịch.
So với một số điểm du lịch khác ở nước ta, du lịch Thái Nguyên có nhiều lợi thế về tài nguyên, nhưng chưa phát huy được lợi thế so sánh sẵn có để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Du lịch Thái Nguyên phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Hiệu quả kinh tế - xã hội còn ở mức độ thấp. Một trong những nguyên nhân cơ bản của sự phát triển kém hiệu quả này, theo đánh giá của các chuyên gia là do nguồn nhân lực du lịch của Thái Nguyên hiện nay vừa thừa, vừa thiếu, vừa yếu, lại mất cân đối về cơ cấu lao động trong du lịch. Đội ngũ cán bộ quản lý du lịch và lao động làm dịch vụ du lịch còn vừa yếu về năng lực chuyên môn, vừa yếu về ngoại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn chức danh đảm nhiệm.
Từ năm 2014 đến nay, ngành du lịch đã phối hợp với các cơ sở đào tạo lớn như: Khoa du lịch Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Trường đại học Khoa học Thái Nguyên và Trường Cao đẳng Thương mại Du lịch Hà Nội… tổ chức được 8 lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho 1.565 lao động của các đơn vị quản lý khu, điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch trên địa bàn toàn tỉnh, chiếm 60,4% tổng số lao động trực tiếp trong ngành. Trong đó nghiệp vụ du lịch tổng hợp (lễ tân, buồng, bàn, bar và bếp) cho 570 lao động, nghiệp vụ hướng dẫn viên, thuyết minh viên cho 363 lao động, đào tạo ngoại ngữ du lịch cho 632 lao động. Công tác đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động trực tiếp làm du lịch đã được tổ chức và thực hiện sát với nhu cầu đào tạo thực tế, qua đó đã cập nhật và làm mới lại kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, thái độ làm việc và tăng cường khả năng giao tiếp ngoại ngữ của đội ngũ lao động góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ. Ngoài ra Sở còn tổ chức nhiều buổi tư vấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành trong nước và quốc tế.
Một trong những đặc điểm của du lịch Thái Nguyên là phát triển dựa vào cộng đồng do yếu tố xen ghép và hòa quyện giữa tài nguyên du lịch và cộng đồng dân cư. Nên số lượng lao động gián tiếp (bán chuyên nghiệp) hiện nay với 560 lao động, chiếm 17,8% tổng số lao động làm du lịch. Hầu hết số lao động này chưa qua các lớp đào tạo về nghiệp vụ du lịch từ sơ cấp trở lên, do vậy nhận thức, hiểu biết về du lịch và giao tiếp ứng xử trong quá trình phục vụ khách du lịch còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh và chất lượng phục vụ tại các khu, điểm du lịch trong tỉnh. Với mục đích nâng cao nhận thức của nhân dân địa phương về phát triển du lịch, từ năm 2014 Sở Du lịch đã phối kết hợp với các cơ sở đào tạo và chính quyền địa phương nơi có khu, điểm du lịch mở các lớp bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng cho các lao động tham gia làm dịch vụ du lịch (chụp ảnh, lái thuyền, bán hàng lưu niệm,…).
Tổ chức các lớp học nghiệp vụ cho các học viên là cán bộ, công nhân viên