Thực trạng hoạt động du lịch tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 66)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Thực trạng hoạt động du lịch tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014-2018

- Đánh giá chung: Quản lý nhà nước về du lịch ở Thái Nguyên những năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn trong phát triển ngành du lịch, cụ thể là các hoạt động tăng cường công tác quản lý Nhà nước, tuyên truyền, quảng bá góp phần thúc đẩy du lịch phát triển. Cơ sở vật chất của các nhà hàng, khách sạn được quan tâm đầu tư, nâng cấp; đội ngũ cán bộ, nhân viên thường xuyên được tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ du khách. Giai đoạn 2014 - 2018, ngành du lịch được quan tâm đầu tư mạnh bằng nhiều nguồn vốn khác nhau để khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh. Vì vậy, ngành đã tạo được bộ mặt mới, đưa năng suất lao động cao hơn so với nhiều ngành khác và tăng hơn 2 lần trong giai đoạn vừa qua. Đưa doanh thu ngành tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân 24% - 30%, từ 146,2 tỷ đồng năm 2014 lên 405 tỷ đồng năm 2018, phấn đấu đến năm 2020 đạt doanh thu 460 tỷ đồng, kết quả này khẳng định ngành du lịch đang có hướng phát triển bền vững, từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng và tương lai đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Bảng 3.2: Doanh thu và tốc độ tăng doanh thu du lịch giai đoạn (2014 - 2018)

STT Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 2017 2018

1 Tổng doanh thu Tỷ đồng 146,2 185 250 310 405 2 Tốc độ tăng doanh thu % 25,72 26,54 35,14 24 30,65

- Về nhận thức, tổ chức quản lý: Với tư duy du lịch là một ngành có khả năng

tạo ra nhiều việc làm và mang lại nguồn thu nhất định cho ngân sách địa phương. Đồng thời du lịch còn là cầu nối quan trọng để phát triển mạnh mẽ các mối quan hệ giao lưu văn hóa, hữu nghị, phát triển khoa học kỹ thuật, hợp tác, ngoại giao giữa các vùng miền, các quốc gia, các khu vực trên toàn thế giới và thúc đẩy sự đổi mới, phát triển của các ngành kinh tế khác. Chính vì thế mà từ những năm gần đây, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế chính sách làm cơ sở cho ngành du lịch phát triển. Từ năm 2006, Thái Nguyên có Quy hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2006 - 2010, định hướng 2015, tầm nhìn 2020; Đề án phát triển du lịch giai đoạn 2009 - 2015. Đến nay đã hoàn thiện các đề án: Quy hoạch phát triển ngành văn hóa thể thao và du lịch đến năm 2030; Quy hoạch tổng thể xây dựng, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa; Đề án quy hoạch xây dựng Vùng du lịch Quốc gia hồ Núi Cốc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chỉ thị về tăng cường công tác quản lý môi trường văn hóa du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 - 2015; Kế hoạch kích cầu du lịch gắn với việc thúc đẩy các ngành dịch vụ. Đặc biệt năm 2014, Thái Nguyên có cuộc Hội thảo quan trọng với chủ đề: “Xác định các giải pháp đột phá để phát triển du lịch”. Hội thảo tìm ra 8 nhóm giải pháp quan trọng, gồm: Quy hoạch, đầu tư, vốn, cơ chế chính sách, chất lượng nguồn nhân lực, huy động cộng đồng tham gia làm du lịch, tuyên truyền quảng bá và bảo đảm phát triển du lịch bền vững. Trước đây tỉnh xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng, nhưng từ năm 2017, theo tinh thần Nghị quyết số 08- NQ/TW, du lịch được nâng tầm là ngành kinh tế mũi nhọn và hoàn toàn có đủ cơ sở để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Nhận thức được vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội nhưng phương pháp tổ chức, quản lý hoạt động du lịch và đầu tư phát triển ngành còn thiếu đồng bộ giữa hạ tầng cứng (thành phố Thái Nguyên chưa được quy hoạch hoàn chỉnh để trở thành trung tâm với các hạ tầng khu vui chơi giải trí, công viên, bảo tàng, nhà hàng, khách sạn) và hạ tầng mềm (trong đó đặc biệt là trình độ quản lý, chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao, môi trường văn hóa và văn hóa kinh doanh).

- Về khách du lịch: Những sự kiện du lịch, văn hóa, tâm linh tầm quốc gia,

quốc tế đã được tổ chức trên địa bàn; cơ sở hạ tầng đặc biệt tại các điểm du lịch trọng điểm được tăng cường, tạo điều kiện hấp dẫn du khách, khách du lịch của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn tỉnh đã tăng lên liên tục qua từng năm, kể cả thời kỳ nền kinh tế suy giảm. Năm 2018, có hơn 2,5 triệu lượt khách đến Thái Nguyên, trong đó tỷ lệ du khách quốc tế giảm từ 3,9% (năm 2014) xuống còn 2,8% (năm 2018) và khách nội địa tăng chậm, bình quân khoảng 8,6%/năm.

Bảng 3.3: Cơ cấu khách du lịch giai đoạn 2014 - 2018

Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 2017 2018

Tổng số lượt khách Lượt 1.801.980 1.890.750 2.060.000 2.229.700 2.500.670 Số lượt khách quốc tế Lượt 70.043 65.860 66.886 66.297 70.050 Số lượt khách nội địa Lượt 1.731.937 1.824.890 1.993.114 2.163.403 2.430.620 Số lượt khách do cơ sở

lưu trú phục vụ Lượt 818.448 896.567 900.235 947.625 1.050.800 Số ngày lưu trú TB Ngày 1,56 1,68 1,65 1,93 2,14

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên)

Phân tích thị phần cho thấy, khách du lịch quốc tế đến Thái Nguyên chiếm tỷ trọng còn rất ít, đây là điểm cần nghiên cứu để xây dựng hướng phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo để thu hút khách quốc tế. Lượng khách du lịch nội địa tăng lên trung bình với tốc độ 8,6%/năm ngay cả trong thời kỳ khó khăn của nền kinh tế; là thành tựu quan trọng, phần nào đã khai thác, phát huy được tiềm năng, lợi thế so sánh để thu được kết quả kích cầu du lịch.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật: Thời gian qua hạ tầng thành phố Thái Nguyên và một số khu du lịch trọng điểm như Khu du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc, Di tích lịch sử ATK (huyện Định Hóa), Di tích lịch sử Thanh niên xung phong Đại đội 915, Di tích khảo cổ Thần Sa (huyện Võ Nhai), Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam... được phát triển. Số cơ sở lưu trú tăng trong khoảng 8% - 17%, số phòng tăng 4% - 8% và nhiều nhà hàng được mở mang thêm.

Bảng 3.4: Hiện trạng cơ sở lưu trú giai đoạn 2014 - 2018

Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 2017 2018

Tổng số cơ sở lưu trú Cơ sở 310 365 370 400 435 Tổng số phòng Phòng 4.150 4.375 4.656 5.023 5.190 Tổng số giường Giường 7.560 7.937 8.068 9.465 11.600 Công suất sử dụng % 52,0 57,0 58,0 66,0 67,0

- Về lao động ngành du lịch: Giai đoạn 2014 - 2018 số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch đều tăng khá. Năm 2018 toàn tỉnh có hơn 3.000 lao động ngành du lịch, gấp hơn 1,6 lần so với năm 2014. Trong đó, số lao động do các cơ quan quản lý ngành trực tiếp quản lý 2.590 người, với tỷ lệ lao động qua đào tạo là 84,9%, (số lao động có trình độ đại học và cao đẳng khoảng chiếm 67,6%).

Bảng 3.5: Chất lượng nguồn lao động ngành du lịch 2014 - 2018

Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 2017 2018

Tổng lao động du lịch Người 1.916 2.257 2.645 2.910 3.150

Lao động ngành Du lịch do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch trực tiếp quản lý

Tổng số lao động Người 1.746 2.060 2.204 2.467 2.590 - Đại học và cao đẳng Người 1.583 1.596 1.614 1.732 1.750

- Trung cấp Người 228 240 390 430 450

- Loại khác Người 65 224 200 305 390

Trình độ ngoại ngữ Người 590 615 745 780 890

TNBQ/tháng Nghìn

đồng 4.000 4.100 4.300 4.550 5.900

(Nguồn: Sở Du lịch, văn hóa và thể thao Thái Nguyên)

Kết quả hoạt động du lịch vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa tạo được đột phá về giá trị, nguyên nhân là do:

- Quá trình đầu tư phát triển, trong đó có phát triển hạ tầng còn thiếu đồng bộ, mới tập trung đầu tư các khu chính, chưa quan tâm đầy đủ đến chất lượng nên khu ăn uống, bãi để xe, công viên và khu nghỉ ngơi, giải trí, khu xử lý rác thải còn thiếu.

- Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch chưa thực sự đi vào cuộc sống, tập trung nhiều vào khu vực Nhà nước nên chất lượng nguồn nhân lực du lịch ở khu vực tư nhân chưa đảm bảo khai thác được tiềm năng lợi thế sẵn có.

- Quản lý hoạt động du lịch chưa chuyên nghiệp, chưa theo kịp chuẩn mực quốc gia, chưa quan tâm xây dựng và đưa vào thực hiện các quy định bắt buộc đối với các doanh nghiệp, du khách tham gia vào hoạt động du lịch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn văn hóa ứng xử đối với người lao động ngành du lịch và nhân dân sinh sống trong hoặc gần khu du lịch.

Vì vậy, giá trị thu được chưa xứng với tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Tỷ lệ khách quốc tế tăng chậm (chiếm khoảng 5% lượng khách). Nguyên nhân do hạ tầng hạn chế, trình độ nguồn nhân lực chưa tương xứng và hoạt động chưa đạt chuẩn mực chung, sản phẩm du lịch chưa đa dạng và độc đáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)