6. Kết cấu của luận văn
4.2.7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của tỉnh nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch. Cần đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện các quy định của Chính phủ về tăng cường quản lý công tác trật tự trị an, bảo vệ môi trường tại các điểm tham quan du lịch, tình hình thực hiện quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; nâng cao chất lượng công tác thẩm định các cơ sở lưu trú; thực hiện nghiêm túc việc xét, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo đúng quy định của pháp luật; đẩy mạnh việc giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về du lịch; tổ chức quán triệt và chỉ đạo thực hiện các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước các cấp cho các doanh nghiệp du lịch; xây dựng môi trường hoạt động kinh doanh lành mạnh, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực du lịch
Để đạt được những nội dung trên, cần tập trung vào một số công việc chủ yếu như:
Một là, hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm mục đích vừa thúc đẩy các doanh
nghiệp kinh doanh trung thực, minh bạch, vừa giúp Nhà nước phát hiện những sai sót của doanh nghiệp để có những biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật. Vì vậy, để công tác thanh tra, kiểm tra nói riêng, quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch nói chung có hiệu lực, hiệu quả cũng như đảm bảo quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp kinh doanh du lịch, phải xác định một cách chính xác phạm vi thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp.
Hai là, đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra. Trình tự, thủ tục thanh tra,
kiểm tra phải được nghiên cứu và thiết kế lại một cách hết sức khoa học để làm sao vừa đảm bảo được mục đích, yêu cầu thanh tra, kiểm tra, vừa có sự kết hợp, phối hợp với các cơ quan chức năng khác để tiến hành gọn nhẹ, không trùng lặp chồng chéo, giảm bớt thời gian, không gây phiền hà cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
Ba là, đào tạo, lựa chọn một đội ngũ những người làm công tác thanh tra,
kiểm tra có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng được yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra trong tình hình mới. Vấn đề này đòi hỏi người lãnh đạo quản lý và những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn người làm công tác thanh tra, kiểm tra phải thay đổi nhận thức về công tác thanh tra, kiểm tra. Năng lực của người cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra không đơn giản chỉ dừng lại ở kiến thức chuyên môn mà đòi hỏi phải có một sự hiểu biết toàn diện về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và có quan điểm đúng đắn khi tiến hành thanh tra, kiểm tra để có thể đánh giá nhanh chóng, chính xác, khách quan bản chất của vấn đề được thanh tra, kiểm tra, tránh sự khô cứng, máy móc.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Du lịch là ngành công nghiệp không khói, có vai trò quan trọng trong phát triển bền vững và bao trùm. Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam nói chúng và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng, có tác động không nhỏ vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa cũng như sự phát triển chung về kinh tế, xã hội của tỉnh. Phát triển các hoạt động du lịch không chỉ tạo thêm việc làm, tăng thu nhập dân cư, góp phần tăng trưởng kinh tế, mà còn góp phần quan trọng vào việc đa dạng hóa thu nhập, đa dạng hóa ngành nghề và sản phẩm dịch vụ. Trong những năm qua, ngành du lịch Thái Nguyên đã có nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, QLNN nhằm phát triển hoạt động du lịch, cũng như phát huy vai trò trung tâm dịch vụ du lịch vùng trung du miền núi phía bắc vẫn còn những bất cập, hạn chế cần được tháo gỡ, như: chưa thu hút được đông đảo du khách đến Thái Nguyên, thời gian lưu trú của du khách còn ngắn, chi tiêu của du khách còn thấp, các tỉnh địa phương trong vùng còn cạnh tranh nhau với các sản phẩm du lịch giống nhau, chồng chéo, chưa tạo được kết nối hiệu quả trong liên kết du lịch. Do đó, cần phải hoàn thiện QLNN đối với hoạt động du lịch, kết nối với các địa phương trong vùng để thúc đẩy phát triển hoạt động du lịch, thu hút ngày càng nhiều du khách, phát huy vai trò trung tâm dịch vụ du lịch và điều phối khách cho toàn vùng là cần thiết. Trước thực tế đó, việc nghiên cứu đề tài "Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại tỉnh Thái Nguyên" có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới. Từ mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, nội dung luận văn đã đạt một số kết quả chính sau:
Một là, luận giải sâu sắc hơn cơ sở lý luận của QLNN đối với hoạt động du lịch, dưới góc độ quản lý theo ngành kết hợp quản lý theo vùng, địa bàn. Trong đó,
làm rõ khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, vai trò, nội dung, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến QLNN đối với hoạt động du lịch cấp tỉnh.
Hai là, phân tích tiềm năng, lợi thế về du lịch để phát triển hoạt động du lịch của tỉnh Thái Nguyên; đánh giá thực trạng hoạt động du lịch và QLNN đối với hoạt động du lịch của tỉnh Thái nguyên tập trung chủ yếu giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.
Ba là, xác định rõ mục tiêu, phương hướng và đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN đối với hoạt động du lịch tại tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025. Các nhóm giải pháp đó là: Nâng cao năng lực hoạch định và hiệu lực của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hoạt động du lịch; hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực QLNN đối với hoạt động du lịch tại tỉnh Thái Nguyên; hoàn thiện xây dựng và triển khai thực hiện các quy định, chính sách về hoạt động du lịch trên địa bàn; khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch; tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động du lịch.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho UBND tỉnh, huyện, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có cái nhìn tổng quát về quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại tỉnh Thái Nguyên, để từ đó đề xuất các chính sách liên quan đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch cho phù hợp với điều kiện của tỉnh Thái Nguyên, nhằm có sự phát triển xứng tầm là trung tâm kinh tế của vùng trung du miền núi phía bắc nói riêng và của nền kinh tế cả nước nói chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết 08- NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Hà Nội.
2. Chính phủ (2004), Quyết định số 204/2006/QĐ-TTg ngày 17/8 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.
3. Chính phủ (2015), Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
xã hội tỉnh Thái Nguyên đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.
4. Chính phủ (2016), quy hoạch xây dựng liên vùng chiến khu cách mạng ATK Định Hóa đến năm 2030, Hà Nội.
5. Chính phủ (2018), Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng
khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc đến năm 2030, Hà Nội.
6. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVIII,
Thái Nguyên.
7. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIX,
Thái Nguyên.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IV, Nxb Sự thật, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1981), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
V, Nxb Sự thật, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết số 41-NQ/TƯ ngày 15/11 của Bộ
đại hóa đất nước, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. Đào Thị Hồng Thúy (2018), "Liên kết phát triển du lịch Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng", văn hóa nghệ thuật, (407).
19. Huỳnh Quốc Thắng (2013), "Đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập", Tạp chí du lịch (2).
20. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2010), Giáo trình Kinh tế du lịch,
Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
21. Phạm Chuẩn - Bích Ngọc (2017), "Thái Nguyên phát triển du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn", Bắc Cạn online.
22. Phạm Thái Hanh (2019), "Ba nhiệm vụ, giải pháp đột phá phát triển du lịch Thái Nguyên", Xây dựng
23. Phạm Thái Hanh (2019), "Giải pháp đột phá phát triển du lịch Thái Nguyên",
Du lịch.
24. Phương Chí Cường (2015), "Ngành du lịch Thái Nguyên phát triển chưa tương xứng với tiềm năng", Nhân dân điện tử.
25. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.
26. Quốc hội (2017), Luật du lịch, số 09/2017/QH14, Hà Nội. 27. Quốc hội (2019), Luật Du lịch, Hà Nội.
28. Sở VH, TT và Du lịch Thái Nguyên (2015), Đề án quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Thái Nguyên đến 2020, Thái Nguyên.
29. Sở VH, TT và Du lịch Thái Nguyên (2014, 2015, 2016, 2017, 2018), Báo cáo
tổng kết hoạt động kinh doanh du lịch, Thái Nguyên
30. Sở VH, TT và Du lịch Thái Nguyên (2015), Chương trình phát triển du lịch Thái Nguyên 2015 - 2020, Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
lịch sinh thái hang Phượng Hoàng - Suối Mỏ Gà.
32. Thủ tướng Chính Phủ (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.
33. Tỉnh ủy Thái Nguyên (2010), Nghị quyết số 09-NQ/TƯ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch từ 2010 đến 2015, Thái Nguyên.
34. Tỉnh ủy Thái Nguyên (2015), Nghị quyết số 08-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Thái Nguyên.
35. Tổng cục Du lịch (2010), Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường cho
phát triển du lịch, Công ty in Tiến bộ, Hà Nội.
36. Tổng cục Du lịch (2014), Kỷ yếu hội thảo bảo vệ môi trường du lịch, Hà Nội. 37. Tổng cục Du lịch (2014), Tài liệu Hội thảo xây dựng luật du lịch Việt Nam,
Hà Nội.
38. UBND tỉnh Thái Nguyên (2017), Quyết định phê duyệt chương trình phát triển văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thái Nguyên 2017 - 2020, Thái Nguyên.
PHỤ LỤC Phụ lục 1:
PHIẾU ĐIỀU TRA CÁN BỘ QLNN VỀ DU LỊCH
Anh/chị vui lòng bớt chút thời gian cho biết các thông tin về những vấn đề dưới đây. Xin vui lòng đánh dấu X vào các ô tương ứng với phát biểu đánh giá về mức độ đồng ý của Anh/ chị trong các nhận định. Mọi thông tin mà anh/chị cung cấp chỉ dành cho cuộc nghiên cứu của chúng tôi và được giữ bí mật riêng. Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của anh/chị!
Phần I: Thông tin chung
1. Họ tên: ………... 2. Địa chỉ: ……….. 3. Giới tính:Nam □ Nữ □
4. Tuổi:
□ <35 tuổi □ 36-44 tuổi □ 45-55 tuổi □ > 55 tuổi 5. Công việc hiện tại
□ Chủ tịch, phó chủ tịch □ Giám đốc, phó giám đốc □ Trưởng, phó phòng 6.Trình độ chuyên môn
□ Sau đại học □ Đại học □ Cao đắng □ Trung cấp □ Khác 7. Số năm công tác
□ <8năm □ 8-15 năm □ 15-25 năm □ > 25 năm
Phần II: Nội dung khảo sát
Mỗi tiêu chí lựa chọn câu trả lời anh/chị vui lòng tích dấu (x) vào ô trống tương ứng với quy ước sau đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
STT Tiêu chí 1 2 3 4 5
1. Đánh giá về công tác tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, biện pháp liên quan đến du lịch
X1 Tích cực ban hành chính sách, tuyên truyền phổ biến quy định pháp luật về du lịch
X2 Thu hút các đối tượng đầu tư vào ngành du lịch X3 Cơ chế phối hợp với các sở ban ngành địa phương X4 Cải thiện môi trường đầu tư du lịch
X5 Xây dựng chương trình xúc tiến quảng bá du lịch X6 Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch
2. Đánh giá về công tác quy hoạch phát triển du lịch Thái Nguyên
X7 Quy hoạch theo tiềm năng thế mạnh du lịch của địa phương
X8 Quy hoạch phát triển du lịch có gắn với phát triển bền vững, bảo vệ môi trường
X9 Quy hoạch đồng bộ, có sự tham gia các thành phần kinh tế địa phương
X10
Quy hoạch thể hiện được tầm nhìn, chiến lược về thời gian, không gian, tiềm năng của ngành du lịch địa phương
X11 Quy hoạch theo chiều rộng và chiều sâu cho du lịch
3. Đánh giá công tác kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và cải cách hành chính trong du lịch
X12 Đã xây dựng bộ máy QLNN theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, hiệu quả
X13 Cơ cấu nhân lực trong bộ máy sắp xếp hợp lý, khoa học
X14 Chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí được quy định rõ ràng, công khai
STT Tiêu chí 1 2 3 4 5
địa phương
X16 Bộ máy đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của tỉnh
4. Đánh giá công tác đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch
X17 Nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của tỉnh
X18 Hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại cho lao động du lịch
X19 Xây dựng chiến lược bài bản trong đào tạo nguồn nhân lực
X20 Chính sách ưu đãi, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao
X21 Áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam (VTOS)
5. Đánh giá công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm
X22 Thanh tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp du lịch thường xuyên theo định kỳ
X23 Phạm vi, trình tự, thủ tục thanh tra và xử lý vi phạm X24 Năng lực và trình độ của cán bộ thanh tra
X25 Phối hợp của các ngành chức năng