Phân tích cho thấy, Lữ đoàn chƣa thực sự phát huy hết tính tự chủ cũng nhƣ vai trò trong quản lý tài chính đối với sự phát triển của đơn vị. Ở một số bộ phận quản lý tài chính vẫn còn tâm lý cấp phát xin cho trong việc tạo lập và phân bổ kinh phí NSNN, NSQP hay tâm lý hoàn thành nhiệm vụ mà chƣa quan tâm đến vấn đề chất lƣợng. Tính chủ động, sáng tạo chƣa đƣợc phát huy để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản trị tài chính tại đơn vị. Một mặt,do đơn vị chƣa có cơ chế, chính sách khen thƣởng thích đáng tạo động lực cho cán bộ quản lý tài chính nâng cao chất lƣợng quản lý tài chính. Mặt khác, do cơ chế quản lý tài chính quân đội hiện nay chƣa hoàn toàn tạo điều kiện cho đơn vị
dự toán trong việc chủ động kinh phí đƣợc giao để thực hiện nhiệm vụ. Việc cấp NSNN, NSQP trong năm đƣợc thực hiện nhiều lần tuỳ theo nhu cầu phát sinh. Điều này khiến đơn vị bị động trong khi triển khai một số nhiệm vụ.
Do đó, để phát huy tính tự chủ trong quản lý tài chính, để quản lý tài chính thực sự là một công cụ giám sát một cách toàn diện các mặt hoạt động khác của đơn vị, đảm bảo tính kịp thời Lữ đoàn cần xây dựng cơ chế, chính sách khen thƣởng hợp lý cũng nhƣ gắn trách nhiệm đối với cán bộ nhân viên quản lý tài chính. Chế độ ngoài phần lƣơng, thƣởng, phụ cấp và các chế độ phúc lợi hữu hình, đơn vị cần quan tâm đến thể chất, tinh thần phi vật chất. Cơ chế, chính sách cần đảm bảo lợi ích để tạo động lực cho cán bộ nhân viên quản lý tài chính. Lữ đoàn đảm bảo cơ chế ƣu đãi tinh thần thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi để động viên, khen thƣởng, đánh giá đúng ngƣời tài, đúng giá trị công sức đóng góp, bảo đảm quyền tự chủ, chủ động cho cán bộ quản lý cũng nhƣ nhân viên tài chính tại Lữ đoàn. Bên cạnh đó, vấn đề bố trí, sử dụng, sắp xếp công việc hợp lý cần đƣợc quan tâm đảm bảo phát huy tốt nhất năng lực cũng nhƣ bố trí đúng ngƣời, đúng việc. Bố trí, sử dụng nhân lực nói chung, nhân lực quản lý tài chính nói riêng phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ công tác cũng nhƣ phù hợp với trình độ, năng lực chuyên môn. Do đó, vấn đề ƣu tiên trong đào tạo, bồi dƣỡng để nâng cao hơn nữa chất lƣợng nhân lực quản lý tài chính cần đƣợc chú trọng và ƣu tiên. Việc khuyến khích, ủng hộ các sáng kiến trong quản lý tài chính là cơ sở để ngày càng nâng cao chất lƣợng tham mƣu cho cấp trên. Nhƣ vậy, cơ chế chính sách thƣởng phạt hợp lý sẽ tạo động lực, tạo môi trƣờng làm việc đảm bảo tính công bằng, chuyên nghiệp, thu hút lao động chất lƣợng cao.