So sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng. Mục đích của so sánh nhằm tìm ra sự khác biệt, sai lệch hoặc xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu phân tích, từ đó giúp chủ thể có căn cứ để ra quyết định.
Có ba hình thức so sánh cơ bản đó là: so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tƣơng đối và so sánh với số bình quân. Khi sử dụng phƣơng pháp so
sánh cần đảm bảo điều kiện so sánh đƣợc của chỉ tiêu. Các chỉ tiêu so sánh cần có sự thống nhất về nội dung kinh tế, phƣơng pháp tính, thời gian và đơn vị đo lƣờng.
Trong luận văn, tác giả sử dụng phƣơng pháp so sánh để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Tác giả sử dụng hai dạng thức so sánh đó là so sánh số tuyệt đối và so sánh số tƣơng đối.
So sánh số tuyệt đối để phản ánh quy mô của từng nguồn thu, nguồn chi của đơn vị. So sánh số tƣơng đối ở 2 dạng thức chính đó là:
Một, so sánh số tƣơng đối kế hoạch: Tác giả sử dụng chỉ tiêu phản ánh nguồn thu/phân bổ kinh phí giữa số thực tế đƣợc cấp với số kế hoạch để đánh giá chất lƣợng lập kế hoạch tài chính của đơn vị.
Tỷ lệ % số thực tế đƣợc cấp/kế hoạch = 𝑔𝑖á 𝑡𝑟 ị 𝑡ℎự𝑐 𝑡ế đượ𝑐 𝑐ấ𝑝
𝑔𝑖á 𝑡𝑟 ị 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑘ế ℎ𝑜ạ𝑐ℎ x 100%
Hai, so sánh số tƣơng đối thực hiện: Tác giả sử dụng chỉ tiêu phản ánh nguồn thu/phân bổ kinh phí giữa số thực hiện với số đƣợc cấp để đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch trong kỳ.
Tỷ lệ % số thực tế/ số đƣợc cấp = 𝑔𝑖á 𝑡𝑟 ị 𝑡ℎự𝑐 𝑡ế 𝑝ℎá𝑡 𝑠𝑖𝑛 ℎ
𝑔𝑖á 𝑡𝑟 ị 𝑡ℎự𝑐 𝑡ế đượ𝑐 𝑐ấ𝑝 x 100%
Phƣơng pháp so sánh đƣợc tác giả sử dụng chủ yếu ở chƣơng 3, mục 3.2.