KHÁI QUÁT VỀ LỮ ĐOÀN22 9 BỘ TƢ LỆNH CÔNG BINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại lữ đoàn 229 bộ tư lệnh công binh​ (Trang 58)

Lữ đoàn Công binh Công trình 229, tiền thân là Trung đoàn Công binh 151 - Trung đoàn Công binh đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đƣợc thành lập ngày 15/01/1951 tại căn cứ địa cách mạng thôn Khuôn Lân, xã Hợp Thành, huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên.

Tháng 3/1958 Trung đoàn 151 đƣợc tổ chức thành Trung đoàn 229 gồm

3 tiểu đoàn (02 tiểu đoàn nhân lực và 01 tiểu đoàn xe máy).

Giai đoạn 1955- 1964 là quá trình xây dựng, huấn luyện và SSCĐ.

Trung đoàn ra đời trong lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chuyển sang giai đoạn ác liệt, Trung đoàn liên tục tham gia 7 chiến dịch lớn (Trần Hƣng Đạo, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung, Tây Bắc, Hoà Bình, Thƣợng Lào và đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ). Qua 10 năm xây dựng, Trung đoàn 229 đã có sự chuyển biến quan trọng về chất, trở thành một đơn vị có nền nếp tác phong chính quy, làm chủ đƣợc trang bị kỹ thuật, đáp ứng đƣợc các nhiệm vụ của một trung đoàn công binh công trình cơ động chiến lƣợc.

Giai đoạn 1965 – 1975: Trong kháng chiến chống Mỹ, Trung đoàn 229

đã đƣợc sử dụng vào những nhiệm vụ công trình quan trọng của cấp chiến lƣợc nhƣ: xây dựng công sự kiên cố cho sở chỉ huy tốt cao, cho quân khu trọng yếu, mở và bảo đảm đƣờng chiến lƣợc - chiến dịch cho ta và cho nƣớc bạn, tham gia chiến dịch quy mô lớn trên hƣớng chủ yếu. Năm 1972, Trung đoàn đã tham gia chiến dịch Quảng Trị - chiến dịch dài ngày và ác liệt nhất

của Quân đội ta. Dƣới mƣa bom, bão đạn của đế quốc Mỹ, Trung đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao.

Giai đoạn 1976 – 1987: Tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới và giúp

cách mạng Campuchia. Tháng 02/1981, Trung đoàn phát triển thành Lữ đoàn 229 theo Quyết định số 808/QP ngày 3 tháng 02 năm 1981. Trong chiến tranh Biên giới phía Bắc, Lữ đoàn đó tham gia xây dựng hàng trăm công sự, điểm tựa, cụm điểm tựa dọc biên giới thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Hà Tuyên, Quảng Ninh. Tiểu đoàn 2 đƣợc điều động vào chiến đấu ở biên giới Tây Nam và giúp nƣớc bạn Campuchia, giải phóng thoát khỏi chế độ diệt chủng Pôn pốt.

Giai đoạn 1988 – 1955: Xây dựng Lữ đoàn vững mạnh toàn diện trong

thời kỳ đất nƣớc đổi mới. Lữ đoàn 229 tập trung sức vào công tác huấn luyện nâng cao bản lĩnh chiến đấu và củng cố trang bị, xây dựng doanh trại. Đặc biệt Lữ đoàn thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác nhƣ rà phá bom mìn, xây dựng công trình, cứu nạn, cứu hộ,… Trong nhiệm vụ làm kinh tế, Lữ đoàn đã dám nghĩ dám làm, chấp hành nghiêm các quy định của cấp trên, thu đƣợc hiệu quả ngày càng cao, góp phần đáng kể vào việc nâng cao đời sống vật chất tinh thần của bộ đội trong công cuộc đổi mới toàn diện của đất nƣớc.

Giai đoạn 1996 – nay: Xây dựng Lữ đoàn vững mạnh toàn diện vững

bƣớc vào thế kỷ XXI. Lữ đoàn ngày càng vững mạnh, luôn là đơn vị dẫn đầu trong các đơn vị trực thuộc Binh chủng, là một trong những đơn vị điển hình xuất sắc của toàn quân.

Một số thành tích tiêu biểu của Lữ đoàn 229:

Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, Lữ đoàn đó đƣợc Đảng, Nhà nƣớc phong tặng danh hiệu cao quý "Đơn vị Anh hùng Lực lƣợng vũ trang nhân dân" năm 1985;

Tiểu đoàn 2 đƣợc phong tặng 2 lần danh hiệu "Đơn vị Anh hùng LLVTND" năm 1972 và năm 1989;

Tiểu đoàn 1 đƣợc phong tặng danh hiệu "Đơn vị anh hùng Lực lƣợng vũ trang nhân dân" thời kỳ đổi mới" năm 2000;

Đại đội 8 - Tiểu đoàn 3 đƣợc tuyên dƣơng danh hiệu "Đơn vị Anh hùng Lực lƣợng vũ trang nhân dân" năm 1989;

06 cá nhân đƣợc tuyên dƣơng danh hiệu Anh hùng Lực lƣợng vũ trang nhân dân.

Ngoài các danh hiệu trên Lữ đoàn còn đƣợc tặng nhiều phần thƣởng cao quý khác.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Lữ đoàn 229

Trong thời chiến:

Là Lữ đoàn Công binh công trình dự bị chiến lƣợc của BQP, trong thời chiến Lữ đoàn đƣợc bổ sung quân số, kiện toàn tổ chức biên chế làm nhiệm vụ bộ đội chiến đầu trên hƣớng Đông Bắc.

Trong thời bình

Những năm trƣớc đây, nhiệm vụ chủ yếu là huấn luyện, SSCĐ. Từ năm 2007, nhiệm vụ của Lữ đoàn có sự phát triển và phân tán, là đơn vị có nhiệm vụ đa dạng nhất trong Binh chủng Công binh nhƣ:

Nhiệm vụ huấn luyện;

Nhiệm vụ sẵn sàng chiến đầu, phòng chống lụt bão, phòng chống giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả sập đổ công trình;

Nhiệm vụ xây dựng công trình chiến đấu (01 tiểu đoàn đang xây dựng công trình ngầm cho Binh chủng Đặc công và Thông tin liên lạc);

Nhiệm vụ rà phá bom mìn, vật nổ;

3.1.3. Tổ chức bộ máy biên chế vàbộ máy quản lý tài chínhtại Lữ đoàn 229

Hiện nay, Lữ đoàn đóng quân tại phƣờng Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh với diện tích đất Quốc phòng giao 36,8 ha.

3.1.3.1. Tổ chức bộ máy biên chế

Lữ đoàn đƣợc tổ chức biên chế theo Quyết định số 457/QĐ-TM ngày 04/5/2006 của Tổng Tham mƣu trƣởng, gồm chỉ huy Lữ đoàn, các phòng, ban, đơn vị. Quân số của Lữ đoàn theo biên chế: 650 đồng chí. Trong đó quân số thƣờng xuyên chiếm từ 85% đến 95%. Cơ cấu tổ chức bộ máy biên chế của Lữ đoàn gồm:

Ban chỉ huy Lữ đoàn;

04 Phòng: (Tham mƣu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật);

02 Ban: (Hành chính, tài chính);

03 Tiểu đoàn:

+ Tiểu đoàn Công binh công trình 1;

+ Tiểu đoàn Công binh sở chỉ huy, trận địa, cứu sập 2; + Tiểu đoàn Công binh cầu đƣờng, nguỵ trang 3.

02 đại đội trực thuộc:

+ Đại đội Thông tin trực thuộc Phòng Tham mƣu; + Đại đội Sửa chữa trực thuộc Phòng Kỹ Thuật.

Riêng ngành Kỹ thuật gồm: + Phòng Kỹ thuật

+ 01 Đại đội Sửa chữa: bảo đảm tình trạng kỹ thuật cho xe máy, trang bị của đơn vị;

Tổ chức đảng, tổ chức đoàn 3 cấp và 01 Hội phụ nữ cơ sở

(Nguồn: Ban hành chính của Lữ đoàn 229)

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức biên chế của Lữ đoàn 229

Ban chỉ huy Lữ đoàn 229 Phòng Kỹ thuật Phòng tham mƣu Phòng Chính trị Phòng Hậu cần Lữ đoàn Bộ Tiểu đoàn 1 Công trình Tiểu đoàn 2 Đặc nhiệm Tiểu đoàn 3 Cầu đƣờng Ban Hành chính Ban Tài chính

3.1.3.2. Bộ máyquản lý tài chính của Lữ đoàn 229

 Cơ cấu các đơn vị dự toán của Lữ đoàn: Lữ đoàn 229 là các đơn vị dƣ̣ toán cấp III trực thuộc Binh chủng Công binh. Lữ đoàn có 4 đơn vị dự toán cấp IV trực thuộc sau:

Cơ quan Lữ đoàn bộ;

Tiểu đoàn 1 công trình;

Tiểu đoàn 2 đặc nhiệm;

Tiểu đoàn 3 cầu đƣờng;

 Hệ thống quản lý tài chính của Lữ đoàn gồm: Ban Tài chính Lữ đoàn, nhân viên tài chính lữ đoàn bộ, nhân viên tài chính các tiểu đoàn, nhân viên quản lý các bếp ăn. Tổng quân số gồm 13 đồng chí, cụ thể:

Ban tài chính Lữ đoàn gồm 05 đồng chí: 01 đồng chí sỹ quan là Trƣởng ban tài chính; 04 đồng chí là quân nhân chuyên nghiệp làm kế toán tổng hợp, thủ quỹ, nhân viên tài chính.

Các đơn vị trực thuộc là đơn vị cấp 4, mỗi đơn vị gồm 02 đồng chí quân nhân chuyên nghiệp làm nhân viên tài chính và nhân viên quản lý bếp

Ban tài chính của Lữ đoàn có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép, quản lý công tác tài chính của Lữ đoàn. Ban tài chính trực tiếp lập các báo cáo tài chính, các kế hoạch tài chính. Việc đƣa ra các quyết định tài chính theo phân cấp thẩm quyền đƣợc quy định. Trong đó, Trƣởng ban tài chính phục trách toàn bộ việc tổ chức, chỉ đạo công tác tài chính, quản lý và kiểm soát quá trình thực hiện công tác tài chính tại các đơn vị trực thuộc.

3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI LỮ ĐOÀN 229- BỘ TƢ LỆNH CÔNG BINH GIAI ĐOẠN 2015 ĐẾN 2018 ĐOÀN 229- BỘ TƢ LỆNH CÔNG BINH GIAI ĐOẠN 2015 ĐẾN 2018

Lữ đoàn 229 là một đơn vị dự toán NSNN cấp 3 thuộc BQP. Ngoài nhiệm vụ thƣờng trực huấn luyện, SSCĐ, đơn vị còn đƣợc giao các nhiệm vụ

đặc biệt nhƣ rà phá bom mìn, xây dựng công trình, làm đƣờng và một số nhiệm vụ đột xuất nhƣ cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố công trình ngầm,… Hoạt động chính của Lữ đoàn có thể phân thành 3 hoạt động: (1) Hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản; (2) Hoạt động thƣờng xuyên và (3) Hoạt động có thu. Công tác quản lý tài chính chủ yếu tại đơn vị là quản lý thực hiện các khâu của chu trình ngân sách đối với các nhiệm vụ thƣờng xuyên và đột xuất. Bên cạnh đó Lữ đoàn cũng tham gia hoạt động sản xuất, tạo thêm nguồn thu cho đơn vị, song nguồn tài chính từ hoạt động này chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với nguồn thu từ NSNN, NSQP cấp.

3.2.1. Thực trạng lập kế hoạch tài chính tại Lữ đoàn 229

Căn cứ Luật NSNN ngày 25/6/2015, căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19/6/2015 và các văn bản hƣớng dẫn Luật; căn cứ Nghị định 165/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 quy định về quản lý, sử dụng NSNN đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh,… Hàng năm, Lữ đoàn 229 tiến hành lập kế hoạch tài chính gửi lên cấp trên trực thuộc theo quy định phân cấp của BQPđể xét duyệt.

Lữ đoàn 229 là đơn vị dự toán NSNN có hoạt động có thu là rà phá bom mìn, tăng gia sản xuất tập trung và huy động một số quỹ. Đối với hoạt động có thu đƣợc lập dự toán riêng phục vụ công tác quản lý tại đơn vị trên nguyên tắc tự chịu trách nhiệm và không làm ảnh hƣởng đến nhiệm vụ chính trị. Tuy nhiên, do đặc thù của hoạt động rà phá bom mìn rất khó kiểm soát và nguồn từ hoạt động có thu chiếm tỷ trọng nhỏ, Lữ đoàn chƣa chú trọng lập kế hoạch tài chính cho hoạt động này. Đối với hoạt động của đơn vị sử dụng chủ yếu nguồn NSNN và NSQP. Lữ đoàn tiến hành lập dự toán kinh phí nhƣ sau:

Căn cứ biên chế quân số, trên cơ sở nhiệm vụ quốc phòng hàng năm và chế độ, định mức, tiêu chuẩn theo qui định. Lữ đoàn tiến hành tập hợp các

báo cáo Bộ Tƣ lệnh. Việc lập dự toán kinh phí của Lữ đoàn do ban Tài chính Lữ đoàn lập và chịu trách nhiệm. Nội dung của dự toán chi gồm có:

+ Chi thƣờng xuyên: Chi bảo đảm đời sống vật chất, văn hoá tinh thần, chính sách cho sĩ quan, quân dội; chi hoạt động huấn luyện, nghiệp vụ nhƣ chi huấn luyện, điều động sẵn sàng chiến đấu, chi thực hiện nghĩa vụ quân sự và công tác tuyển quân, chi công tác giáo dục quốc phòng, an ninh; chi bảo đảm kỹ thuật, mua sắm vũ khí, khí tài quân sự;…

+ Chi đầu tƣ phát triển

+ Chi các hoạt động sự nghiệp: Chi thực hiện đảm bảo xã hội, chi thực hiện chế độ, chính sách với ngƣời lao động, chi thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia,…

Phƣơng pháp tiến hành lập dự toán đối với một số nội dung chi chính của Lữ đoàn 229 đó là: Đối với các khoản kinh phí theo định mức, Lữ đoàn căn cứ quân số và dự báo số lƣợng để lập dự toán;Đối với các khoản kinh phí cho các hoạt động thƣờng xuyên hàng năm, Lữ đoàn căn cứ vào dự toán đƣợc giao năm liền trƣớc;Đối với các chƣơng trình, mục tiêu đột xuất, Lữ đoàn căn cứ khối lƣợng công việc cần hoàn thành làm căn cứ chính lập dự toán kinh phí theo từng tháng, quý, từng năm.

3.2.2. Thực trạng tổ chức, thực hiện kế hoạch tài chính tại Lữ đoàn229

3.2.2.1. Tạo lập nguồn thu tại Lữ đoàn

Trên cơ sở dự toán ngân sách đƣợc duyệt, Lữ đoàn nhận phân bổ ngân sách từ cấp trên tạo nguồn thu. Tổng số NSNN cấp cho Lữ đoàn năm 2016 là 92 tỷ đồng, năm 2017 là 104.69 tỷ đồng và năm 2018 giảm nhẹ còn 103 tỷ đồng. Trong đó NSQP là chủ yếu, chiếm từ 79% đến 82,41% tổng nguồn thu từ ngân sách; còn lại là trực tiếp từ NSNN (bảng 3.2). Quá trình thanh toán đƣợc thực hiện theo quy định của nhà nƣớc về chấp hành ngân sách. Theo số

liệu báo cáo quyết toán ngân sách và tổng kết công tác tài chính hàng năm, số thu từ hoạt động có thu (đã trừ chi phí) từ năm 2016 đến 2018 lần lƣợt là 2.8 tỷ đồng; 3 tỷ đồng và 3.15 tỷ đồng. Nguồn thu từ hoạt động có thu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (dƣới 3%) so với tổng nguồn thu của đơn vị. (Biểu đồ 3.1)

Đơn vị: nghìn đồng

Biều đồ 3.1. Cơ cấu nguồn thu của Lữ đoàn 229 các năm 2016 đến 2018

(Nguồn: Tính toán từ số liệu Ban tài chính Lữ đoàn)

3.2.2.2. Phân bổ, sử dụng nguồn thutại Lữ đoàn

Căn cứ Quyết định giao dự toán, Thƣờng vụ, Đảng uỷ chỉ huy Lữ đoàn quán triệt nhiệm vụ thu, chi ngân sách năm, chỉ đạo các cơ quan khẩn trƣơng lập kế hoạch chi tiêu ngân sách năm, chi tiết từng tháng, quý.

Trên cơ sở dự toán đã đƣợc duyệt, các quy định của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền về tiêu chuẩn, định mức thu, chi tài chính, quy chế chitiêu nội bộ của đơn vị, thủ trƣởng đơn vị giao Ban tài chính Lữ đoàn và các đơn vị có liên quan thực hiện các chi tiêu tài chính đã đƣợc duyệt.

Quá trình phân bổ, sử dụng nguồn NSNN, NSQP đƣợc ban Tài chính phản ánh, ghi chép vào hệ thống sổ sách, tài khoản theo mục lục ngân sách đúng hƣớng dẫn một cách kịp thời và gắn với từng nhiệm vụ cụ thể của lữ

2016 2017 2018 Số thu từ hoạt động có thu 2,859,878 3,013,649 3,154,302 Số NSNN, NSQP cấp 91,930,995 104,692,209 103,159,042 % số thu từ từ hoạt động có thu 3.02% 2.80% 2.97% 2.65% 2.70% 2.75% 2.80% 2.85% 2.90% 2.95% 3.00% 3.05% - 20,000,000 40,000,000 60,000,000 80,000,000 100,000,000 120,000,000

đoàn, làm cơ sở thuận lợi trong đánh giá kết quả quản lý tài chính cũng nhƣ công tác kiểm tra, giám sát. Hàng tháng, quý, 6 tháng, kế toán, Trƣởng ban tài chính lập báo kết quả thu/chi tài chính gửi Thủ trƣởng đơn vị. Cuối năm thực hiện lập báo cáo thanh quyết toán và đánh giá công tác quản lý tài chính tại Lữ đoàn gửi cấp trên.

Lữ đoàn 229 tổ chức thực hiện phân bổ kinh phí cho các ngành theo đúng mục lục ngân sách đƣợc giao. Cụ thể đối với một số nội dung chi chính nhƣ sau:

Phân bổ kinh phí thƣờng xuyên: lữ đoàn căn cứ vào báo các quân số đã đƣợc liên thẩm quân giữa cơ quan cán bộ, quân lực, ban tài chính. Ban tài chính Lữ đoàn tiến hành lập bảng lƣơng, phụ cấp cho các đơn vị. Căn cứ bảng lƣơng, phụ cấp, tiền ăn theo tiêu chuẩn chế độ để đảm bảo cấp phát cho các đơn vị từ đầu tháng (trong khoảng 10 ngày). Cuối tháng đơn vị tổng hợp báo cáo quyết toán về Ban tài chính.

Phân bổ kinh phí nghiệp vụ ngành: Căn cứ kế hoạch chi đã lập theo quý, tháng đƣợc phê duyệt và đƣợc cấp kinh phí từ cấp trên. Ban tài chính đảm bảo kinh phí và hƣớng dẫn ngành chi tiêu theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ. Tổng hợp và lập báo cáo quyết toán hàng tháng, quý và năm với Bộ tƣ lệnh.

Đặc biệt với đặc thù căn bản của đơn vị dự toán quân đội đó là sử dụng NSNN, NSQP cấp để phân bổ kinh phí bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ. Bởi vậy, việc phân bổ, sử dụng nguồn NSNN, NSQP phải gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đúng đối tƣợng, đúng trình trình tự và kịp thời.Hàng năm, Lữ đoàn 229 đã tiến hành phân bổ kinh phí để bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao theo đúng thứ tự ƣu tiên các nhiệm vụ đó là: tập trung cho huấn luyện SSCĐ; bảo đảm đời sống, vật chất tinh thần của bộ đội; bảo đảm kỹ thuật mua sắm, bảo quản sửa chữa trang thiết bị công bình, đầu tƣ xây dựng cơ bản các dự án, công trình và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại lữ đoàn 229 bộ tư lệnh công binh​ (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)