Thứ nhất, sự đa dạng của sản phẩm và nhu cầu của khách hàng
Với sự hấp dẫn của thị trường tài chính cá nhân thì ngày càng có có nhiều tổ chức không chỉ ngân hàng mà cả các tổ chức phi ngân hàng tham gia cung cấp các dịch vụ bán lẻ như: Công ty bảo hiểm, các quỹ, công ty tài chính… Các công ty bảo hiểm nhân thọ ngày càng lấn sân các NHTM với nhiều sản phẩm và dịch vụ tài chính, đặc biệt là các dịch vụ tài chính cá nhân. Mặc khác, ngoài dịch vụ tài chính, các tổ chức phi tài chính cũng đang thâm nhập khá mạnh vào thị trường bán lẻ thông qua các sản phẩm cho vay tiêu dùng như cho vay mua nhà, ô tô dưới dạng trả góp hoặc cho thuê tài chính. Do đó, các sản phẩm dịch vụ cá nhân trên thị trường bán lẻ Việt Nam ngày càng đa dạng và phong phú, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. BIDV cũng cố gắng đi sâu nghiên cứu nhu cầu của từng phân khúc khách hàng, tham khảo các sản phẩm dịch vụ từ các ngân hàng khác để đưa ra những sản phẩm mới nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng.
Về nhu cầu của khách hàng, trình độ của khách hàng cao hơn dẫn đến xu hướng sử dụng dịch vụ nhiều hơn và khả năng tiếp cận dễ dàng với các phương tiện
80
giao dịch hiện đại như: Internet, ATM, POS… đồng thời phát sinh các nhu cầu về dịch vụ hiện đại như: Tư vấn đầu tư, ủy thác đầu tư, các dịch vụ thanh toán không cần dùng tiền mặt như thẻ, séc, chuyển tiền… của khách hàng cá nhân. Các xu hướng hành vi của khách hàng cũng như tâm lý và thói quen sử dụng tiền mặt trong tiêu dùng của đại bộ phận dân cư có ảnh hưởng quyết định việc các ngân hàng cung ứng loại sản phẩm dịch vụ nào, qua kênh nào, vào thời điểm nào cho phù hợp, đạt hiệu quả nhất.
Thứ hai, môi trường pháp lý
Chính phủ và NHNN đã ban hành rất nhiều các văn bản luật, quy chế liên quan đến hoạt động ngân hàng và không ngừng sửa đổi, hoàn thiện sao cho phù hợp với những đổi mới của nền kinh tế. Nhưng hệ thống pháp luật về ngân hàng hiện nay vẫn chưa thật hoàn chỉnh, chưa đồng bộ, chưa đủ khả năng bao quát hết các vấn đề, các trường hợp xảy ra. Đồng thời, Chính phủ và NHNN cũng chưa ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động bán lẻ của ngân hàng như: Luật bảo vệ người tiêu dùng, Luật an toàn thông tin khách hàng,… nhằm tạo một hành lang pháp lý chặt chẽ cho các NHTM cũng như BIDV Chi nhánh Cẩm Phả triển khai, mở rộng hoạt động bán lẻ.
Thứ ba, sự cạnh tranh giữa các NHTM
Hiện nay, hoạt động của BIDV Chi nhánh Cẩm Phả không chỉ chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố pháp lý, khoa học công nghệ nói chung mà còn ảnh hưởng rất nhiều từ hoạt động của các ngân hàng khác. Hệ thống các NHTM ở Việt Nam hiện nay rất đa dạng, không chỉ có các ngân hàng trong nước mà còn có các ngân hàng liên doanh nước ngoài như: Ngân hàng IndovinaBank, ngân hàng Việt – Nga, hay các ngân hàng 100% vốn nước ngoài như ANZ, HSBC… Đặc biệt đối với các ngân hàng nước ngoài có quy mô hoạt động lớn, tiềm lực tài chính mạnh, có kinh nghiệm lâu năm trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ, quy trình quản lý rủi ro hữu hiệu, chăm sóc khách hàng chu đáo.
BIDV Chi nhánh Cẩm Phả lựa chọn dịch vụ NHBL là chiến lược phát triển lâu dài, vì vậy sự cạnh tranh giữa Chi nhánh với các ngân hàng khác rất khốc liệt.
81
Trong số các NHTM trong nước cũng dần hình thành các nhóm ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh, mạng lưới rộng rãi, có thể ảnh hưởng nhất định tới thị trường tiền tệ tại Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng trong nước cũng đã bước đầu có sự liên kết với nhau. Sự hợp tác trong cạnh tranh lành mạnh của các NHTM có ảnh hưởng rất lớn đến bộ mặt của ngành trong việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ. Các NHTM có thể hợp tác với nhau để đem đến các dịch vụ tiện tích cho khách hàng và cùng chia sẻ lợi ích giữa các bên. Tuy nhiên, cũng có một số ngân hàng quá chú trọng đến lợi ích riêng chưa quan tâm đến lợi ích của toàn toàn hệ thống. Cụ thể trong hoạt động thanh toán séc, thẻ, sử dụng mạng lưới ATM… gây ra lãng phí vốn, thời gian và sự cạnh tranh không đáng có giữa các NHTM và gây bất lợi cho khách hàng.
Thứ tư, khoa học công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng
Hạ tầng công nghệ nói chung, công nghệ thông tin và viễn thông nói riêng phát triển đồng bộ sẽ hỗ trợ cho phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng. Công nghệ là tiền đề để lưu giữ và xử lý tập trung cơ sở dữ liệu cho phép tự động hóa các giao dịch ngân hàng, giúp thời gian thực hiện giao dịch nhanh hơn, độ chính xác và an toàn cao hơn. Công nghệ hỗ trợ việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ hiện đại, đáp ứng các nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Trình độ công nghệ thấp thì dịch vụ ngân hàng sẽ nghèo nàn, tốc độ xử lý chậm và không an toàn. Công nghệ còn giúp cho công tác quản lý của ngân hàng tốt hơn, chuyên môn hóa trong việc xử lý giao dịch như: Trung tâm thẻ, trung tâm thanh toán, trung tâm dịch vụ khách hàng…
82
CHƢƠNG 4
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH CẨM PHẢ
4.1. Định hƣớng phát triển hoạt động NHBL của các NHTM tại Việt Nam
4.1.1. Tiềm năng phát triển hoạt động NHBL của các NHTM tại Việt Nam
4.1.1.1. Môi trường chính trị, luật pháp, kinh tế xã hội
- Môi trƣờng chính trị, luật pháp: Việt Nam là quốc gia có môi trường
chính trị khá ổn định trong những năm qua và được dự báo ngày càng hoàn thiện trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Một hệ thống pháp luật khá hoàn chỉnh, đồng bộ, nhất quán, ổn định và minh bạch sẽ là yếu tố thúc đẩy kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng, đặc biệt là các hoạt động NHBL. Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã và đang hoàn thiện và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật nhằm định hướng và tạo thuận lợi cho các NHTM trong việc cung cấp dịch vụ nói chung và dịch vụ NHBL nói riêng. Các quy định đã giúp cho các NHTM cụ thể hóa, đơn giản hoá và công nghệ hoá các quy trình, thủ tục liên quan đến dịch vụ ngân hàng như chữ ký điện tử, chứng từ điện tử, chế độ bảo mật… Đây chính là hành lang pháp lý thông thoáng giúp các NHTM triển khai các sản phẩm dịch vụ mới phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng.
- Môi trƣờng kinh tế:
Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế vĩ mô ổn định. Mặc dù tình hình kinh tế trên thế giới có biến động lớn, song kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng ổn định. Đây là yếu tố quyết định đảm bảo cho sự tăng trưởng của thị trường dịch vụ khách hàng cá nhân và cũng là tiền đề cơ bản tạo niềm tin cho khách hàng cá nhân trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng. Khi đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, tỷ lệ tiết kiệm ngày càng tăng lên trong thu nhập hộ gia đình sẽ là tiền đề cho các ngân hàng phát triển huy động vốn. Trong số 4 nguồn tiết kiệm chủ yếu (Nhà nước, tổ chức, tư nhân và nước ngoài) thì tiết kiệm tư nhân là nguồn vốn lớn nhất và sẵn sàng nhất.
83
Dịch vụ NHBL phát triển: Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng cho việc phát dịch vụ NHBL và có sức hấp dẫn với thị trường tiêu thụ rộng lớn, có dân số đông khoảng hơn 97 triệu dân, trong đó khoảng 58% dân số trong độ tuổi lao động, hơn một nửa dân số có độ tuổi dưới 30 tuổi và thu nhập ngày càng cao. Chính điều này đã đưa Việt Nam lọt top 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới.
Các ngành dịch vụ phát triển nhanh: Các ngành dịch vụ như phân phối hàng hóa, vận tải, viễn thông, bảo hiểm, nhà ở, điện, nước, du lịch, khách sạn, giao thông, điểm bán hàng tự chọn… tăng trưởng về quy mô và phạm vi đáng kể, số lượng các giao dịch thanh toán cho các dịch vụ này của khách hàng ngày càng lớn. Các NHTM Việt Nam coi đây là nền khách hàng tiềm năng để liên kết nhằm cung cấp các dịch vụ thanh toán, thu hộ hay các dịch vụ NHĐT qua điện thoại, internet, thẻ...
- Môi trƣờng xã hội
Với hơn 97 triệu dân, đứng thứ 14 trên thế giới, Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có dân số trẻ và năng động. Dân số đông và tăng trưởng không ngừng, tỷ trọng dân số trẻ lớn, trình độ học vấn ngày càng cao, nhu nhập ổn định là điều kiện tiên quyết để phát triển thị trường dịch vụ NHBL cho các NHTM cũng như các tổ chức tài chính. Dân số Việt Nam dự kiến đạt 100 triệu người vào năm 2020, tỷ lệ dân số thành thị dự tính chiếm 35,9%. Thu nhập của người dân trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên. Theo thống kê, dân số thành thị hiện nay khoảng 34 triệu người với mức thu nhập bình quân khá cao, nhu cầu tiêu dùng lớn, là những điều kiện tốt để phát triển hoạt động thanh toán đặc biệt là thẻ ngân hàng. Thói quen tiêu dùng của người dân đang dần thay đổi, mặc dù thanh toán bằng tiền mặt vẫn khá phổ biến, nhưng cách tiêu dùng trong xã hội đã văn minh hơn, thương mại bán lẻ đã và đang có những thay đổi mạnh mẽ với sự ra đời của nhiều hệ thống kênh phân phối như siêu thị, hệ thống cửa hàng quy mô lớn, hệ thống bán lẻ trực tuyến… Tại chính các điểm bán lẻ này, phương tiện thanh toán qua thẻ ngày càng được ưa chuộng. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, người dân đang dần làm quen với các phương tiện thanh toán hiện đại như thẻ ngân hàng, các dịch vụ NHĐT... và đã nhận ra tính ưu việt của các hình thức thanh toán này.
84
4.1.1.2. Khoa học kỹ thuật
Hệ thống công nghệ thông tin và viễn thông ngày càng phát triển và đồng bộ tạo tiền đề cho quá trình phát triển, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông tạo điều kiện cho việc ra đời các kênh thanh toán trực tuyến như Phone banking, Internet banking, SMS Banking và phương tiện thanh toán phổ biến tiện dụng nhất là thẻ ngân hàng. Đây sẽ là một yếu tố tạo tiền đề cho phát triển thương mại điện tử, một hình thức giao dịch mua bán hàng hoá dịch vụ online. Có thể nói triển vọng phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam trong thời gian tới là rất cao, tạo cơ hội cho các ngân hàng đẩy mạnh hoạt động phát hành, thanh toán thẻ và các dịch vụ NHĐT khác.
Việt Nam có tốc độ phát triển các thuê bao điện thoại và Internet rất mạnh trong các năm gần đây. Tính đến năm 2018, tỷ lệ sở hữu điện thoại thông minh cao, lên tới 72%, thương mại điện tử trên điện thoại di động có tốc độ tăng trưởng mạnh, thanh toán điện tử ước tính đạt 6,4 tỉ USD, đạt mức tăng trưởng 22%/năm. Thế hệ vàng từ 18-35 tuổi tạo nên 82% thị phần thương mại điện tử Việt Nam, đây là phân khúc quan trọng nhất cho các nhà bán lẻ.
Với nền kinh tế vĩ mô tăng trưởng ổn định, Việt Nam đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá với dân số đông và thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hệ thống công nghệ thông tin và viễn thông quốc gia ngày càng được cải thiện nhanh tạo nên một thị trường đầy tiềm năng cho các NHTM Việt Nam phát triển hoạt động NHBL.
4.1.1.3 Lợi thế của các NHTM Việt Nam
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của các NHTM Việt Nam là các ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng liên doanh nước ngoài, các tổ chức phi tài chính. Mặc dù có những lợi thế về công nghệ, về trình độ cán bộ, nhưng đến nay thị phần huy động tiền gửi của nhóm các chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ chiếm khoảng 7,7% tổng huy động tiền gửi của toàn hệ thống. Thị phần cho vay chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ 4,9%. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạn chế về mạng lưới hoạt động, không
85
được tiếp cận nguồn vốn giá rẻ (tiền gửi thanh toán, tiền gửi của dân cư), ít cơ hội cạnh tranh về lãi suất, không thông thạo thị trường... Có thể đánh giá thế mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức của các ngân hàng nước ngoài qua bảng phân tích sau:
Bảng 4.1. Phân tích các ngân hàng nước ngoài theo mô hình SWOT
Thế mạnh- Strengths
- Năng lực tài chính mạnh - Trình độ quản lý tốt
- Năng lực quản trị điều hành tốt - Công nghệ hiện đại
- Nguồn nhân lực tốt
- Chất lượng dịch vụ hoàn hảo
- Sản phẩm dịch vụ đa dạng, nhiều tiện ích
Điểm yếu-Weaknesses
- Thị phần hạn chế - Mạng lưới giao dịch ít - Giá cả sản phẩm dịch vụ cao - Khả năng sinh lợi thấp
- Sự am hiểu về môi trường kinh doanh, tập quán tiêu dùng chưa sâu - Sự am hiểu khách hàng chưa nhiều
Cơ hội-Opportunities
- Môi trường chính trị, pháp luật ngày càng hoàn thiện
- Kinh tế Việt Nam phát triển bền vững - Môi trường văn hóa, xã hội thuận lợi - Mức độ thâm nhập và mở cửa ngày càng sâu rộng
Thách thức - Threats
- Đối thủ cạnh tranh trong ngành - Nguồn nhân lực còn hạn chế
- Hạ tầng công nghệ chưa tương thích - Môi trường kinh tế biến đổi
Trong khi đó, các NHTM Việt Nam đang trong quá trình tái cơ cấu mạnh mẽ chuyển sang hoạt động theo thông lệ quốc tế, các ngân hàng đang hướng tới mục tiêu phát triển thành một ngân hàng đa năng, hoạt động ngang tầm với các ngân hàng trong khu vực. Các NHTM Việt Nam đang có sự đổi mới cơ bản trong quản trị điều hành, cải thiện về năng lực tài chính và năng lực hoạt động và dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân là một trong những nhóm dịch vụ có tiềm năng phát triển mạnh mẽ, có khả năng tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho các quá trình kinh tế và tiện ích cho xã hội. Có thể thấy rằng các NHTM Việt Nam có những thế mạnh và cơ hội rất lớn trong việc phát triển hoạt động nói chung và hoạt động bán lẻ nói riêng được thể hiện theo bảng dưới đây:
86
Bảng 4.2. Phân tích các NHTM Việt Nam theo mô hình SWOT
Thế mạnh- Strengths
- Hiểu rõ nhu cầu khách hàng, cung cấp sản phẩm dịch vụ sát với nhu cầu của khách hàng
- Thị phần chiếm tỷ trọng lớn - Mạng lưới giao dịch rộng
- Chi phí giao dịch thấp, thủ tục đơn giản - Sự am hiểu sâu về môi trường kinh doanh, khách hàng và và tập quán tiêu dùng
Điểm yếu-Weaknesses - Năng lực tài chính còn hạn chế
- Năng lực quản trị điều hành và trình độ quản lý chưa thực sự tốt
- Nguồn nhân lực chất lượng thường