Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cẩm phả​ (Trang 117 - 119)

Thứ nhất, Nhà nước cần sớm hoàn thiện khung pháp lí cho hoạt động kinh

doanh ngân hàng nói chung và phát triển dịch vụ ngân hàng nói riêng:

- Nhà nước tạo môi trường pháp lý và môi trường thuận lợi tạo điều kiện cho hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng sớm cụ thể hoá luật cạnh tranh, có biện pháp quản lý hiệu quả thị trường chứng khoán, giảm lạm phát, sửa đổi và bổ sung một số quy định tại một số Luật. Luật các TCTD cần quy định về dịch vụ ngân hàng trên thế giới như hoạt động tín dụng cùng là một loại dịch vụ. Nghị định số 39/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính, chỉ quy định một số dịch vụ, còn nhiều dịch vụ khác (cho thuê hợp vốn, mua lại tài sản của khách hàng sau đó cho thuê lại...) chưa làm được do thiếu văn bản quy định chi tiết.

- Hội nhập kinh tế quốc tế, các NHTM nói chung, BIDV nói riêng buộc phải đẩy mạnh hiện đại hoá công nghệ ngân hàng mà trước hết trong khâu thanh toán điện tử. Do đó nhà nước cần sớm sửa đổi Luật kế toán năm 2015, trong đó bổ sung những qui định mới về lập chứng từ kế toán, hạch toán ghi sổ phù hợp với những

107

dịch vụ tài chính ngân hàng thực hiện bằng công nghệ quản lí, thanh toán qua hệ thống vi tính - điện toán theo tiêu chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là các chứng từ của NHĐT, chữ kí điện tử.

- Công nhận giá trị pháp lí của chữ kí điện tử, giá trị chứng cứ của văn bản điện tử ở các hợp đồng kinh tế, chào hàng, chấp nhận và xác nhận mua hàng…

Thứ hai, sớm hình thành thị trường vốn trong phạm vi toàn quốc, tạo điều kiện

tập trung mọi nguồn vốn vào cơ hội đầu cơ sinh lời. Đẩy mạnh hơn nữa tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, giải toả vốn đóng băng tại các doanh nghiệp nhà nước, tạo bước đi cần thiết để thị trường vốn sớm ra đời và phát huy tác dụng.

Thứ ba, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để ứng dụng công nghệ hiện đại vào phát triển kinh tế nói chung, hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng, từ đó tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại của các NHTM.

Thứ tƣ, có giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, cải

tiến thủ tục xử lý phát mại tài sản bảo đảm trong quá trình xử lý nợ cho ngân hàng.

Thứ năm, hoàn thiện chính sách thuế theo hướng thúc đẩy phát triển dịch vụ

ngân hàng. Chính sách thuế cần sớm xây dựng dựa trên quan điểm kích thích sản xuất kinh doanh trong nước thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài, khuyến khích xuất khẩu, tăng tích luỹ để tái đầu tư mở rộng nói chung, đối với phát triển dịch vụ ngân hàng nói riêng.

Thứ sáu, cần có những chính sách để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền

mặt, phát triển bưu chính viễn thông và Internet để tạo điều kiện cho NHTM thực hiện đa dạng hoá nghiệp vụ. Sự phát triển của Bưu chính viễn thông và Internet là tiền đề, là cơ sở để NHTM hiện đại hoá công nghệ và phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Nhưng hiện nay các NHTM đang phải thuê bao đường truyền dẫn với mức phí cao, lại chưa thật nhanh, chưa chuẩn xác và chưa an toàn, trong ngân hàng đã dành nguồn vốn lớn cho đầu tư đổi mới công nghệ và phát triển dịch vụ mới. Mặt khác phí thuê bao và sử dụng Internet của Việt Nam hiện nay còn quá đắt, không khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân sử dụng Internet. Tình trạng này

108

khiến cho thương mại điện tử và dịch vụ ngân hàng qua Internet ở Việt Nam trở nên xa vời. Do vậy, phát triển Bưu chính viễn thông và Internet không chỉ là vấn đề của riêng ngành Bưu chính viễn thông mà còn là một nội dung quan trọng cần được Nhà nước đặc biệt quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam.

Thứ bảy, cần có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các NHTM hiện đại hoá

công nghệ ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của nền kinh tế đất nước: (i) Ưu tiên tối đa cho việc phát triển các dịch vụ NHĐT. Nhà nước cần phải giảm thuế nhập khẩu đối với các máy móc nhập khẩu của NHTM nhằm hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Đồng thời giảm thuế các hoạt động dịch vụ đối với các NHTM, tạo điều kiện cho các ngân hàng tích luỹ tài chính đầu tư phát triển dịch vụ, có điều kiện giảm chi phí hoạt động, phát triển dịch vụ. (ii) Chính phủ cần cho phép các NHTM được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư trong nước như các doanh nghiệp khác, trong lĩnh vực đầu tư hiện đại hoá kĩ thuật công nghệ để phát triển các dịch vụ ngân hàng quan trọng và thiết yếu. Ngoài việc dùng vốn tự có để đầu tư, cho phép các NHTM vay vốn dài hạn như các doanh nghiệp khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cẩm phả​ (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)