Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý của NHNN đối với dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý của ngân hàng nhà nước đối với dịch vụ thanh toán thẻ của ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 46)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý của NHNN đối với dịch vụ

thanh toán thẻ của các NHTM

1.1.5.1. Nhân tố khách quan

a.Định hướng phát triển của Chính phủ

Để đạt được kết quả phát triển mạnh mẽ của thị trường thẻ thanh toán như hiện nay, sự định hướng phát triển của Chính phủ là vô cùng quan trọng. Định hướng phát triển của Chính phủ như kim chỉ nam để cơ quan quản lý hướng dẫn, tổ chức thực hiện nhằm tạo cơ sở và điều kiện phát triển cho các NHTM. Với những mục tiêu cụ thể cùng nhóm giải pháp đồng bộ mới mang

lại hiệu quả trong công tác quản lý của NHNN đối với các NHTM trong hoạt động thanh toán thẻ ngân hàng. Cụ thể, trong giai đoạn vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2453/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015, Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020; trong đó phát triển thanh toán thẻ là một nội dung nòng cốt được tập trung hướng tới của Chính phủ. Có thể thấy, dưới sự định hướng của Chính phủ, NHNN đã áp dụng nhiều giải pháp, phương án để triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và thanh toán qua thẻ thanh toán ngân hàng nói riêng. Với các định hướng mục tiêu cụ thể như [16]:

- Đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh +toán ở mức thấp hơn 10%.

- Phát triển mạnh thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán; nâng dần số lượng, giá trị giao dịch thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ. Đến năm 2020, toàn thị trường có trên 300.000 thiết bị chấp nhận thẻ POS được lắp đặt với số lượng giao dịch đạt khoảng 200 triệu giao dịch/năm.

- Thúc đẩy thanh toán điện tử trong thương mại điện tử, thực hiện mục tiêu của Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 - 2020 (100% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại có thiết bị chấp nhận thẻ và cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng; 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán hóa đơn của các cá nhân, hộ gia đình qua các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; 50% cá nhân, hộ gia đình ở các thành phố lớn sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong mua sắm, tiêu dùng).

- Tập trung phát triển một số phương tiện và hình thức thanh toán mới, hiện đại, phục vụ cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, góp phần thúc đẩy Tài chính toàn diện (Financial Inclusion); tăng mạnh số người dân được tiếp cận các dịch vụ thanh toán, nâng tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản tại ngân hàng lên mức ít nhất 70% vào cuối năm 2020.

Trên cơ sở mục tiêu được định hướng cụ thể của Chính phủ, NHNN đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện cùng với đưa ra 10 nhóm giải pháp đồng bộ để đạt được mục tiêu đặt ra, gồm: hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế chính sách; Nâng cấp, mở rộng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; Xây dựng, phát triển các hệ thống và dịch vụ thanh toán bán lẻ; Đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ, dịch vụ hành chính công; Đổi mới Hệ thống bù trừ và quyết toán chứng khoán; Đổi mới hệ thống thanh quyết toán trên thị trường tiền tệ và ngoại tệ liên ngân hàng; Tăng cường quản lý, giám sát hoạt động thanh toán và chuyển tiền quốc tế; Giám sát và áp dụng các tiêu chuẩn cho các hệ thống thanh toán theo các tiêu chí và chuẩn mực quốc tế; Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn và bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt; Tăng cường cơ chế phối hợp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Kết quả đạt được đối với thanh toán qua thẻ ngân hàng thời gian qua là một minh chứng cho sự định hướng sáng suốt của Chính phủ đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của NHNN đối với hoạt động thanh toán thẻ ngân hàng. Do vậy, trong giai đoạn tới, để hoạt động thanh toán thẻ ngân hàng của các NHTM đi đúng quỹ đạo, đem lại lợi ích cả về mặt kinh tế lẫn xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý của NHNN cần thiết có sự định hướng sáng suốt của Chính phủ.

b.Tốc độ phát triển kinh doanh, sử dụng thẻ thanh toán trong ngành

Để quản lý một lĩnh vực có hiệu quả, việc kiểm soát tốc độ phát triển của nó là điều tất yếu. Với tốc độ phát triển thẻ thanh toán mạnh mẽ trên thị

trường hiện nay thì sự quản lý, điều tiết của cơ quan nhà nước là vô cùng thiết yếu. Hàng năm, số tổ chức đăng kí phát hành thẻ đều gia tăng, số lượng thẻ phát hành của mỗi tổ chức phát hành thẻ, số món giao dịch qua thẻ thanh toán đều tăng. Điều này đòi hỏi cơ quan quản lý phải xây dựng quy định cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện đối với ngân hàng phát hành thẻ để đảm bảo cơ sở hạ tầng của ngân hàng phát hành thẻ đáp ứng được nhu cầu về sử dụng thẻ của khách hàng, hay tốc độ gia tăng lượng thẻ phát hành lớn thì đi kèm với nó phải tăng cả về chất lượng. Nghĩa là thẻ được phát hành ra của các ngân hàng phải được sử dụng vào thanh toán, các ngân hàng phải kiểm soát được lượng thẻ phát hành ra, không để thẻ chết, thẻ được phát hành nhưng không được đưa vào sử dụng, phát hành ra để tăng số lượng thẻ báo cáo trên các văn bản chứ không mang lại hiệu quả thanh toán thẻ.

Quan trọng hơn nữa, với tốc độ gia tăng mạnh mẽ trong dịch vụ thanh toán thẻ ngân hàng, đòi hỏi các ngân hàng phải cạnh tranh mạnh mẽ hơn để thu hút được khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng mình, tối thiểu hóa các chi phí liên quan tới mỗi giao dịch thanh toán thẻ, tăng doanh thu từ thanh toán thẻ. Chính điều nàydẫn tới những hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay việc thu phí, phụ phí trái với quy định của pháp luật. Do đó, đòi hỏi công tác quản lý cần giám sát, đảm bảo các ngân hàng tuân thủ đúng quy định pháp luật khi mở rộng hoạt động thanh toán thẻ.

Khi nói tới tốc độ gia tăng trong dịch vụ thanh toán thẻ ngân hàng, ta không chỉ đề cập về mặt số lượng mà cần quan tâm tới chất lượng. Vì thế, dịch vụ thanh toán thẻ ngân hàng phát triển càng mạnh mẽ, đi kèm với đóphải đảm bảo cơ sở hạ tầng thanh toán được hoàn thiện và nâng cấp, đáp ứng nhu cầu của các NHTM. Do đó, cơ quan quản lý với vai trò là đơn vị thanh toán cuối cùng, cần có sự liên kết trong hệ thống thanh toán, nâng cấp, đổi mới hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống thanh toán bù trừ điện tử để đảm bảo các giao dịch thanh toán thẻ được đáp ứng.

Bên cạnh đó, không chỉ gia tăng về số lượng thẻ thanh toán, các ngân hàng còn phát triển các dịch vụ mới, tiện ích mới để tăng cường cho hoạt động thanh toán thẻ ngân hàng. Vì vậy, đòi hỏi cơ quan quản lý phải nắm bắt được các dịch vụ mới đó, nghiên cứu và có sự hướng dẫn cho các NHTM trong quá trình triển khai dịch vụ. Đối với những dịch vụ mới các NHTM đề xuất được triển khai nhưng khi rà soát, nghiên cứu, cơ quan quản lý xét thấy không đảm bảo về quản lý rủi ro hay hệ thống thanh toán tại các NHTM chưa thể đáp ứng được thì không thể cấp phép triển khai; hay với những loại hình dịch vụ đã lạc hậu, gây tốn kém chi phí mà không mang lại hiệu quả kinh doanh thì cơ quan quản lý cần phải thu hồi giấy phép, yêu cầu các NHTM ngừng cung cấp dịch vụ đó.

Như vậy có thể thấy, tốc độ phát triển của dịch vụ thanh toán thẻ ngân hàng là một nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ tới nội dung cần quản lý, tổ chức quản lý của cơ quan nhà nước.

c.Sự phát triển của khoa học, công nghệ

Trong điều kiện hội nhập kinh tế, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, vượt bậc của khoa học công nghệ, kĩ thuật, khi nghiên cứu và quản lý dịch vụ thanh toán thẻ ngân hàng, không thể không xem xét tới yếu tố về khoa học công nghệ. Thực tiễn đã cho thấy, các ngân hàng đã ứng dụng rất nhiều công nghệ mới trong hoạt động thanh toán thẻ để nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng thêm các tiện ích thanh toán thẻ và giúp các ngân hàng kiểm soát hoạt động kinh doanh. Do vậy, muốn quản lý được các ngân hàng, cơ quan quản lý - NHNN phải am hiểu và nắm bắt được khoa học công nghệ mà các ngân hàng đang ứng dụng.

Theo từng giai đoạn phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, quy định của NHNN cũng có sự thay đổi theo. Khi dịch vụ thanh toán thẻ ngân hàng mới ở giai đoạn bắt đầu, sơ khai và chưa áp dụng nhiều công nghệ, các quy định mới chỉ ở mức độ áp dụng chung, cơ bản, chưa đưa ra nhiều các điều

kiện về khoa học, kĩ thuật bắt buộc khi các ngân hàng muốn triển khai dịch vụ thanh toán thẻ ngân hàng. Nhưng khi hoạt động thanh toán thẻ được ứng dụng các công nghệ hiện đại, NHNN đã phải ban hành bổ sung hoặc thay thế các quy định cũ cho phù hợp.

Đặc biệt, liên quan tới dịch vụ thanh toán thẻ ngân hàng, gắn với thanh toán thẻ đó là các rủi ro về công nghệ trong giao dịch thẻ. Với công nghệ hiện đại, xử lý được khối lượng giao dịch lớn sẽ tránh được tình trạng bị nghẽn, bị lỗi giao dịch không thành công mà khách hàng vẫn bị trừ tiền trong tài khoản, hay khi có sự cố phát sinh, với công nghệ tra soát hiện đại sẽ nhanh chóng xử lý được vấn đề, sự cố cho khách hàng. Nhưng khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, kéo theo đó là sự gia tăng của các loại tội phạm công nghệ cao, gây ra nhiều rủi ro trong thanh toán thẻ cho khách hàng. Vì thế, cơ quan quản lý phải có những quy định cụ thể đối với các ngân hàng về quy trình quản lý, phòng ngừa và xử lý rủi ro. Đồng thời, cơ quan quản lý phải nắm được các hình thức, hành vi của các loại tội phạm công nghệ cao, để định hướng xây dựng phương án phòng ngừa, xử lý khi có hành vi vi phạm pháp luật đó xảy ra.

Đồng thời, đối với NHNN, để hoạt động quản lý được nhanh chóng, chính xác và thông suốt cũng cần ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào quy trình tổ chức hoạt động quản lý, nhất là trong công tác thống kê, báo cáo, theo dõi, thanh tra, giám sát của NHNN. Với công nghệ hiện đại sẽ giúp công tác quản lý tiết kiệm thời gian, nhân lực và kết quả cũng chính xác hơn.

Từ các vấn đề trên, khoa học công nghệ ngày càng trở thành một nhân tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý của NHNN.

d.Năng lực và trình độ của các NHTM Trình độ của đội ngũ cán bộ làm dịch vụ thẻ

Yếu tố con người được coi là trung tâm của mọi hoạt động, là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của các lĩnh vực trong nền kinh tế. Thẻ

là một nghiệp vụ khá mới có nhiều tiện ích nhưng cũng không ít rủi ro, do đó đội ngũ cán bộ làm dịch vụ thẻ cần có năng lực, năng động sáng tạo, linh hoạt trong công việc. Để làm được các dịch vụ về thẻ, các cán bộ cần nắm vững quy trình nghiệp vụ về phát hành và thanh toán thẻ, thành thạo lĩnh vực tin học, không ngừng học hỏi để trau dồi thêm kinh nghiệm. Đội ngũ cán bộ có năng lực, giàu kinh nghiệm, năng động là yếu tố quan trọng thúc đẩy dịch vụ thẻ phát triển. Ngân hàng nào thực sự quan tâm, đầu tư thích đáng cho công tác đào tạo nguồn nhân lực hợp lý, hiệu quả thì ngân hàng đó chiếm được lợi thế trong kinh doanh dịch vụ thẻ.

Số lượng và mật độ đơn vị chấp nhận thẻ cũng như các đơn vị chấp nhận thanh toán trực tuyến

Dịch vụ thẻ không thể hoàn thiện nếu thiếu sự tham gia của các ĐVCNT vì họ là trung gian quan trọng tạo nên tiện ích của dịch vụ thẻ. Việc thanh toán thẻ sẽ thuận lợi nếu có mạng lưới ĐVCNT rộng khắp, trong tương lai khi hoạt động thương mại điện tử phát triển, các đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt gia tăng nhu cầu thanh toán thẻ sẽ tăng nhanh.

Hoạt động marketing

Marketing là hoạt động không thể thiếu trong các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng, việc phát triển dịch vụ thẻ không phải là ngoại lệ, đặc biệt ở Việt Nam khi thị trường thẻ còn khá mới mẻ.Thông qua hoạt động marketing, ngân hàng hiểu được thị trường, phân loại khách hàng tiềm năng, đồng thời còn là công cụ giúp ngân hàng nâng cao nhận thức về thẻ cho các đối tượng khách hàng tiềm năng, qua đó tăng số lượng khách hàng của mình. Khách hàng ở đây bao gồm các chủ thẻ và ĐVCNT. Hai đối tượng khách hàng này có quan hệ chặt chẽ với nhau, sự phát triển của đối tượng khách hàng này kéo theo sự phát triển của đối tượng kia và ngược lại. Do đặc thù này mà trong hoạt động phát triển dịch vụ thẻ các ngân hàng cần quan tâm đồng thời hai đối tượng khách hàng này.

Bằng công cụ marketing, các ngân hàng tìm hiểu được các thông tin về khách hàng, nắm được những điểm khách hàng hài lòng, chưa hài lòng, những điểm mạnh, điểm yếu của dịch vụ thẻ do ngân hàng khác cung cấp…khi đó ngân hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc ra quyết định về chiến lược phát triển trong tương lai.

Thẻ là công cụ thanh toán hiện đại, tiện ích đối với khách hàng và là dịch vụ mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Đồng thời thị trường thẻ cũng hứa hẹn là thị trường nhiều cạnh tranh nếu ngân hàng nào có chiến lược marketing hợp lý thì nhanh chóng bị đào thải khỏi guồng máy kinh doanh này.

1.1.5.2. Nhân tố chủ quan

a.Tổ chức, cán bộ của NHNN

Tổ chức bộ máy, cán bộ của NHNN là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLNN về dịch vụ thanh toán thẻ của NHTM. Trong đó, khâu tuyển dụng, bố trí, sắp xếp cán bộ là vô cùng quan trọng, có tính quyết định đến việc thực thi và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Dù ở hoàn cảnh nào, việc bố trí, sử dụng cán bộ công chức cũng phải xuấtphát từ mục tiêu lâu dài, phảiđảm bảo thực sự dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể, tránh lãng phí chất xám nhằm đem lại hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của công vụ, phục vụnhiệm vụ chính trị của cơ quan. Bởi vậy, việc tổ chức tốt một bộ máy, bố trí, sử dụng cán bộ khoa học, hợp lý sẽ giúp cho việc QLNN của NHNN đối với hoạt động của NHTM, trong đó có dịch vụ thanh toán thẻ được sát sao, giảm thiểu rủi ro do hoạt động gây ra cho ngân hàng và nền kinh tế, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

b.Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức NHNN

Đội ngũ cán bộ, công chức NHNN làm công tác QLNN về ngân hàng là những người trực tiếp tham gia xây dựng các văn bản pháp luật về ngân hàng, dịch vụ thanh toán thẻ. Năng lực, trình độ của các cán bộ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng các văn bản pháp luật. Do đó, đòi hỏi đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý của ngân hàng nhà nước đối với dịch vụ thanh toán thẻ của ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)