Vận dụng vào thực tế cách mạng thế giới và Việt Nam:

Một phần của tài liệu 10 Câu hỏi cơ bản ôn thi Chính Trị Học Có Đáp Án (Trang 53 - 55)

- Đoàn thanh niên cộng sản HCM: Trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, đoàn thanh niên cộng sản HCMluôn là lực lượng xung kích và đóng góp to lớn trong việc giành độc lập dân tộc thống

5. Vận dụng vào thực tế cách mạng thế giới và Việt Nam:

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sai lầm dẫn đến sự sụp đổ hệ thống XHCN ở Đông Âu và Liên Xô cũ là do Đảng Cộng sản tại các nước này đã có những sai lầm trong việc đưa ra các quyết sách chính trị, không đúng với quy luật khách quan. Đó là việc duy trì quá lâu mô hình kinh tế quan liêu bao cấp cùng với những sai lầm chính trị nghiêm trọng có tính nguyên tắc trong thời kỳ cải tổ : mất phương hướng chính trị, phiêu lưu, mạo hiểm trong chính sách, bước đi và phương pháp cải tổ, không có những biện pháp hữu hiệu để khắc phục tình hình KT-XH ngày một xấu đi, khiến Đảng mất cơ sở xã hội, bị phân biệt, mất sức chiến đấu và mất vai trò lãnh đạo, mơ hồ, hữu khuynh và xét lại, mở đường cho cuộc tấn công của hệ tư tưởng tư sản và các thế lực tư sản chống cộng, làm tan rã cả hệ thống.

Ngay từ khi ra đời đến nay Đảng ta luôn lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin làm kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng của Đảng, nhờ vậy mà trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đề ra được quyết sách chính trị đúng đắn, hơn nữa Đảng ta đã biến được sức mạnh quyết sách chính trị của Đảng thành sức mạnh của triệu triệu quần chúng. Tuy nhiên, cũng có lúc Đảng ta mắc phải những sai lầm trong việc xây dựng các chủ trương, đường lối, chính sách

Trong thực tiễn cách mạng ở nước ta 10 năm đầu sau khi thống nhất đất nước, cả nước quá độ đi lên CNXH, chúng ta cũng đã có những sai lầm trong việc đề ra các đường lối, chính sách chính trị thời kỳ này. Việc đề ra quyết sách chính trị thời kỳ này không bám sát những nguyên tắc khách quan của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực trạng của đất nước nên từ Đại hội lần IV và lần V, những chính sách, đường lối mà Đảng đề ra có những khiếm khuyết, những sai lầm. Trước hết đó là những sai lầm trong việc giải quyết mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Đánh giá những sai lầm, khuyết điểm về đường lối kinh tế giai đoạn trước đổi mới, Đảng đã chỉ rõ đó là “chưa nắm vững và vận dụng đúng quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ SX với tính chất và trình độ của LLSX”. Hơn nữa, cả một thời gian dài, chúng ta đã hành động trái quy luật khi cho rằng mâu thuẫn nổi lên ở đầu thời kỳ quá độ là mâu thuẫn giữa chế độ chính trị tiên tiến với quan hệ sản xuất lạc hậu, do đó phải đẩy mạnh cải tạo quan hệ sản xuất (mà trong đó chủ yếu là cải tạo xóa bỏ các thành phần kinh tế phi XHCN), làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với chế độ chính trị tiên tiến. Từ đó nảy sinh ra mâu thuẩn chủ yếu giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất , nhiệm vụ công nghiệp hóa được đẩy lên một cách duy ý chí trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết. Bên cạnh đó, do chưa nhận thức đầy đủ rằng thời kỳ quá độ lên CNXH là một quá trình lịch sử tương đối dài, phải trãi qua nhiều chặng đường và do tư tưởng chỉ đạo chủ quan, nóng vội muốn bỏ quan những bước đi cần thiết nên các đường lối, chủ trương của Đảng đưa ra trong giai đoạn này chưa xác định những mục tiêu của chặng đường đầu tiên, những bước đi thích hợp đồng thời chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp đã lỗi thời... Từ những sai lầm về đường lối chỉ đạo này, dẫn đến nền kinh tế chậm phát triển, xã hội rơi vào khủng hoảng.

Tuy nhiên, Đảng đã sớm nhận thức và rút kinh nghiệm từ những sai lầm trên, đồng thời trên cơ sở kiên định đi theo con đường xây dựng CNXH, Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống KT-XH tại ĐH Đảng lần VI . Trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng CSVN đã đề ra được và từng bước bổ sung phát triển, hoàn thiện dần đường lối đổi mới, hình thành ngày càng rõ hơn con đường đi lên CNXH ở VN. Tiếp theo những đổi mới bộ phận, đổi mới từng bước, đến ĐH lần VII Đảng ta đề ra cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH và các ĐH sau đó của Đảng tiếp tục bổ sung, phát triển đến nay đã hình thành một hệ thống các quan điểm chỉ đạo sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. Đây là kết quả của cả một quá trình tìm tòi, đổi mới tư duy lý luận, tổng kết thực tiễn, mở rộng dân chủ, phát huy trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, nắm bắt được những vấn đề nảy sinh từ cuộc sống trong khi kiên định mục tiêu, lý tưởng, kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc. Đường lối phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng đã đề ra trong cương lĩnh xây dựng đất nước cũng là sự thể hiện lập trường quan điểm giai cấp, xuất phát từ thực tế khách quan, đứng trên quan điểm của CN Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết những mâu thuẫn và thách thức từ thực tế đặt ra. Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định đường lối kinh tế của Đảng ta là “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển LLSX, đồng thời xây dựng QHSX phù hợp theo định hướng XHCN; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển nhanh có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thấn của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng XH, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh”. “Phát triển một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN” là một chủ trương nhất quán của Đảng ta trong suốt thời kỳ quá độ. Chủ trương, đường lối kinh tế này là hợp lý, phù hợp với quy luật khách quan, cho phép giải phóng được tối đa mọi năng lực sản xuất vì vậy trên thực tế nó đã tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của KT-XH, tạo được một nền kinh tế phát triển năng động, giàu sức sống và hiệu quả cao. Bên cạnh đó, Đảng luôn có ý thức đổi mới sáng tạo, dám từ bỏ những cái cũ không còn thích hợp, cả trên lĩnh vực kinh tế cũng như trên lĩnh vực văn hóa – xã hội, cả đối nội và đối ngoại, giải quyết tốt mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, quốc gia và quốc tế, mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, tập trung sức cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Nói cách khác, Đảng CSVN kiên trì nắm vững nguyên tắc và phương pháp biện chứng duy vật, không phiến diện, cực đoan hoặc giản đơn từ cực này nhảy sang cực kia.

Từ những đường lối chính trị đúng đắn đó, thông qua việc thể chế hóa đường lối bằng những chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các tổ chức chính chính trị XH, việc thực hiện đường lối chính trị của Đảng thời gian qua đã được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân nhờ tính đúng đắn của đường lối, phản ánh được xu thế vận động của lịch sử, đồng thời phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chân chính của đa số nhân dân. Chính đường lối cách mạng của Đảng có vai trò to lớn trong việc thống nhất về chính trị, tư tưởng

và tổ chức, củng cố niềm tin vào Đảng, ngăn chặn và đẩy lùi những khuynh hướng sai lầm về chính trị và tư tưởng làm cho Đảng ngày càng vững mạnh.

Trong công cuộc đổi mới hiện nay để có được quyết sách chính trị đúng đắn phù hợp với điều kiện đất nước và xu thế thời đại đòi hỏi Đảng ta nói chung và các nhân tố trong hệ thống chính trị nói riêng phải quán triệt sâu sắc yêu cầu, nội dung cơ sở phương pháp luận về quyết sách chính trị để đề ra đường lối NQ, chủ trương đúng đắn phù hợp để đưa đất nước không ngừng phát triển theo con đường mà Đảng và Bác Hồ lựa chọn là con đường xây dựng chủ nghĩa XH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Một phần của tài liệu 10 Câu hỏi cơ bản ôn thi Chính Trị Học Có Đáp Án (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w