Nhà nước pháp quyền-xã hội công dân ở CNXH VN

Một phần của tài liệu 10 Câu hỏi cơ bản ôn thi Chính Trị Học Có Đáp Án (Trang 40 - 42)

Ở chế độ tư bản, nhà nước tư sản luôn tuyên truyền về “nhà nước nhân dân tự do”, “nhà nước phúc lợi chung”… nhằm che giấu bản chất giai cấp của nhà nước tư sản; đồng thời, tìm mọi cách chứng minh nhà nước tư sản là “công cụ phục vụ xã hội”, “đứng trên các giai cấp” để điều hoà mâu thuẫn xã hội. Chúng ta cũng phải thừa nhận rằng nền dân chủ tư sản có những bước tiến bộ, nhất là trong việc tổ chức bộ máy và phân chia quyền lực ra thành 3 nhánh quyền lực riêng biệt (lập pháp, hành pháp, tư pháp) tạo nên sự chuyên môn hóa cao, giúp giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả; nhưng về bản chất nền dân chủ đó không phải là dân chủ cho đông đảo nhân dân, mà quyền làm chủ thực sự ở các nước tư bản nằm trong tay giai cấp tư sản, phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản.

Ở xã hội XHCN, nhà nước pháp quyền XHCN mang bản chất giai cấp công nhân. Bản chất đó thể hiện ở chỗ toàn bộ hoạt động của nhà nước từ pháp luật, cơ chế, chính sách đến những nguyên tắc tổ chức, hoạt động đều thể hiện tư tưởng, quan điểm của giai cấp công nhân, mà ý chí, nguyện vọng, lợi ích của giai cấp công nhân là thống nhất với ý chí, nguyện vọng, lợi ích của nhân dân lao động của dân tộc. Với ý nghĩa đó, nhà nước XHCN là nhà nước được xây dựng trên cơ sở nền dân chủ đối với đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Như vậy, nhà nước XHCN là nhà nước đầu tiên trong lịch sử không nằm trong giai cấp thống trị mà nằm trong tay nhân dân, nó thực hiện chuyên chính của đại đa số nhân dân để chống lại một thiểu số các thế lực phản động, thù địch.

1. Những điều kiện để xây dựng nhà nước pháp quyền-xã hội công dân:

Ở CNXH, việc xây dựng nhà nuớc pháp quyền - xã hội công dân phải biết kế thừa những nguyên tắc chung của nhà nước pháp quyền kế thừa những giá trị của nhà nước pháp quyền trong lịch sử : các quan hệ căn bản phải được điều chỉnh bằng pháp luật, sự kết hợp giữa hành pháp, lập pháp, tư pháp (đảm bảo quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân định rõ 3 chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp); đồng thời phải đảm bảo trong nhà nước pháp quyền XHCN quyền lực thuộc về nhân dân, trong đó con người phải đặt ở vị trí trung tâm, là mục tiêu và là giá trị cao nhất. Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN phải căn cứ vào những vấn đề của quốc gia, dân tộc về: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,

lịch sử, truyền thống, lý tưởng … và do vậy không có một mô hình chung nào về nhà nước pháp quyền cho tất cả mọi đất nước.

2. Một số đặc trưng của nhà nước pháp quyền XHCN VN :

Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước mà quyền lực của nó là thống nhất thuộc về nhân dân lao động được tổ chức và hoạt động quản lý xã hội theo pháp luật như ý chí của nhân dân lao động được luật hóa có cơ chế kiểm tra quyền lực nhằm tôn trọng và đảm bảo các quyền công dân và quyền con người do đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Các nội dung này nằm trong thể thống nhất hữu cơ, làm tiền đề cho nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có 3 đặc trưng cơ bản, đó là :

- Nhà nước pháp quyền XHCN là nhà nước của dân, do dân và vì dân, nền tảng là liên minh giai cấp công nhân, nông dân và trí thức đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.

- Mục đích của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là bảo đảm và phát triển quyền con người và quyền công dân. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam bảo vệ phục vụ lợi ích của nhân dân mà trước hết là nhân dân lao động. Nhà nước pháp quyền XHCN bảo đảm quyền tự do cá nhân, quyền lợi, danh dự, phẩm cách cá nhân.

- Nhà nước pháp quyền XHCN VN xây dựng một đội ngũ cán bộ công chức thật sự vì dân, vì nước.

3. Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thể hiện quyền làm chủ của nhân dân, là nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân quyền của dân, do dân, vì dân

Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định dứt khoát vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân là một quan điểm chỉ đạo thống nhất và xuyên suốt Đảng ta và nó đã được đưa vào Hiến pháp năm 1992 (bổ sung).

Khi nói nhà nước ta là nhà nước “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” thì không có nghĩa là nhà nước phi giai cấp hay siêu giai cấp. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “tính chất nhà nước là vấn đề cơ bản

của Hiến pháp. Đó là vấn đề nội dung giai cấp của chính quyền. Chính quyền về tay ai và phục vụ quyền lợi cho ai? điều đó quyết định toàn bộ nội dung của hiến pháp... Nhà nước của ta là nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo”. Bản chất giai cấp

công nhân của nhà nước ta thể hiện ở chỗ nhà nước do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, thực hiện theo định hướng đưa đất nước quá độ đi lên CNXH, và còn thể hiện ở nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ. Hồ Chí Minh đã khẳng định “nhà nước ta phát huy

dân chủ đến cao độ ... có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân, đưa cách mạng tiến lên. Đồng thời phải tập trung đến cao độ để thống nhất lãnh đạo nhân dân xây dựng CNXH”. Tuy vậy, bản chất giai cấp công nhân không làm triệt tiêu tính nhân dân, tính dân tộc của

nhà nước, mà thực sự chúng thống nhất, hài hòa với nhau trong nhà nước đại đoàn kết dân tộc.

Để Nhà nước thật sự là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, một quan điểm chung cần phải nhất quán trong việc tổ chức hoạt động bộ máy nhà nước là quyền lực trong nhà nước không phải là quyền lực của cá nhân hay của bộ máy mà phải thật sự là của toàn thể nhân dân. Cơ quan nhà nước các cấp chỉ là người chấp hành mệnh lệnh của quốc dân, chấp hành ý chí của nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua các cơ quan quốc hội và chính phủ là đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Đồng thời chính nhân dân thực hiện quyền giám sát tối cao đối với các cơ quan nhà nước trong việc sử dụng quyền lực mà nhân dân ủy nhiệm. Quyền giám sát đó được thực hiện bằng cơ chế hợp lý và công cụ pháp lý có hiệu quả nhất. Để phát huy mọi khả năng, sức lực, trí sáng tạo của đông đảo quần chúng nhân dân lao động, để ngăn chận tệ quan liêu, cửa quyền trong bộ máy nhà nước, cần tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân tham gia các hoạt động quản lý nhà nước. Phương châm : dân biết, dân làm, dân kiểm tra là biểu hiện cụ thể của nguyên tắc bảo đảm sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân lao động vào quản lý nhà nước.

Nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc xây dựng, hoạt động và tổ chức nhà nước pháp quyền là tư tưởng chỉ đạo quan trọng nhằm đảm bảo tính chất “nhà nước của dân”. Cũng như Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Nhà nước phải được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, dân mới làm chủ được quyền lực của mình. Nguyên tắc này nhằm kết hợp hài hòa sự chỉ đạo tập trung thống nhất của cấp trên đối với việc mở rộng dân chủ rộng rãi, để phát huy tinh thần chủ đạo sáng tạo của cấp dưới, nhờ vậy tăng cường được tính hiệu quả trong việc thực hiện vai trò nhiệm vụ của nhà nước pháp quyền XHCN.

Một đặc trưng, một nguyên tắc của nhà nước pháp quyền XHCN là nhà nước và công dân đều phải thừa nhận tính tối cao của pháp luật : nhà nước phải quản lý và điều hành xã hội bằng pháp luật, pháp luật phải là công cụ điều tiết chủ yếu mối quan hệ giữa con người với con người, mọi tổ chức và công dân đều tuân thủ pháp luật, hoạt động phù hợp với hiến pháp và pháp luật. Song pháp luật ở nước ta chính là thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, là thể chế hóa đường lối chủ trương của đảng cầm quyền và vì vậy nó là phản ánh ý nguyện vọng, ý chí của nhân dân lao động. Về mặt nội dung, pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải đáp ứng yêu cầu khách quan của đời sống XH, thúc đẩy đời sống XH phát triển, đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về tự do cá nhân, danh dự, nhân phẩm của con người và đồng thời cũng phải bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Tính chất nhà nước “do dân và vì dân” phải thể hiện rõ trong nội dung pháp luật phải xuất phát từ lợi ích của giai cấp công nhân và đông đảo quần chúng nhân dân lao động chứ không chỉ bảo vệ cho quyền lợi, lợi ích của một giai cấp riêng lẻ như nhà nước của giai cấp tư sản. Đề cao pháp luật cũng là đề cao đường lối quan điểm, chủ trương của đảng, ý chí của nhân dân.

Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam luôn luôn coi trọng việc tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước. Khi nói rằng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN thì ở đó đã bao hàm sự thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với nhà nước pháp quyền, bởi vì nếu không có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản thì nhà nước không phải là nhà nước của dân, do dân, vì dân thực sự. Như vậy, vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản là điều kiện để đảm bảo tính giai cấp, tính nhân dân của nhà nước XHCN.

Tóm lại, đảm bảo đầy đủ các nội dung trên, nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam sẽ có vai trò hình thành và hoàn thiện nền dân chủ XHCN, với yêu cầu quyền lực thuộc về nhân dân, nhà nước thật sự là công cụ chủ yếu để thể hiện quyền làm chủ của nhân dân

Một phần của tài liệu 10 Câu hỏi cơ bản ôn thi Chính Trị Học Có Đáp Án (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w