Tầm quan trọng của đường lối chính trị:

Một phần của tài liệu 10 Câu hỏi cơ bản ôn thi Chính Trị Học Có Đáp Án (Trang 35 - 36)

IV. Những biện pháp chủ yếu để thựchiện giữ vững chế độ một đảng, nhất nguyên chính trị :

2. Tầm quan trọng của đường lối chính trị:

Nói về tầm quan trọng của đường lối chính trị, tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nhấn mạnh : “đường lối chính trị là linh hồn của lãnh đạo chính trị”.

Đường lối chính trị tác động đến các lĩnh vực của đời sống XH. Với tính cách là những quyết định chính trị chủ đạo có vai trò định hướng, cụ thể hóa các quyết định chính trị của các tổ chức chính trị xã hội và được thể chế hóa thành hệ thống luật pháp và tính quyết định có pháp quy nhà nước. Cho nên nó vừa có tính động viên giáo dục, thuyết phục vừa có tính cưỡng chế hành chính để điều chỉnh hành vi của mọi thành viên, mọi tổ chức XH, dẫn dắt hoạt động thực tiễn của quần chúng nhân dân nhằm đạt được mục tiêu chính trị trong từng thời kỳ cách mạng.

Đối với Đảng chính trị, nhất là đảng cầm quyền, việc xây dựng và tổ chức thực hiện đường lối chính trị là hoạt động tất yếu, là nhân tố quan trọng nhất, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Đảng. Tầm quan trọng của đường lối chính trị được qui định bởi chính nội dung của nó, thể hiện ở 3 nội dung cơ bản sau đây:

- Đường lối chính trị trước hết đó là đề ra mục tiêu của cách mạng bằng cương lĩnh đường lối. Trên thực tế đối với một Đảng để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình thì phải giải quyết nhiều nhiệm vụ, nhưng nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là đề ra mục tiêu cho cách mạng, tức là phải đề ra được cương lĩnh đường lối đúng.

- Nội dung của đường lối chính trị còn xác định kẻ thù, xác định bạn đồng minh để từ đó bố trí lực lượng CM.

- Đường lối chính trị còn đề ra con đường, biện pháp và những bước đi cụ thể cho từng giai đoạn cách mạng để từ đó tránh được bệnh hữu khuynh và tả khuynh.

Tính đúng đắn, độ chính xác về mặt khoa học thực tiễn của đường lối chính trị là nhân tố quan trọng hàng đầu góp phần tạo nên những thắng lợi của cách mạng, thúc đẩy tiến trình lịch sử phát triển theo xu hướng tích cực đảm bảo vai trò lãnh đạo và sự phát triển vững mạnh của Đảng. Quyết sách chính trị đúng thì chính là xu hướng chính trị tiến bộ tạo điều kiện cho kinh tế xã hội phát triển nhanh

Nhưng nếu đường lối chính trị sai lầm không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn thì cũng là nhân tố hàng đầu gây ra sự đình trệ hoặc thoái trào của cách mạng, gây cản trở hoặc đẩy lùi tiến trình của lịch sử và do vậy Đảng sẽ mất vai trò lãnh đạo, đi đến suy yếu, thậm chí bị tan rã.

Trong điều kiện Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, để xây dựng xã hội mới, xã hội XHCN. Quyết sách chính trị của Đảng từ TW đến cơ sở đều trở thành quyết định của các đoàn thể nhân dân, trở thành cơ sở của các chính sách và pháp luật cùa nhà nước, tác động trực tiếp đến đời sống của nhân dân và của toàn dân tộc. Vì vậy, mỗi sai lầm nhỏ của quyết sách chính trị đều có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của nhân dân và của toàn dân tộc. Xuất phát từ các cơ sở trên, Lênin đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của quyết sách chính trị: “Đảng không được phạm sai lầm về chính trị”. Đường lối sai lầm tất nhiên sẽ gây ra những phản ứng dây chuyền, nẩy sinh những hậu quả nghiêm trọng, có liên quan đến sự tồn vong, hưng suy của một Đảng, một sự nghiệp cách mạng.

Một phần của tài liệu 10 Câu hỏi cơ bản ôn thi Chính Trị Học Có Đáp Án (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w