IV. Những biện pháp chủ yếu để thựchiện giữ vững chế độ một đảng, nhất nguyên chính trị :
4. Vận dụng vào thực tế cách mạng Việt Nam:
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sai lầm dẫn đến sự sụp đổ hệ thống XHCN ở Đông Âu và Liên Xô cũ là do Đảng Cộng sản tại các nước này đã có những sai lầm trong việc đưa ra các đường lối chính trị không đúng với quy luật khách quan. Đó là việc duy trì quá lâu mô hình kinh tế quan liêu bao cấp cùng với những sai lầm chính trị nghiêm trọng có tính nguyên tắc trong thời kỳ cải tổ : mất phương hướng chính trị, phiêu lưu, mạo hiểm trong chính sách, bước đi và phương pháp cải tổ, không có những biện pháp hữu hiệu để khắc phục tình hình KT-XH ngày một xấu đi, khiến mất dần lòng tin của quần chúng nhân dân dẫn đến tan rã cả hệ thống.
Trong thực tiễn cách mạng ở nước ta 10 năm đầu sau khi thống nhất đất nước, cả nước quá độ đi lên CNXH, chúng ta cũng đã có những sai lầm trong việc đề ra các đường lối, chính sách chính trị thời kỳ này. Việc đề ra quyết sách chính trị thời kỳ này không bám sát những nguyên tắc khách quan của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực trạng của đất nước nên từ Đại hội lần IV và lần V, những chính sách, đường lối mà Đảng đề ra có những khiếm khuyết, những sai lầm. Trước hết đó là những sai lầm trong việc giải quyết mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Đánh giá những sai lầm, khuyết điểm về đường lối kinh tế giai đoạn trước đổi mới, Đảng đã chỉ rõ đó là “chưa nắm vững và vận dụng đúng quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ SX với tính chất và trình độ của LLSX”. Hơn nữa, cả một thời gian dài, chúng ta đã hành động trái quy luật khi cho rằng mâu thuẫn nổi lên ở đầu thời kỳ quá độ là mâu thuẫn giữa chế độ chính trị tiên tiến với quan hệ sản xuất lạc hậu, do đó phải đẩy mạnh cải tạo quan hệ sản xuất (mà trong đó chủ yếu là cải tạo xóa bỏ các thành phần kinh tế phi XHCN), làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với chế độ chính trị tiên tiến. Từ đó nảy sinh ra mâu thuẩn chủ yếu giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất , nhiệm vụ công nghiệp hóa được đẩy lên một cách duy ý chí trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết. Bên cạnh đó, do chưa nhận thức đầy đủ rằng thời kỳ quá độ lên CNXH là một quá trình lịch sử tương đối dài, phải trãi qua nhiều chặng đường và do tư tưởng chỉ đạo chủ quan, nóng vội muốn bỏ quan những bước đi cần thiết nên các đường lối, chủ trương của Đảng đưa ra trong giai đoạn này chưa xác định những mục tiêu của chặng đường đầu tiên, những bước đi thích hợp đồng thời chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp đã lỗi thời... Từ những sai lầm về đường lối chỉ đạo này, dẫn đến nền kinh tế chậm phát triển, xã hội rơi vào khủng hoảng.
Tuy nhiên, Đảng đã sớm nhận thức nguyên nhân của những sai lầm trên và khắc phục nhanh những hậu quả ấy. Rút kinh nghiệm từ những sai lầm về đường lối, Đảng ta đã đề ra công cuộc đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống KT-XH tại ĐH Đảng lần VI, những cải cách, đổi mới được
dựa trên những tiền đề khách quan và chủ quan : “Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật là điều kiện đảm bảo sự dẫn đầu của Đảng. Năng lực nhận thức theo quy luật là điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng”. Từ đó đến nay, trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng CS VN đã đề ra được và từng bước bổ sung phát triển, hoàn thiện dần đường lối đổi mới, hình thành ngày càng rõ hơn con đường đi lên CNXH ở VN. Tiếp theo những đổi mới bộ phận, đổi mới từng bước, Đảng ta đề ra đường lối đổi mới toàn diện, ĐH VII đã thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH và các ĐH sau đó của Đảng tiếp tục bổ sung, phát triển đến nay đã hình thành một hệ thống các quan điểm chỉ đạo sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. Đây là kết quả của cả một quá trình tìm tòi, đổi mới tư duy lý luận, tổng kết thực tiễn, mở rộng dân chủ, phát huy trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, nắm bắt được những vấn đề nảy sinh từ cuộc sống trong khi kiên định mục tiêu, lý tưởng, kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc.
- Về kinh tế - xã hội : Đường lối phát triển kinh tế mà Đảng đã đề ra trong cương lĩnh xây dựng đất nước cũng là sự thể hiện lập trường quan điểm giai cấp, xuất phát từ thực tế khách quan, đứng trên quan điểm của CN Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết những mâu thuẫn và thách thức từ thực tế đặt ra. Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định đường lối kinh tế của Đảng ta là “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển LLSX, đồng thời xây dựng QHSX phù hợp theo định hướng XHCN; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển nhanh có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thấn của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng XH, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh”. “Phát triển một
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN” là một chủ trương nhất quán của Đảng ta trong suốt thời kỳ quá độ. Có thể nói
đây là những thay đổi cơ bản trong tư duy lý luận về CNXH mà nó xuất phát từ việc vận dụng đúng đắn và sáng tạo CN Mác Lêni và tư tưởng HCM vào thực tiễn của công cuộc đổi mới xây dựng đất nước. Những mục tiêu, giải pháp, bước đi mà đường lối, cương lĩnh của Đảng đề ra vừa phù hợp và tôn trọng nguyên tắc quan hệ SX phải phù hợp với trình độ của lực lượng SX, vừa kế thừa hợp lý những ưu điểm của cơ chế kinh tế thị trường và các thành tựu của cách mạng KHKT-CN, đồng thời nó cũng xuất phát từ đặc điểm của thời kỳ quá độ tất yếu phải có sự đan xen tồn tại giữa các thành phần kinh tế phi XHCN và XHCN. Xuất phát từ tình hình hiện nay và yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới, đường lối kinh tế nêu trên một lần nữa khẳng định tư tưởng chiến lược là đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, xây dựng nền KT độc lập tự chủ, đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp, đồng thời chỉ rõ những định hướng : về phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất, về phát huy nội lực và tranh thủ nguồn lực bên ngoài, về tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ cải thiện môi trường, về phát triển kinh tế xã hội và tăng cường quốc phòng an ninh làm trụ sở cho việc hoạch định chiến lược xây dựng chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội.
- Về chính trị : trong những năm đổi mới, Đảng cộng sản VN thường xuyên coi trọng việc xây
dựng, củng cố Đảng về tổ chức, đảm bảo nội bộ luôn luôn đoàn kết thống nhất cao và thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ luôn là vấn đề trọng yếu đảm bảo cho Đảng thật sự chặt chẽ về tổ chức, đoàn kết thống nhất và có sức chiến đấu cao. Với những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, trước sự tan rã của Đảng CS Liên Xô và một số Đảng MácXít ở Đông Âu, trước những đòn tiến công mới của các thế lực thù địch, ở VN cũng có những biểu hiện dao động trên vấn đề nguyên tắc tập trung dân chủ, có khuynh hướng muốn hạ thấp hoặc phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ, muốn áp dụng chế độ “đa nguyên, đa đảng” kiểu phương Tây. Trước thử thách sống còn, Đảng ta mà trước hết là Bộ Chính trị, BCH TW đã nghiêm túc nhận định tình hình thực tiễn và khẳng định: Đảng và nhân dân ta luôn kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng là: Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội. Vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, lý luận là Đảng ta phải đổi mới tư duy lý luận chính trị, trước hết là nhận thức sâu sắc hơn nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng, phát triển sáng tạo vào tình hình thực tiễn đất nước trong điều kiện bối cảnh mới. Đảng đã tập trung lý giải những vấn đề về xây dựng chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; tổng kết thực tiễn đổi mới để từng bước phát triển lý luận và góp phần hoàn chỉnh, bổ sung đường lối chính trị của Đảng trong điều kiện mới; từng bước khắc phục sự chậm trễ, lạc hậu của công tác lý luận. Sinh hoạt lý luận dân chủ trong Đảng đã thu hút trí tuệ của toàn xã hội, khuyến khích tranh luận, thảo luận để tìm chân lý, lấy thực tiễn, hiệu quả xã hội làm tiêu chuẩn đánh giá để xây dựng
mạnh việc đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, của cách mạng, bảo vệ thành quả tư tưởng, lý luận của Đảng và của cách mạng Việt Nam
Có thể thấy rằng trong các đường lối về kinh tế, văn hóa, đối ngoại, Đảng luôn có ý thức đổi mới sáng tạo, dám từ bỏ những cái cũ không còn thích hợp, cả trên lĩnh vực kinh tế cũng như trên lĩnh vực văn hóa – xã hội, cả đối nội và đối ngoại, giải quyết tốt mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, quốc gia và quốc tế, mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, tập trung sức cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Nói cách khác, Đảng CSVN kiên trì nắm vững nguyên tắc và phương pháp biện chức duy vật, không phiến diện, cực đoan hoặc giản đơn từ cực này nhảy sang cực kia.
Từ những đối mới đó, thông qua việc thể chế hóa đường lối bằng những chủ trương, chính sách của Nhà nước và các tổ chức chính chính trị XH, việc thực hiện đường lối chính trị của Đảng đề ra thời gian qua đã được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân nhờ tính đúng đắn của đường lối, phản ánh được xu thế vận động của lịch sử, đồng thời phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chân chính của đa số nhân dân. Chính đường lối cách mạng của Đảng có vai trò to lớn trong việc thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức, củng cố niềm tin vào Đảng, ngăn chặn và đẩy lùi những khuynh hướng sai lầm về chính trị và tư tưởng làm cho Đảng ngày càng vững mạnh.
Sau hơn 15 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước ta đã vượt qua một giai đoạn thử thách gay go, cách mạng XHCN nước ta không những đứng vững mà còn vượt lên đạt được những thành tựu to lớn trong tất cả các mặt kinh tế - văn hóa – chính trị - xã hội, có ý nghĩa rất quan trọng. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội tuy còn một số mặt chưa vững chắc nhưng tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội đang ngày được khẳng định. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá hoàn thành về cơ bản, cho phép chuyển sang thời kỳ phát triển mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn
Có thể khẳng định rằng thành công của cuộc đổi mới ở VN thời gian qua là do Đảng CS VN với bản lĩnh chính trị vững vàng, đã vận dụng sáng tạo CN Mác Lênin, tư tưởng HCM và những thành tựu, kinh nghiệm lịch sử đã được tích lũy và từ tình hình thực tế của đất nước để xây dựng đường lối, chủ trương chính sách đổi mới đúng đắn. Đảng ta đang đưa đất nước ta, dân tộc ta ngày càng đến gần mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ văn minh. uôn quan tâm và chú trọng xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tạo nên sự nhất trí cao trong Đảng và sự đồng thuận của nhân dân. Kết quả của đường lối chính trị đúng đắn đó là ở chổ Đảng CS VN đã xác định rõ hơn con đường đi lên CNXH ở VN, vừa phù hợp với thực tế của đất nước, vừa phù hợp với nguyên lý cơ bản của CN Mác Lênin và tư tưởng HCM.
Ngày nay, để tiếp tục đề ra những đường lối quyết sách chính trị đúng đắn, bản thân Đảng phải tự đổi mới tư duy, Đảng phải đấu tranh để khắc phục bệnh giáo điều, rập khuôn, bảo thủ, chủ quan, duy ý chí, mặc khác phải bồi dưỡng tư duy biện chứng, tư duy độc lập, tự chủ , sáng tạo, kết hợp nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn để vận dụng sáng tạo và phát triển CN Mác Lênin, tư tưởng HCM nhằm phát hiện ra những quy luật đi lên CNXH ở Việt Nam, xây dựng lý luận phát triển của VN trong thế kỷ mới.
Vấn đề 8 : Vận dung lý luận về nhà nước và pháp quyền, phân tích luận điểm “Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thể hiện quyền làm chủ của nhân dân, là nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân”
Bài làm
Chính quyền (nhà nước) là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng. Giành chính quyền là vấn đề rất khó khăn, song giữ được chính quyền lại càng khó hơn. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh là hơn nửa thế kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước XHCN VN đã trở thành trụ cột của hệ thống chính trị và là công cụ chủ yếu để tổ chức toàn dân tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước và đưa cả nước tiến lên CNXH. Đảng ta luôn coi trọng việc xây dựng một nhà nước vững mạnh với bản chất “Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thể hiện quyền làm chủ của nhân dân, là nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân”. Trên cơ sở vận dụng lý luận chính trị học về nhà nước pháp quyền cũng như thực tế cách mạng Việt Nam, chúng ta hãy phân tích làm rõ luận điểm trên.