Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD tại PCDH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty điện lực duyên hải (Trang 65)

3.2.1. Tăng doanh thu bán điện

3.2.1.1 Tăng sản lượng điện thương phẩm

- Trong những năm qua sản lượng điện thương phẩm của PCDH tăng rất cao,

đây là chỉ tiêu rất quan trọng để tăng doanh thu và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, để tiếp tục phát huy cần thực hiện thêm các giải pháp như sau

- Rút gắn thời gian cung cấp điện cho khách hàng, cụ thể đối với khách hàng sử dụng công tơ 1pha, thời gian hoàn tất các thủ tục cung cấp điện cho khách hàng kề tư ngày nhận được yêu cầu của khách hàng là 3 ngày, công tơ 3pha là 5 ngày, đối với trạm khách hàng là 23 ngày.

- Sử dụng nguồn vốn khấu haohàng năm để đầu tư xây dựng nguồn điện dự phòng đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng, không để tình trạng thiếu nguồn hệ thống, gây ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của khách hàng.

- Phối hợp chặt chẽ với huyện Cần Giờ và Nhà Bè, để nắm bắt quy hoạch chi tiết phát triển kinh tế xã hội, để từ đó phát triển lưới điện kịp thời, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của khách hàng.

3.2.1.2 Tăng giá bán điện bình quân

- Giá bán điện của PCDH tăng liên tục trong các năm qua, nhưng vẫn còn thấp so với EVNHCMC, để tăng giá bán điện bình quân cần các giải pháp như sau

- Thực hiện rà soát giá bán điện cho tất cả các đối tượng khách hàng trên địa bàn quản lý, chu kỳ kiểm tra quý: đối với khách hàng mua buôn để bán lẻ; các chung cư cao tầng, khu phức hợp. Chu kỳ kiểm tra 6 tháng: khách hàng nhạy cảm thường xuyên thay đổi mục đích sử dụng điện (Khách hàng có nhiều mức giá khác nhau, tư nhân kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn..., sản xuất kem, nước đá, sắt thép; công trình xây dựng, các công ty sản xuất.

- Hoàn thiện hợp đồng mua bán điện đối với các khách hàng tại 01 địa chỉ có nhiều điện kế cùng mục đích sử dụng, thực hiện hoàn tất trong 6 tháng đầu năm.

- Hàng tháng rà soát truy thu sai giá, không để thất thoát ra sai giá

3.2.1.3 Đẩy mạnh công tác phát triển khách hàng

- Số lượng khách hàng của PCDH tăng liên tục trong các năm, nhưng vẫn còn thấp so mặt bằng chung của EVNHCMC, để tăng số lượng khách hàng cần phải thực hiện các giải pháp sau

- Đa dạng hóa tiếp nhận yêu cầu: không phân biệt khách hàng theo khu vực quản lý của Công ty Điện lực; tiếp nhận yêu cầu dịch vụ qua nhiều hình thức khác không cần đến trụ sở điện lực. Mở rộng kênh tiếp nhận yêu cầu, trả lời trực tuyến cho khách hàng qua webchat.

- Triển khai nhắn tin SMS/Email: cung cấp các thông tin thiết yếu cho khách hàng.

- Đơn giản hóa thủ tục để kịp thời đấu nối các trạm khách hàng đầu tư vào lưới điện, thời gian hoàn tất trong vòng 5 ngày.

- Kéo điện và lắp đặt điện kế kịp thời cho các khách hàng ở các khu chung cư khu căn hộ.

3.2.1.4 Nâng cao độ tin cậy cung cấp điện

- Giảm thiểu thời gian gián đoạn cung ứng điện cho khách hàng; đẩy mạnh sử dụng sữa chữa lưới điện live-line lưới phân phối; các cường hiệu quả các thiết bị phát hiện, cảnh báo sự cố; bố trí lịch thi công các công trình khoa học, hợp lý.

- Đảm bảo tiêu chí không để khách hàng mất điện quá 2 giờ/lần và không quá 5 giờ trong 1 năm.

- Thực hiện mạch vòng 100% đối với lưới điện truyền tải, sử dụng các thiết bị phân đoạn nhằm chuyển tải linh hoạt và hạn chế phạm vi mất điện khi xảy ra sự cố hoặc cắt điện công tác.

- Sử dụng các loại vật tư thiết bị chất lượng cao, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và vận hành lâu năm.

- Củng cố nâng cao chất lượng kiểm tra bảo trì lưới điện, ban hành quy định cụ thề thay bảo trì các loại vật tư, thiết bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Định kỳ 3 tháng 1 lần giao ban phổ biến, rút kinh nghiệm nguyên nhân sự cố cho các bộ phận có liên quan.

3.2.2. Giảm chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh 3.2.2.1 Giảm tổn thất điện năng 3.2.2.1 Giảm tổn thất điện năng

Trong những năm qua PCDH luôn chú trọng để thực hiện tốt chỉ tiêu này, tỷ lệ tổn thất điện năng luôn giảm qua các năm, để tiếp tục giảm tổn thất điện năngPCDH cần tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác giảm tổn thất điện năng bằng một số biện pháp cơ bản sau đây:

Thứ nhất: phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng tại địa phương, tăng

cường công tác tuyên truyền giáo dục, có chế tài khen thưởng, xử phạt phù hợp, cụ thể.

- PCDH cần phối hợp tốt với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; với công an từ Huyện đến xã, Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác chống câu móc, lấy cắp điện, xử lý những hiện tượng tiêu cực trong cung ứng và sử dụng điện, vi phạm hành lang lưới điện một cách công khai và kiên quyết.

- Tăng cường tuyên truyền chống lấy cắp điện dưới mọi hình thức. Đồng thời phải có cơ chế khen thưởng hợp lý đối với CBCNV, người dân, đơn vị liên quan khi phát hiện những hiện tượng ăn cắp điện, nếu phát hiện CBCNV thông đồng với khách hàng để trộm cắp điện thì phải kỷ luật nghiêm khắc.

Thứ hai: tổ chức tốt các biện pháp nghiệp vụ

- Tăng cường theo dõi, kiểm tra công tác quản lý điện kế. Tiến hành thay định kỳ kịp thời điện kế theo quy định nhất là điện kế của khách hàng có sản lượng tiêu thụ lớn, điện kế ở khu vực có tổn thất điện năng cao.

- Điện kế như một chiếc cân dùng để bán hàng, có thể nói hầu hết các quan hệ giữa bên bán điện và bên mua điện liên quan đến điện kế, đó cũng là mối quan tâm của cả bên bán điện và bên mua điện. Để điện kế điện luôn đảm bảo tính chính xác, PCDH cần thực hiện một số biện pháp:

- Tất cả điện kế khi được treo ở trên lưới điện phải được kiểm định chất lượng, kẹp chì niêm phong đúng quy định.

- Theo quy định của pháp lệnh đo lường Nhà nước, để đảm bảo độ chính xác của điện kế thì chậm nhất là 5 năm đối với điện kế điện 1 pha và 2 năm đối với điện

kế điện 3 pha phải được thay thế bằng điện kế mới. Công ty nên lập phương án thay thế sớm hơn, chậm nhất 4 năm thay thế định kỳ điện kế 1 pha và phấn đấu 1 năm thay thế định kỳ điện kế 3 pha 1 lần đối với những khách hàng có sản lượng trên 200.000 kWh/tháng.

- Thường xuyên kiểm tra điện kế đang vận hành, phát hiện và thay thế kịp thời điện kế bị hư, cháy…

- Có biện pháp bảo quản điện kế phù hợp với từng địa bàn để chống lấy cắp điện đồng thời đảm bảo mỹ quan chung. Đối với chợ, các khu vực có tổn thất cao có an ninh phức tạp cần cải tạo đưa điện kế ra treo cột ở độ cao thích hợp. Đối với khu vực khác có thể đặt điện kế trước nhà nhưng nên thiết kế hộp bảo vệ đảm bảo mỹ quan chung đồng thời chống lấy cắp điện.

- Tăng cường thu tiền bán điện năng phản kháng, khuyến khích khách hàng sử dụng điện lắp đặt tụ bù công suất phản kháng để giảm tổn thất điện năng truyền tải trên lưới, tăng năng lực cũng như hiệu suất của thiết bị.

- Áp dụng rộng rãi công tác đo xa nhằm tăng NSLĐ và giảm tiêu cực trong khâu ghi chỉ số điện kế.

- Rà soát lại từng phụ tải, đảm bảo lắp đặt hệ thống đo đếm đúng công suất vào mục đích sử dụng điện để chống tổn thất kỹ thuật cũng như tổn thất kinh doanh.Phải thực sự kiểm soát được tổn thất của từng trạm biến áp và đường dây. Muốn vậy cần hoàn thiện việc quản lý điện kế và tính toán tổn thất trên chương trình CMIS, xây dựng phương án giảm tổn thất điện năng cụ thể của từng chi nhánh điện phù hợp với đặc điểm tình hình của đơn vị đó. Có phương án xử lý những đường dây và trạm biến áp có tổn thất cao hơn nhiều so với tổn thất kỹ thuật.

Thứ ba: cải tạo và hoàn thiện lưới điện

- Để đáp ứng tốc độ tăng trưởng phụ tải, đặc biệt là việc xuất hiện nhiều khu công nghiệp, đô thị mới tại địa bàn và giảm tổn thất điện năng, tất yếu PCDH phải tiếp tục đầu tư xây dựng mới lưới điện.

Việc đầu tư cần tính toán phân tích kỹ vừa đảm bảo đáp ứng việc cấp điện cho phụ tải lại vừa tiết kiệm vốn đầu tư trên cơ sở những dữ liệu sau:

- Hệ thống chỉ tiêu liên quan đến đầu tư như NPV, IRR, suất đầu tư…kết hợp với một số chỉ tiêu kỹ thuật như: điện áp, mức độ giao động điện áp, tần số, độ ổn định tần số, suất sự cố yêu cầu, tỷ lệ thời gian có điện yêu cầu;

- Doanh thu tăng thêm hoặc lợi nhuận tăng thêm sau khi đầu tư.

Căn cứ vào hệ thống chỉ tiêu trên, những khu vực có tổn thất cao, không an toàn và những khu vực có khách hàng sử dụng điện nhiều với giá bán cao sẽ được ưu tiên cải tạo, hoàn thiện. Cũng dựa vào hệ thống chỉ tiêu này, công nghệ được lựa chọn sử dụng phải vừa phù hợp về mặt tài chính, vừa nâng cao tính ổn định của hệ thống, giảm thiểu sự cố, nâng cao mức độ an toàn trong kinh doanh và sử dụng điện.

3.2.2.2 Giảm chi phí giá mua điện

- Thực hiện tốt công tác điều hòa phụ tải nhằm điều chỉnh cơ cấu mua điện tối ưu, tích cực tư vấn cho khách hàng, nhất là khách hàng lớn để có cam kết thực hiện biểu đồ phụ tải hợp lý, giãn sử dụng vào giờ cao điểm.

- Khuyến khích doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch sản xuất để giản bớt nhu cầu sử dụng điện trong giờ cao điểm của hệ thống điện, dịch chuyển sản xuất từ giờ cao điểm sang giờ thấp điểm, bình thường.

3.2.2.3 Giảm chi phí phân phối

- Quán triệt CBCNV ý thức bảo quản, sử dụng vật tư tồn kho và vật tư thu hồi có khả năng sử dụng.

- Tận dụng tuyệt đối hàng tồn kho còn khả năng sử dụng, hạn chế mua săm mới, lập kế hoạch kiểm định, sũa chữa TBĐĐ từ nguồn thu hồi trong công tác bảo trì. - Kế hoạch mua sắm tài sản dựa trên tiêu chí tiết kiệm, tránh lãng phí; không bổ sung kinh phí ngoài kế hoạch cho mục đích mua sắm xe ô tô, hạn chế mua sắm máy điều hoà nhiệt độ, thiết bị máy móc văn phòng chưa thật sự cần thiết. Tận dụng sử dụng lại hoặc điều chuyển các tài sản cố định, vật tư thiết bị, công cụ dụng cụ giữa các bộ phận trong đơn vị.

- Tiếp tục thực hiện việc thuê ngoài cung cấp dịch vụ đối với các công việc giản đơn như phục vụ, bảo vệ,..

- Hạn chế mua sắm mới máy văn phòng, thực hiện thuê máy móc để giảm chi phí. Tiết kiệm chi phí văn phòng phẩm theo dõi tình hình thực hiện so với định mức đề xem xét đánh giá mức độ tiết kiệm.

- Đối với công tác in ấn: công tác in ấn các mẫu biểu dùng cho công tác sản xuất kinh doanh cần in vừa đủ tránh lãng phí, hạn chế in lịch, thiệp.

- Trong công tác sửa chữa thường xuyên: cần lập kế hoạch sửa chữa phù hợp với kế hoạch chi phí được giao. Tổ chức kiểm tra thực tế thực hiện với hồ sơ quyết toán chi phí sửa chữa thường xuyên để kịp thời phát hiện sai sót.

- Rà soát, xây dựng kế hoạch chi tiêu hợp lý các khoản mục định mức chi phí nhiên liệu sử dụng xe công xa, chi phí thuê ngoài các phương tiện công tác,..không sử dụng xe công cho việc riêng hoặc đưa đón lãnh đạo đơn vị từ nhà đến cơ quan làm việc.

- Tiết kiệm chi phí hội họp: việc tổ chức hội nghị (sơ kết, tổng kết cuối năm, họp chỉ đạo điều hành, xử lý công việc có liên quan, ...) phải bảo đảm chất lượng, tiết kiệm, thành phần tham dự thiết thực, gọn nhẹ, nội dung họp phải thật sự cần thiết, chuẩn bị kỹ; tăng cường việc tổ chức hội họp bằng hình thức hội nghị truyền hình trực tuyến; không tổ chức hội nghị kết hợp tham quan du lịch; không kết hợp khảo sát học tập nước ngoài với giải quyết chính sách hoặc tham quan du lịch.

- Hoàn thiện hệ thống định mức, định biên lao động theo mô hình mới trong tất cả các khâu quản lý.

- Thường xuyên rà soát, kiểm soát tình hình bố trí lao động để có biện pháp tổ chức, phân công lao động hợp lý phù hợp với trình độ chuyên môn, tuổi đời, sức khỏe.

- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chức danh cho từng loại công việc, từng chức danh công việc cụ thểđể làm cơ sở cho công tác tuyển dụng, đào tạo và bố trí công việc.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại; cải tiến công tác tuyển dụng để từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới vào công tác quản lý kỹ thuật, đầu tư xây dựng và kinh doanh điện năng.

3.2.2.4 Giảm chi phí đầu tư

- Chuẩn xác lại khối lượng công trình sửa chữa lớn và đầu tư xây dựng, đảm bảo đầu tư đúng thời điểm và đạt hiệu quả cao, đảm bảo cung cấp đầy đủ điện phục

vụ phát triển xã hội của 02 huyện Nhà Bè và Cần Giờ. Giãn tiến độ thực hiện các công trình chưa thật sự cần thiết; loại bỏ các dựán kém hiệu quả, đầu tư dàn trải.

- Tăng cường công tác giám sát, quản lý nhằm hoàn thành công trình đúng tiến độ, chất lượng, nhất làđối với các dựán đã huy động đủ nguồn vốn, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và giảm chi phí dự án (giảm lãi vay, chi phí QLDA…).

- Thông qua công tác đấu thầu rộng rãi để chọn thầu tư vấn, thi công xây lắp và mua sắm VTTB với giá tốt nhất, hạn chế tối đa chỉ định thầu nếu không thật sự cấp bách; chiết giảm chi phí chỉ định thầu theo quy định.

- Xây dựng hợp đồng chặt chẽ, quy định rõ khối lượng công việc từng hạn mục để tạm ứng theo từng giai đoạn công việc (như tạm ứng từng giai đoạn lập dựán đầu tư, giai đoạn lập thiết kế kỹ thuật…), nhằm tránh trình trạng nhà thầu chiếm dụng vốn tạm ứng.

- Ưu tiên sử dụng vật tư tồn kho, VTTB thu hồi còn khả năng sử dụng nhằm giảm chi phíđầu tư, tránh lãng phí mua sắm VTTB không đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng. Trong mua sắm ưu tiên mua hàng sản xuất trong nước có cùng công năng nhằm giảm chi phí.

-Triển khai làm dứt điểm từng công việc, tránh tình trạng thi công, công trình không đạt chất lượng gây sự cố, kém mỹ quan, phát sinh sữa đổi nhiều lần.

- Tăng cường công tác giám sát thi công, đặc biệt là phần lấp khuất để giảm các sự cố trong quá trình vận hành. Bố trí cán bộ có năng lực, phẩm chất làm nhiệm vụ quản lý dựán. Tập trung giải quyết các vấn đề khó khăn thường gặp (bồi thường GPMB, đấu thầu,…) để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quảđầu tư dựán.

- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các qui định của Nhà nước, của Tập đoàn trong công tác lập, thẩm định dựán đầu tư, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, chi phí quản lý dựán ... trong đầu tư xây dựng nhằm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty điện lực duyên hải (Trang 65)