Ngôn ngữ người trần thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật phụ nữ trong truyện kỳ ảo việt nam đầu thế kỉ XX (Trang 87 - 89)

7. Đóng góp của luận văn

3.7.1. Ngôn ngữ người trần thuật

Ngôn ngữ người trần thuật là một hình tượng do nhà văn sáng tạo ra để thực hiện mục đích kể chuyện trong tác phẩm, nó được thể hiện bằng các nguyên tắc thống nhất trong việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện tạo hình và biểu hiện ngôn ngữ.

Truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam có sự tồn tại của cả loại điểm nhìn ngôi thứ nhất chủ quan hoặc khách quan (người kể chuyện xưng tôi tham gia hoặc đứng ngoài câu chuyện) và điểm nhìn ngôi thứ ba khách quan hoặc chủ quan (người kể chuyện ẩn danh che giấu hoặc bộc lộ trực tiếp cảm xúc của mình), trong đó, “hình thức phổ biến nhất của miêu tả tự sự là trần thuật từ ngôi thứ ba không nhân vật hóa mà đằng sau là tác giả” (Dẫn luận nghiên cứu văn học - Sách tái bản, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Lê Ngọc Trà dịch, Nxb Giáo dục, H) lại chịu sự chi phối của tính quy phạm nên ngôn ngữ người trần thuật thiên về các từ ngữ trang nhã, quý phái. Đặc điểm này cho thấy, tác giả không chỉ muốn tái hiện chân thật cuộc sống, mà còn muốn miêu tả nó một cách trang trọng, thẩm mĩ.

Khảo sát những câu chuyện của bốn tác giả, ta nhận thấy, người trần thuật có lúc là ngôi thứ nhất, cũng có lúc là ngôi thứ ba với giọng điệu rất khách quan khi kể.

Ngôn ngữ của người trần thuật được thể hiện qua những lời dẫn dẫn truyện rất tự nhiên, rất đời thường, thể hiện sự thay đổi về ngôn ngữ cũng đồng thời thấy được quan niệm sống mới mẻ và thái độ trân trọng nhân vật người phụ nữ.

Người chồng trong Bóng người trên sương mù của Nhất Linh khi kể về một ký ức không phải có liên quan đến người vợ quá cố của mình đã kể lại như sau “Tôi không hay tin nhảm; tôi chắc đó chỉ là một sự tình cờ, một sự ngẫu nhiên, nhưng tôi vẫn yên trí rằng linh hồn nhà tôi đã nhập vào con bướm này để phù hộ cho tôi tránh được cái nạn đêm hôm ấy. Nhưng tránh được cái tai nạn mà làm gì, tôi thoát được thân tôi mà làm gì, giàu sang phú quý bây giờ đối với tôi như không, tôi cũng chỉ như con bướm này, xác đấy mà hồn tận đâu đâu...” [9, tr.21]. Cách kể như vậy khiến cho người đọc trân trọng tấm lòng của người vợ và thấu hiểu nỗi ngậm ngùi mà người chồng đã phải trải qua.

Khi kể về hoạt động ái ân của nàng Hoàng Lan Hương trong Trại Bồ Tùng Linh, dù rất táo bạo nhưng vẫn trong khuôn khổ của văn ngôn khiến cho hoạt động rất nhạy cảm, tình tứ, sướt mướt không dung tục chút nào.

Khi kể về nỗi oán hận của nàng hầu trong Báo oán mà ông Đầu xứ Anh phải gánh chịu, Nguyễn Tuân cũng dùng cách thuật lại như vậy, người thiếp đó, “lúc tự ải, có mang được sáu bảy tháng. Cái âm oán ấy còn theo đuổi ông mãi, nếu ông cứ còn lều chiếu ở trường thi” [9, tr.351].

Ngôn ngữ người trần thuật là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách của nhà văn, truyền đạt cái nhìn, giọng điệu, cá tính của tác giả.

Ngôn ngữ người trần thuật của Thế Lữ, dưới thời kỳ của Mặt trận Dân chủ, có cách sử dụng ngôn ngữ rất Tây, rất hiện đại. Ngôn ngữ người trần thuật của Tchya Đái Đức Tuấn mang đậm phong vị người dân tộc thiểu số, mộc mạc, giản dị nhưng cũng có lúc không kém phần gay gắt, căng thẳng. Còn với Nguyễn Tuân, một nhà văn nổi tiếng tài hoa nên vì thế, ngôn ngữ người trần thuật trong các câu chuyện của ông cũng có những nét tiêu biểu này, nó được mài rũa tỉ mỉ, tinh tế vô cùng. Chính sự khác biệt trong việc sử dụng ngôn ngữ đã tạo nên ấn tượng riêng về các tác giả trong lòng người đọc, đồng thời góp phần hoàn thiện thêm vốn ngôn ngữ văn học trên đường đổi mới.

M.Gorki từng nói: “Nghệ thuật bắt đầu từ nơi người đọc quên đi tác giả, chỉ có trông và nghe thấy con người do tác giả trình bày trước người đọc”. Và như vậy, các nhà văn của chúng ta đã đoạn tuyệt với việc bình luận về nhân vật, nhất là nhân vật người phụ nữ đã để cho nhân vật được là chính mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật phụ nữ trong truyện kỳ ảo việt nam đầu thế kỉ XX (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)