Quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn qua loại hình nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật phụ nữ trong truyện kỳ ảo việt nam đầu thế kỉ XX (Trang 51 - 52)

7. Đóng góp của luận văn

2.3. Quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn qua loại hình nhân

của Thế Lữ có mạnh bạo nhưng không thô tục, tầm thường chút nào.

Như vậy, khi nhu cầu giải phóng con người lên cao, các nhà văn của chúng ta đã kế thừa tinh thần nhân đạo dù chỉ là những hiện tượng mang tính chất nổi loạn trong văn học trung đại để hoàn chỉnh hơn cuộc đấu tranh cho khát vọng hạnh phúc chính đáng của con người, nhất là người phụ nữ. Cho dù số phận của họ còn nhiều hẩm hiu, éo le, đầy bi kịch, chịu nhiều thiệt thòi nhưng cảm nhận chung vẫn là sự ngưỡng mộ, tôn vinh, đề cao vẻ đẹp tâm hồn, khao khát sống ở người phụ nữ.

2.3. Quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn qua loại hình nhân vật phụ nữ phụ nữ

Quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù rất quan trọng, được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong thi pháp học. Mặc dù hiện nay, khái niệm này chưa được các nhà nghiên cứu định nghĩa một cách thống nhất và chặt chẽ, nhưng nó đã

Văn học nghệ thuật là một sự ý thức về đời sống, nên nó mang tính chất quan niệm rất cụ thể” và “Hình tượng nghệ thuật một khi đã hình thành là mang tính chất quan niệm, ngay cả vô thức cũng là quan niệm về cái vô thức. Nhà văn không thể miêu tả đối tượng mà không có quan niệm về đối tượng” [10, tr.23]. Có thể khẳng định, quan niệm chính là một phương tiện thiết yếu của sáng tạo nghệ thuật. Do vậy, tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học trung đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung, chính là bước đi thiết thực để đến với chiều sâu của các tác phẩm, của các giai đoạn văn học.

Macxim Gorki đã từng khẳng định: “Văn học là nhân học”. Đó là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người. Do vậy, con người chính là đối tượng chủ yếu của văn học. Dù miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật, hoặc đơn giản là miêu tả các nhân vật, văn học đều nhằm mục đích miêu tả và thể hiện vào con người.

Thực tế cho thấy, không có một tác phẩm, một tác giả hay một nền văn học nào lại chỉ đơn thuần nói về thiên nhiên mà không liên quan đến con người. Nói cách khác, mục đích miêu tả của nhà văn là nhằm hướng đến thể hiện con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật phụ nữ trong truyện kỳ ảo việt nam đầu thế kỉ XX (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)