Nhân vật phụ nữ góp phần thể hiện sự đổi mới đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật phụ nữ trong truyện kỳ ảo việt nam đầu thế kỉ XX (Trang 61 - 64)

7. Đóng góp của luận văn

2.4.3. Nhân vật phụ nữ góp phần thể hiện sự đổi mới đề tài

Sau nhiều thế kỷ, văn học Việt Nam phát triển trong “guồng máy” của hệ thống thi pháp nghiêm ngặt và chặt chẽ của văn học trung đại, vào những năm 30, để đáp ứng được yêu cầu của thời đại cũng như lực lượng sáng tác mới, nền văn học của chúng ta đã làm một cuộc “bứt phá” chưa từng có trong lịch sử văn học dân tộc. Và người ta gọi cuộc bứt phá ấy là “Văn học hiện đại hóa”. Nếu như trước đậy, văn học trung đại thường nói về những sự kiện trọng đại, đề tài quân quốc, ca ngợi những sự kiện trọng đại của đất nước, dân tộc, thể hiện tấm lòng với bậc quân tử, thì đến sáng tác kỳ ảo của bốn tác giả giai đoạn này người ta thấy không còn là những đề tài quen thuộc ấy nữa mà là ca ngợi tình yêu cá nhân, phản ánh hiện thực cuộc đời con người nhỏ bé trong xã hội.

Đề tài tình yêu chiếm số lượng nhiều hơn cả trong tổng số các sáng tác, và được phản ánh ở nhiều mức độ, cung bậc khác nhau. Một hương vị tình yêu nhẹ nhàng, lãng mạn trong tác phẩm của Nhất Linh, nồng cháy, táo bạo của Thế Lữ, dữ dội của Tchya Đái Đức Tuấn, sâu sắc của Nguyễn Tuân. Những sắc màu đó là dấu ấn riêng của mỗi tác giả, Nhất Linh học được ở Andre Gide cách đầu tư tâm hồn vào sự phân tích, tra vấn hạnh phúc, cách bắt chợt hạnh phúc đang qua, cách chờ đợi hạnh phúc đang đến, cách hưởng thụ đến tối đa những niềm vui nhỏ bé. Thế Lữ lại là những ảnh hưởng của những truyện quái dị của Hofmann, Edgar Poe và cả Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh nên tình yêu của ông có chút ma quái. Bên cạnh đó, sớm nhìn thấy sự trì trệ, ngưng đọng của xã hội Việt Nam nên hai người coi tình yêu là một sự giải thoát thế giới thực tại nên nhân vật của họ chỉ biết tình yêu hiện tại, không quan tâm thêm bất cứ điều gì khác. Còn với Tchya chịu ảnh hưởng của yếu tố không gian rừng núi nên những lời nói, lời dặn dò, tình tứ cũng mang không khí ma quái, dữ dội. Nguyễn Tuân là một mẫu mực về thái độ đầy trách nhiệm đối với đời, đối với người nên tình yêu của ông thật nền nã, trang trọng.

Bên cạnh đề tài tình yêu, hiện thực con người nhỏ bé cũng được các nhà văn quan tâm, cái hiện thực nhỏ bé của một cuộc sống bình thường, cụ thể đang diễn ra trong thực

xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm, các nhà văn đã phác họa chân dung, tâm hồn cũng như những băn khoăn, hoài bão trong một thế giới của riêng mình.

Có người gửi gắm niềm thương yêu bằng cách tìm về một quá khứ tươi đẹp mà ngày càng gần tới thực tại, quá khứ ấy mịt mờ, u ám hơn. Nguyễn Tuân đã phác họa một qua khứ gần đầy ân oán trong Báo oán, một mối giao kết hiếm hoi giữa chốn hào hoa văn vật và núi rừng hoang dã trong Xác ngọc lam. Xuất thân trong một gia đình Nho gia, nỗi hoài niệm về quá khứ đã ăn sâu vào tiềm thức, trở thành chỗ trú ngụ cho tâm hồn nghệ sĩ của tác gia họ Nguyễn.

Người lại tìm đến một thế giới núi rừng xa lạ, đầy bí ẩn vừa gửi gắm niềm thương yêu vừa kích thích lòng hiếu kỳ của bạn đọc. Độc giả sẽ bắt gặp những người Mán Khao La (Tiếng hú ban đêm), người Nùng (Một chuyện ghê gớm), người Thổ (Một đêm trăng), người Mường (Thần hổ)…Ở trong không gian ấy, tinh thần và ý thức con người còn giản đơn vì thế mà họ có niềm tin hơn vào cuộc sống.

Tiểu kết Chương 2

Qua những vấn đề về nội dung phản ánh thông qua hình tượng nhân vật người phụ nữ trong truyện kỳ ảo Việt Nam đầu thế kỷ XX, chúng ta có thể thấy rằng: thế giới nhân vật phụ nữ rất phong phú: từ những người lao động bình thường: buôn bán, ca nữ,..cho đến những người dân tộc thiểu số, những nhân vật như hồn hoa, hồn ma…Tất cả các nhân vật đều thể hiện vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn mình. Chính điều này góp phần làm nên giá trị nhân văn sâu sắc của truyện kỳ ảo Việt Nam đầu thế kỷ XX. Dù những câu chuyện còn nhiều bí ẩn, đầy yếu tố hoang đường nhưng cũng chứa đựng những cảm xúc sâu sắc, thấm thía đối với hiện thực. Như vậy, truyện kỳ ảo Việt Nam đầu thế kỷ XX vừa kế thừa những nét biệt lập độc đáo, vừa tự cải biến mình thoát khỏi sự chi phối của thể truyền kỳ truyền thống. Với cái nhìn mang tính khái quát như vây, kỳ ảo không còn là truyền kỳ truyền thống nữa, cái kỳ đã mất đi vị thế của mình trong lịch trình thể loại. Điều này đã đem đến những ấn tượng mới lạ, chiếm được cảm tình của độc giả trong quá trình tiếp nhận

và cảm thụ, giúp họ có cái nhìn phong phú, nhiều chiều về tâm tư, tình cảm và cuộc sống con người.

Chương 3

NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN NHÂN VẬT PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN KỲ ẢO VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm là một trong những phương thức làm nên giá trị của tác phẩm. Mỗi nhà văn đều lựa chọn những biện pháp nghệ thuật riêng phù hợp để tạo nên nhân vật theo mục đích của riêng mình. Trong các sáng tác kỳ ảo của mình, bốn tác giả đã lựa chọn nhiều biện pháp nghệ thuật để xây dựng hình tượng nhân vật phụ nữ thật chân thực, sinh động và hấp dẫn vô cùng. Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi xin đưa ra một số hình thức nghệ thuật chủ yếu sau đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật phụ nữ trong truyện kỳ ảo việt nam đầu thế kỉ XX (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)