7. Đóng góp của luận văn
3.1.1. Nhân vật người phụ nữ trong mối quan hệ gia đình và xã hội
Gia đình là tế bào của xã hội. Cộng đồng các gia đình sẽ hợp thành xã hội. Mỗi gia đình tốt sẽ góp phần xây dựng một xã hội tốt. Trong xã hội phong kiến, hệ tư tưởng Nho giáo đã phân biệt rõ vai trò của đàn ông và đàn bà. Đàn ông là rường cột của gia đình, là trụ cột của mọi mối quan hệ. Còn trong gia đình chồng nói thì vợ phải nghe. Khổng Tử đã nói rằng “Duy đương nữ tử dữ tiểu nhân nan giáo dã”,
nghĩa là “chỉ có đàn bà và tiểu nhân là khó dậy vậy”. Chính vì quan niệm đó mà người phụ nữ luôn luôn là người phải “theo” đàn ông nghĩa là “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” - Ở nhà theo cha, lớn lên theo chồng, chồng chết theo con trai. Có thể nói Nho giáo có những nguyên tắc khắt khe, trói buộc người phụ nữ vào trong khuôn phép, lễ giáo bổn phận nữ nhi là phải núp bóng tùng quân. Vì vậy người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải trau dồi đạo đức, để trọn đạo làm con, làm vợ, làm mẹ.
Lẽ dĩ nhiên trong hoàn cảnh như vậy, người phụ nữ là người nội trợ giỏi, là người quản gia tốt để người đàn ông vững bước chốn quan trường, được êm ấm hạnh phúc. Tuy nhiên đó cũng chính là cái sợi dây kìm hãm sự phát triển của người phụ nữ, họ chấp nhận số phận, an phận thủ thường, từ bỏ những ước mơ, hoài bão của mình, họ an phận sống trong lễ giáo, khuôn phép.
Có thể thấy, trong xã hội nguyên thủy và xã hội phong kiến, sự khác nhau của đàn ông và đàn bà đã thể hiện rất rõ trong vai trò vị trí của họ trong gia đình và xã hội. Sự khác nhau đó xuất phát từ sự phân công lao động xã hội, hay nguồn gốc sâu xa chính là họ quá coi trọng khác nhau về tâm lý giới tính và sự khác nhau cố hữu về mặt sinh học của từng giới để phân định rạch ròi rằng phụ nữ chỉ có khả năng làm được những việc này mà không thể làm được những việc kia…
Tuy nhiên, sự phát triển của xã hội Việt Nam thê kỷ XX đã đang tiến đến sự bình đẳng giữa đàn ông và đàn bà trong các công việc gia đình và xã hội. Trong đó, người phụ nữ trong mối quan hệ gia đình trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vai trò của người phụ nữ được chuyển hoá từ “bà nội trợ”, từ “nữ nhi ngoại tộc” trở thành thành viên bình đẳng trong mối quan hệ gia đình. Điều này phù hợp với khách quan, bởi thực tế trong cuộc sống gia đình người phụ nữ góp phần quyết định sự thành công của chồng “phía sau sự thành công của người đàn ông là bóng dáng người phụ nữ”, người mẹ quyết định sự phát triển về thể chất cũng như về tinh thần của con cái. Trong mỗi gia đình, từng thành viên đã trả lại vị trí đàng hoàng cho người phụ nữ. Vai trò người phụ nữ, người mẹ trong gia đình là hết sức quan trọng, có lẽ trước cả chế độ “mẫu hệ” người phụ nữ đã khẳng định được địa vị của mình và lịch sử cũng đã công bằng thừa nhận điều ấy.Vượt lên tất cả nghịch cảnh của xã hội, người phụ nữ bền bỉ đấu
tranh để khẳng định vị trí của mình trong xã hội, mà trước hết là trong mối quan hệ gia đình.Trong các sáng tác của bốn tác giả, gia đình chính là nơi người phụ nữ thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của mình.
Trong truyện Bóng người trên sương mù của Nhất Linh, chân dung người vợ không được đặc tả bằng cái nhìn khách quan bên ngoài mà được soi chiếu từ bên trong, với sự dằn vặt, sám hối, tri ân của người chồng trước cái chết và ân tình sâu nặng của người vợ mình. Đằng sau tiếng vỗ cánh khẩn thiết của cánh bướm lạ lùng là đồng vọng của bao thanh âm đẹp đẽ về một tình yêu chung thủy, cảm động.
Mối hận thù của Lý Thạch với gia đình Mã Hồng đã tô đậm sự bất hạnh của nàng Trương thị trước sự hoành hành của Mã Hồng - một kẻ cậy quyền cậy thế mà tác oai tác quái, cái chết oan ức của nàng là một minh chứng cho tấm lòng nàng với chồng mình. Mối hận thù ấy đã gây ra nỗi đau đớn của Thúy Liễu nhưng đồng thời cũng giúp người đọc cảm nhận thêm dược vẻ đẹp của nàng: sự cam chịu, chấp nhận.