Tính cách nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật phụ nữ trong truyện kỳ ảo việt nam đầu thế kỉ XX (Trang 73 - 75)

7. Đóng góp của luận văn

3.4. Tính cách nhân vật

Nếu so với hệ thống nhân vật phụ nữ trong truyền kỳ của văn học trung đại như Truyền kỳ mạn lục, Truyền kỳ tân phảhoặc Lan Trì kiến văn lụcthì tính cách nhân vật người phụ nữ trong các sáng tác của bốn tác giả khác biệt hơn hẳn.

Kiểu tính cách nhân vật trong văn học trung đại có một mô típ chung về số phận các nhân vật: khi gặp hoàn cảnh oan nghiệt hay bị làm nhục về nhân phẩm thì người phụ nữ thường tìm đến cái chết để giải thoát hay chứng minh cho sự trong sáng của mình, hoặc nếu không cũng sống trong cảnh thụ động, yếu ớt trước hoàn cảnh.

Với văn học hiện đại, nhân vật người phụ nữ bên cạnh những tính cách truyền thống thì họ cũng đã thay đổi và khẳng định tính cách của mình, họ hiện đại hơn, bản lĩnh và chủ động hơn, có một khát vọng “sống “mãnh liệt. Cô Thổ, nàng Hoàng Lan Hương không chờ đợi ai, các nàng tự định đoạt cuộc đời mình, tự lựa chọn và chủ động trong những cuộc tình với những chàng trai mà họ chọn lựa. Họ tự lựa chọn một lối đi vào trái tim của những chàng trai si tình. Các nàng biết thụ hưởng sự tồn tại và dang tay đón lấy nó một cách mãnh liệt. Một cô Thổ “mừng rỡ

nàng Hoàng Lan rất nhiều lần thoắt đến thoắt đi. Những cuộc ân ái cũng đến nhanh chóng, diễn ra thường xuyên, họ cũng chính là người chủ động tìm tình nhân của mình và luôn đi trước trong mọi tình huống. Sự táo bạo ấy biểu hiện của tính cách, tâm hồn tự do, phóng khoáng và giải phóng bản thể tuyệt đối. Điều này đã khiến người đàn ông nghiêng ngả, say đắm trong men tình.

Cô Dó trong Xác ngọc lam của Nguyễn Tuân, vì xuất thân ở chốn đại ngàn, ít kẻ lại qua nên cũng e dè, ý tứ hơn. Khi biết có người đến tìm mình, “cô Dó trở nên mất hết tự nhiên rồi lảng hết lối mọi ngày tung tăng trong nương” [9, tr.380]. Là con của rừng nên khi lựa chọn đi theo tiếng gọi của tình yêu, trước khi từ biệt, cô Dó cũng vẫn thể hiện hình ảnh của một người con có hiếu với đấng sinh thành ra mình “Cô Dó gật gật, rồi xin phép cậu Năm cho cô khóc một lúc để tỏ nghĩa với Rừng cao cả

Nàng hầu của Nguyễn Tuân vì mang trong mình một nỗi oán hận lớn nên nàng tìm mọi cách để đòi lại công bằng cho mình. Vì thế trong cách kể của tác giả, nàng mạnh mẽ hơn nhiều. Tính cách ấy ở nàng không chỉ thể hiện ở lời nói mà còn biểu hiện ở những việc làm của oan hồn về sau. Trước khi báo oán, nàng đã báo trước cho con cháu kẻ đã gây ra nỗi oan khuất cho mình “Nó còn đi thi, cô còn báo mãi. Các người hỏi cô muốn những gì ấy à! Cô muốn, cô muốn nó phạm húy, cho nó bị tội cả nhà kia. Nhưng nhà nó có một ông mãnh, thiêng lắm, cô không tàn hại nó được như lòng cô muốn. Nên nó chưa phạm đến tên các vua” [9, tr.351]. Và rồi hết người anh đến người em trong cái gia đình ấy đã không thi được ở khoa thi cuối cùng này, để lại một nỗi buồn thê thảm cho nho sinh “Ông Đầu xứ Anh đã đón ở cửa trường. Bỏ lại cả lều chõng, cầm chỉ vẻn vẹn một bản nháp, ông Đầu xứ Em đã rời bước trong một giấc thẫn thờ. Hai anh em gặp nhau không nói một câu nào suốt từ cửa trường về đến nhà trọ.

Tại nhà trọ bà Phùng, ở mâm cơm tay đôi ấy, có một người hỏng thi khoa thi chữ Hán cuối cùng đã uống cạn ba bình rượu cúc, vào một đêm dài nhất trong một đời người” [9, tr.360].

Có thể nói, oan hồn nàng hầu đã gieo rắc nỗi sợ hãi, kinh hoàng cho người khác, nhưng khi nhìn lại nỗi đau đớn, nghiệt ngã mà nàng phải hứng chịu, có lẽ người đọc sẽ phần nào cảm thông hơn. Cho nên, mặc dù là yêu ma nhưng nàng hầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật phụ nữ trong truyện kỳ ảo việt nam đầu thế kỉ XX (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)