1– Các sản phẩm tín dụng tại ngân hàng TMCP Đông Á– CN Tân Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP đông á chi nhánh tân bình​ (Trang 35 - 40)

3. 2 Tổng quan về hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Đông Á– CN Tân Bình

3.2. 1– Các sản phẩm tín dụng tại ngân hàng TMCP Đông Á– CN Tân Bình

Các sản phẩm tín dụng tại ngân hàng rất phong phú và đa dạng, phân chia theo khách hàng là KH doanh nghiệp và KH cá nhân.

Khách hàng là doanh nghiệp:

 Cho vay theo hạn mức tín dụng

 Cho vay đầu tư vốn cố định dự án sản xuất kinh doanh  Cho vay ưu đãi xuất khẩu

 Cho vay dưới hình thức thấu chi tài khoản  Cho vay các dự án theo chỉ định Chính phủ

 Cho vay theo dự án, chương trình bằng vốn tài trợ nước ngoài  Cho vay đồng tài trợ

 Cấp hạn mức tín dụng dự phòng  Cho vay phát hành thẻ tín dụng

 Cho vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài  Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán  Cho vay mua cổ phiếu phát hành lần đầu  Cho vay mua cổ phiếu để tăng vốn góp  Cho vay dự án cơ sở hạ tầng

Khách hàng là cá nhân:

Cho vay mua sắm hàng tiêu dùng vật dụng gia đình

Cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà ở đối với dân cư Cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Cho vay cầm cố bằng giấy tờ có giá Cho vay mua phương tiện đi lại Cho vay hỗ trợ du học

Cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ Cho vay lưu vụ đối với hộ nông dân

Cho vay theo hạn mức tín dụng

Cho vay đầu tư vốn cố định dự án sản xuất kinh doanh Cho vay đồng tài trợ

Cho vay các dự án theo chỉ định Chính Phủ Cho vay hộ nông dân

Cho vay phát hành thẻ tín dụng

Cho vay để trả nợ nước ngoài trước hạn

Cho vay theo dự án, chương trình bằng vốn tài trợ nước ngoài Cấp hạn mức tín dụng dự phòng

 Cho vay dưới hình thức thấu chi tài khoản  Cho vay trả góp

3.2.2 – Quy trình cho vay của Ngân Hàng TMCP Đông Á – CN Tân Bình

Bước 1 – Tiếp cận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn

Khi KH có nhu cầu vay vốn tại NH, cán bộ tín dụng sẽ hướng dân KH lập hồ sơ vay vốn. Đối với KH quan hệ tín dụng lần đầu: CBTD hướng dẫn KH cung cấp những thông tin về KH, các quy định mà KH phải đáp ứng khi vay vốn và tư vấn về việc thiết lập hồ sơ cần thiết để KH được cho vay.

Đối với KH đã có quan hệ tín dụng: CBTD hướng dẫn KH hoàn thiện hồ sơ.

KH đủ hoặc chưa đầy đủ điều kiện hồ sơ cho vay đều được CBTD báo cáo lãnh đạo và thông báo lại cho KH (nếu không đủ điều kiện vay).

CBTD làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ với những nội dung thuộc hồ sơ pháp lý, hồ sơ khoản vay, hồ sơ đảm bảo tiền vay.

Bước 2 – Nghiên cứu thẩm định hồ sơ vay vốn của KH

Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình cho vay. NVTĐ sẽ tiến hành xuống nhà KH để tìm hiểu thêm thông tin về:

+ Gia đình của KH vay vốn + Mục đích vay vốn của KH

+ Những nguồn thu nhập thường xuyên của KH, những thành viên trong gia đình.

Thẩm định năng lực tài chính của KH có nghĩa là thẩm định nguồn trả nợ và năng lực trả nợ của KH

Kiểm tra hồ sơ KH: kiểm tra tính xác thực, hợp pháp và hợp lệ của bộ hồ sơ thông qua các cơ quan phát hành ra công chúng hoặc qua kênh thông tin như trung tâm thông tin tín dụng (CIC) và phòng thông tin tài chính NH. Kiểm tra hồ sơ vay vốn và hồ sơ bảo đảm tiền vay. Khi thẩm định một bộ hồ sơ vay, CBTD phải phân tích nhiều yếu tố liên quan đến người vay, quan trọng nhất là đặc điểm người đi vay và khả năng thanh toán của họ. Kiểm tra mục đích vay vốn của KH có hợp pháp không? Riêng đối với các khoản vay băng ngoại tệ, kiểm tra mục đích vay vốn đảm bảo phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành, xác định giới hạn an toàn của quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn.

Thẩm định khách hàng vay vốn: tìm hiểu phân tích về tư cách và năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của KH và khả năng trả nợ của KH thông qua quá trình chấm điểm KH. Trong quá trình cho vay thì phân tích tín dụng đóng vai trò rất quan trọng và nó là nhân tố quyết định chất lượng khoản vay.

NVTD có quyền từ chối cho vay với lý do rõ ràng nếu khách hàng không đáp ứng đủ các điều kiện tín dụng.

Bước 3 – Phê duyệt khoản cho vay

Ra quyết định tín dụng thế nào không chỉ ảnh hưởng đến KH mà còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Vì vạy vai trò của người quyết định tín dụng rất quan trọng.

Các bước phê duyệt khoản vay bao gồm:

Bước 1 – Sau khi nghiên cứu thẩm định cấc điều kiện vay vốn, CBTD lập báo cáo thẩm định kiêm tờ trình cho vay theo mẫu kèm hồ sơ vay vốn trình trưởng phòng tín dụng

Bước 2 – Trên cơ sở tờ trình của CBTD kèm hồ sơ vay vốn, trưởng phòng tín dụng xem xét kiển tra, thẩm định lại và ghi ý kiến, ký và trình lãnh đạo.

Bước 3 – Hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định.

CBTD căn cứ ý kiến của trưởng phòng tín dụng để tiến hành các thủ tục sau:

Yêu cầu KH bổ sung hồ sơ, tài liệu đối với trường hợp cần bổ sung các điều kiện vay vốn.

Thẩm định lại, bổ sung, chỉnh sửa nếu không đạt yêu cầu. Soạn thảo văn bản trả lời KH nếu từ chối cho vay.

Sau đó, trình trưởng phòng tín dụng để kiểm tra lại nội dung, TPTD có ý kiến đồng ý hay không đồng ý trình ban lãnh đạo quyết định.

Bước 4 – Căn cứ hồ sơ cho vay, ý kiến đề xuất của CBTD và TPTD khoản vay sẽ được giám dốc phê duyệt.

Khoản vay thuôc quyền phán quyết: Sau khi kiểm tra lần cuối các bộ hồ sơ pháo lý, hồ sơ vay vốn, giám đốc sẽ quyết định duyệt đồng ý cho vay, duyệt cho vay có điều kiện, triệu tập CBTD để quyết định đối với trường hợp các khoản vay lớn hoặc phức tạp.

Khoản vay vượt quyền phán quyết: Sẽ được ban thẩm định NH cấp trên phê duyệt. Chỉ khi được phê duyệt, có thông báo mới được phép giải ngân.

Trong giai đoạn này, NH phải xác định phương thức cho vay, việc xác định phương thức cho vay phải phù hợp với quá trình luân chuyển vốn của KHvà yêu cầu xem xét hả

năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và xác định lãi suất cho vay đồng thời ký hợp đồng tín dụng.

Bước 4 – Tiến hành thủ tục công chứng và ký kết hợp đồng tín dụng.

Sau khi xét duyệt và quyết định cho vay, NH và KH tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay (nếu có).

KH sẽ tới phòng công chứng các hợp đồng có liên quan. Tài sản thế chấp, cầm cố phải đăng ký công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo hoàn thiện thủ tục bảo đảm tiền vay.

Các yếu tố chủ yếu của một hợp đồng tín dụng: KH: họ tên, địa chỉ, tư cách pháp nhân nếu có.

Mục đích sử dụng: KH phải ghi rõ mục đích sử dụng khoản vay để làm gì. Số tiền và hạn mức tín dụng mà ngân hàng cam kết cấp cho KH.

Lãi suất áp dụng: mức lãi suất KH phải trả, cố định hay thay đổi, các điều kiện thay đổi lãi suất.

Thời hạn cho vay: căn cứ vào kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay và khả năng trả nợ của KH, thời gian cho vay có thể là vài tháng hoặc vài năm.

Các loại đảm bảo: các nội dụng như định giá, bảo hiểm, quyền sở hữu, quyền chuyển nhượng hặc bán….. đều phải được quy định rõ trong hợp đồng.

Bước 5 – Giải ngân

NVTD có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ để KH đăng ký giao dịch đảm bảo tại cơ quan có thẩm quyền. TSĐB phải được kiểm tra và định giá một cách chính xác, trung thực tuân thủ theo quy định của NH. Sau hki ký hợp đồng thế chấp tài sản tại cơ quan có thẩm quyền, NVTD nhận và nhập đầy đủ giấy tờ bản chính về TSĐB.

NVTD tiếp tục hướng dẫn cho KH điền vào nội dung của hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ….cho KH ký và kiểm tra lại thẩm quyền ký của KH, chữ ký và dấu, kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ và trình lên giám đốc ký hợp đồng.

Phương thức giải ngân tùy thuộc vào nội dung cam kết của hợp đồng tín dụng, NH sẽ giao tiền vay cho KH hoặc cho nhà cung cấp của KH. Cơ sở để NH thực hiện việc giải ngân là kế hoạch sử dụng vốn tín dụng đã được nêu trong hợp đồng tín dụng. trong quá trình cho vay, ngày giải ngân đầu tiên rất quan trọng và căn cứ vào đó người vay thanh toán mức góp cố định hàng tháng cho ngân hàng khi đến hết nợ.

Bước 6 – Theo dõi quản lý khách hàng và phân loại khoản vay

Trong quá trình KH sử dụng vốn vay, NVTD phải kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đảm bảo vốn vay đươc sử dụng đúng mục đích . Đồng thời, theo dõi tình hình kinh KH vi phạm hợp đồng tín dụng.

Định kỳ hàng tháng, thực hiện phân loại các khoản vay còn dư nợ….

Đây cũng là bước quan trọng trong quy trình cho vay, nhưng đa số các CBTD ít quan tâm đến vấn đề kiểm soát giám sát khoản vay. Việc kiểm tra giám sát chỉ cần KH lên NH ký vào biên bản giám sát là đủ. Thật ra bước này CBTD phải theo dõi, tìm hiểu kiểm tra vốn vay sử dụng đúng mục đích như trong hợp đồng không? Và đúng tiến độ hay không? Nếu khách hàng sử dụng không đúng mục đích hay không mang lại hiệu quả, thì CBTD phải đề xuất gia hạn nợ hoặc thu hồi vốn và lãi trước hạn.

Bước 7 – Thu nợ thanh lý hợp đồng tín dụng

Tất toán khoản vay: khi KH trả hết nợ, CBTD tiến hành với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền nợ gốc, lãi , phí…. Để tất toán khoản vay.

Thanh lý hợp đồng tín dụng/ sổ vay vốn: thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng/sổ vay vốn đã ký kết. Khi bên vay trả xong nợ gốc và lãi thì hợp đồng tín dụng/ sổ vay vốn đương nhiên hết hiệu lực và các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng. Trường hợp bên vay yêu cầu, CBTD soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng trình TPTD kiểm soát và TPTD trình lãnh đạo ký biên bản thanh lý.

Tóm lại, quy trình cho vay cần được xây dựng sao cho phù hợp với các quy định của pháp luật, với từng nhóm khách hàng và đối với từng loại cho vay của NH. Quy trình cho vay phải đảm bảo để NH có đầy đủ thông tin cần thiết. Một quy trình cho vay được xây dựng hợp lý sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động, giảm thiểu rủi ro và nâng cao doanh lợi của NH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP đông á chi nhánh tân bình​ (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)