4. 2– Tình hình sử dụng vốn tại Chi nhánh Ngân hàng
4.2.1 Doanh số cho vay
Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng
Bảng 4.2 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng giai đoạn 2014 -2016
ĐVT:Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 Số tiền % (+/-) Số tiền % (+/-) Ngắn hạn 42.667 55.190 51.221 12.523 29.35% -3.969 -7,19% Trung và dài hạn 17.444 14.033 20.219 -3.411 -19,55% 6.186 44,08% Tổng DSCV 60.111 69.223 71.440 9.112 15,16% 2.217 3,2%
Biểu đồ 4.2 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng giai đoạn 2014 -2016
Từ bảng số liệu trên có thể thấy doanh số cho vay theo thời hạn qua các năm có xu hướng tăng. Năm 2015 đạt 69223 triệu đồng; năm 2015 doanh số cho vay theo thời hạn tăng so với năm 2014 là 9112 triệu đồng, tương ứng tăng 15,16%; năm 2016 doanh số cho vay tăng 2217 triệu đồng, tăng gần 3,2% so với năm 2015.
Doanh số cho vay theo thời hạn bao gồm DSCV ngắn hạn và DSCV trung dài hạn trong đó: doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSCV cụ thể: năm 2014 DSCV ngắn hạn đạt 42667 triệu đồng, chiếm 70,98% trên tổng DSCV. Năm 2015 DSCV ngắn hạn đạt xấp xỉ 55190 triệu đồng, chiếm 79,73% DSCV và cao hơn so với năm 2014. Năm 2016 DSCV ngắn hạn đạt xấp xỉ 51221 triệu đồng, chiếm gần 71,7%. Theo bảng số liệu ta thấy DSCV ngắn hạn tăng qua các năm đặc biệt: năm 2015 tăng 12523 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2014, tương ứng tăng 29,35%.
Lý do có DSCV ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn như vậy có thể do trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn các DN không có dự án trung và dài hạn khả thi tức là dự án không có tính thực tế, không đảm bảo trả nợ cho chi nhánh dẫn đến DN thường hạn chế trong việc đầu tư, mở rộng những dự án lớn. Hoặc đứng về phía chi nhánh để giải thích là do giai đoạn này có nhiều biến động, biến động từ lãi suất, giá vàng, bất động sản gần như đóng băng…khiến cho các khoản vay gặp nhiều rủi ro nên để đề phòng và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay chi nhánh buộc phải dè dặt hơn trong các khoản vay trung và
ảnh hưởng đến tính thanh khoản thì nó còn ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh do phải trích lập thêm các khoản dự phòng làm tăng chi phí dẫn đến giảm lợi nhuận.
Mặc dù vậy doanh số cho vay trung và dài hạn cũng có xu hướng tăng, cụ thể năm 2016 DSCV trung và dài hạn đạt 20219 triệu đồng, tăng khoảng 44,08% so với năm 2015. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này có thể do chi nhánh bắt đầu chú trọng hơn vào công tác cho vay trung và dài hạn để cân bằng cơ cấu cho vay. Thêm vào đó năm 2016 khi mà nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi thì các DN bắt đầu có thêm những dự án có quy mô, phát triển trong thời gian dài.
Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng
Bảng 4.3 Doanh số cho vay theo đối tượng giai đoạn 2014 -2016
ĐVT:Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 Số tiền % (+/-) Số tiền % (+/-) DN Nhà nước 13.121 17.020 17.902 3.899 29,72% 882 5,18% DN Ngoài quốc doanh 36.355 38.910 40.110 2.555 7,03% 1.200 3,08% Hộ sản xuất, tư nhân, cá thể 10.635 13.293 13.428 2.658 24,99% 135 1,02% Tổng DSCV 60.111 69.223 71.440 9.112 15,16% 2.217 3,2%
Biểu đồ 4.3 Doanh số cho vay theo đối tượng giai đoạn 2014 -2016
Doanh số cho vay theo đối tượng bao gồm DSCV đối với doanh nghiệp NN, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ sản xuất, tư nhân, cá thể. Trong các đối tượng này, DSCV của chi nhánh tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh biểu hiện DSCV đối với DNVVN tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể: năm 2014 đạt 36355 triệu đồng chiếm 60,48% trong tổng DSCV, năm 2015 đạt 38910 triệu đồng chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm 56,21% trong tổng doanh số cho vay và tăng 7,03% so với năm 2014 tương ứng tăng 2555 triệu đồng.
Năm 2016 đạt xấp xỉ 40110 triệu đồng và tăng so với năm 2015 khoảng 1200 triệu đồng tương ứng tăng 3,08%. Đây là đối tượng vay chủ yếu của chi nhánh mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho chi nhánh và cũng là đối tượng vay nhiều rủi ro nhất nếu chính sách quản lý rủi ro của chi nhánh không tốt dễ dẫn đến nguy cơ mất vốn. Bởi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay tại TP Hồ Chí Minh chiếm số lượng lớn, năng động trong kinh doanh và hoạt động đa dạng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Đặc biệt các doanh nghiệp ngoài quốc doanh rất nhạy cảm với các biến động của thị trường, thay đổi mặt hàng nhanh, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đây là đối tượng tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, mang lại nguồn thu lớn từ thuế cho ngân sách nhà nước,có nhiều dự án kinh doanh và nhu cầu vốn mở rộng sản xuất kinh doanh cao, nhận thấy được tiềm năng đó nên chi nhánh tập trung cho vay vào đối tượng này.
Qua bảng số liệu ta thấy được doanh số này năm sau cao hơn năm trước nhưng với tỷ lệ không đáng kể, vì trong giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn tuy năm 2016 nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa bền vững, nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh khó khăn trong việc kiếm đầu ra cho sản phẩm, nhiều DN phá sản, để giảm thiểu rủi ro nên chi nhánh dè dặt trong việc tăng doanh số cho vay đối với đối tượng này. Cùng với cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì cho vay hộ sản suất tư nhân cá thể có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể: năm 2015 đạt 13293 triệu đồng tăng 2658 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2014 tăng tương ứng 24,99%. Năm 2016 con số đạt được là 13428 triệu đồng tăng 135 trệu đồng so với năm 2015 tương ứng 1,02%.Đây cũng là đối tượng được chi nhánh quan tâm nhưng do là hộ kinh doanh cá thể nên giá trị vay mỗi lần còn chưa nhiều vì thế tỷ trọng của hộ sản suất tư nhân cá thể còn thấp.
Cho vay doanh nghiệp nhà nước có dấu hiệu tăng nhẹ, cụ thể: năm 2016 tăng 882 triệu đồng, tăng khoảng 5,18%. Nguyên nhân có thể do các doanh nghiệp NN không có nhu cầu vay nhiều. Dù tỷ trọng vay không nhiều nhưng chúng ta vẫn thấy được Đông Á vẫn luôn có uy tín với các doanh nghiệp NN, ngân hàng cần giữ mối quan hệ tốt với đối tượng này, vì các doanh nghiệp NN luôn hoạt động một cách ổn định, có uy tín trên thị trường.