4. 3– Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh
5.1. 2– Những mặt hạn chế
- Chính sách tín dụng còn vài điểm chưa hợp lý nên ta thấy dư nợ cho vay mặc dù có tốc độ tăng trưởng tốt, nhưng việc phân bổ dư nợ cho vay chưa đồng đều, chủ yếu cho vay
ngắn hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với mục đích cho vay để sản xuất kinh doanh.
- Quy trình cho vay của chi nhánh còn một vài điểm hạn chế khi CBTD là người trực tiếp thực hiện nhiều khâu từ tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cho tới việc đề xuất giải ngân, kiểm tra sau khi cho vay và thu hồi vốn.
- Cán bộ thẩm định còn lơ là trong công tác kiểm tra giám sát trước và sau khi cho vay dẫn đến Chi nhánh không quản lý được mục đích sử dụng vốn của khách hàng.
- CBTD thoái hóa đạo đức nghề nghiệp nên gây rủi ro trong quá trình cho vay.
- Chất lượng tín dụng khá tốt khi vẫn đảm bảo các chỉ tiêu an toàn, nợ tiêu chuẩn chiếm tỷ trọng cao nhưng nợ quá hạn, nợ xấu vẫn chưa được xử lý triệt để, chủ yếu nợ quá, nợ xấu của đối tượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Ngân hàng áp dụng một số biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng nhưng còn tồn tại một số hạn chế sau: bảo hiểm tín dụng khi cho vay nhưng lại không phổ biến trước cho khách hàng về dịch vụ cũng như lợi ích của dịch vụ, cộng thêm phí bảo hiểm tín dụng tương đối cao nên khó được khách hàng chấp thuận, dễ xảy ra tranh cãi với khách hàng. Kiểm soát nội bộ chưa chặt chẽ, việc xếp hạng tín dụng do chính cán bộ tín dụng thực hiện nên kết quả xếp hạng có thể ảnh hưởng bởi sự nhìn nhận và tiêu chí chủ quan của cán bộ tín dụng dẫn đến không phản ánh trung thực và khách quan uy tín tín dụng của khách hàng.