2. 1– Tổng quan về tín dụng
2.2.8 Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra
Đối với bản thân NH:
+ Rủi ro xảy ra ở mức độ thấp thì nó chỉ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng, uy tín của ngân hàng. Rủi ro xảy ra ở mức độ cao thì dẫn đến nguy cơ bị phá sản. + Rủi ro xảy ra làm giảm lòng tin của khách hàng đến gửi tiền và vay vốn dẫn đến nguồn vốn bị hạn chế, hoạt động Ngân hàng bị giảm sút.
+ Rủi ro xảy ra đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng như thiếu tiền chi trả cho khách hàng, vì phần lớn là nguồn vốn huy động, mà khi Ngân hàng không thu hồi được nợ gốc và lãi trong cho vay thì khả năng thanh toán của Ngân hàng giảm súc ảnh hưởng đến công tác huy động vốn về quy mô lẫn lòng tin của khách hàng dành cho Ngân hàng. + Hậu quả của rủi ro tín dụng mà Ngân hàng phải gánh chịu khi không thu được nợ, vòng quay tín dụng không thực hiện được, Ngân hàng không có khả năng đảm bảo vốn lưu động làm hạn chế vai trò và chức năng tín dụng.
Đối với khách hàng:
+ Khi rủi ro tín dụng xảy ra, hộ nông dân sẽ thiếu đi nguồn vốn đầu tư, làm cho quá trình sản xuất không liên tục dẫn đến hiệu quả sản xuất không cao, mức sống thấp và không ổn định. Người dân sẽ mất đi sự hỗ trợ về các chính sách lãi suất và sự hỗ trợ về kỹ thuật,….Cũng như ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn.
Đối với nền kinh tế:
+ Hoạt động của ngân hàng có liên quan đến toàn bộ nền kinh tế, đến các doanh nghiệp và tầng lớp nhân dân. Vì vậy, rủi ro tín dụng xảy ra có thể gây há sản một vài NH kéo theo một số doanh nghiệp bị ảnh hưởng dẫn đến ccacs doanh nghiệp thiếu vốn, quy trình sản xuất bị ngưng trệ, kế hoạch sản xuất bị đảo lộn, lúc đó giá cả trên thị trường biến động liên tục tạo cho dân chúng một tâm lý hoảng sợ. Lúc đó, dân sẽ đua nhau đến ngân hàng rút tiền hàng loạt trước thời hạn, điều đó cũng có thể đưa đến phá sản đồng loạt các NH, kinh tế đất nước bị suy yếu.