Tăng cường công tác phòng ngừa nợ quá hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP đông á chi nhánh tân bình​ (Trang 81 - 83)

5. 2– Nguyên nhân của những hạn chế

5.4.8 Tăng cường công tác phòng ngừa nợ quá hạn

Nếu thấy khách hàng bắt đầu có dấu hiệu dẫn đến rủi ro, dẫn đến nợ quá hạn thì ngân hàng cần xử lý một số biện pháp ngăn ngừa. Ngoài ra, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng cung cấp thêm các TSĐB để tăng cường độ an toàn cho nguồn vốn của ngân hàng trong trường hợp tài sản thế chấp bị giảm giá trị, trong trường hợp này nếu cần thiết ngân hàng có thể tiến hành gia hạn nợ cho khách hàng.

Đối với các khoản nợ quá hạn thì ngân hàng cần xem xét lại các vấn đề trong quá trình thẩm định xem ngân hàng mắc những sai sót gì, trong khâu nào, vấn đề nào…xem xét lại khả năng tài chính của khách hàng và quá trình khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích không. Từ đó đưa ra những giải pháp xử lý mang lại hiệu quả cao trong thời gian ngắn. Cần tim hiểu kỹ nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn là từ đâu, từ khách hàng, từ chính ngân hàng, hay từ các nguyên nhân khách quan khác. Ban lãnh đạo ngân hàng phải hết sức sáng suốt và nghiêm minh để giải quyết triệt để những trường hợp nợ quá hạn liên quan đến đạo đức nghề nghiệp để nhanh chóng nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh.

Khi tiến hành thu hồi nợ quá hạn, ngân hàng nên sử dụng biện pháp khai thác khi khách hàng vay vốn có thiện chí trả nợ, ngân hàng có thể gia hạn nợ hoặc điều chỉnh hợp đồng tín dụng tương ứng với một chu kỳ sản xuất của khách hàng, cho phép khách hàng tự khắc phục khó khăn về tài chính để hoàn trả nợ ngân hàng càng sớm càng tốt. Khi khách hàng không có thiện chí trả nợ như đã cam kết trong hợp dồng tín dụng thì ngân hàng mới tiến hành thanh lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.

5.5– Kiến nghị

5.5.1– Kiến nghị đối với Chính Phủ

- Chính Phủ phải thực sự nghiêm khắc, công minh xử lý những trường hợp tiêu cực trong việc thực hiện công việc một cách tắc trách, bao che cho các doanh nhiệp tiếp tục hoạt động mà không đem lại hiệu quả hoạt động hoặc cố tình hoạt động để có chủ ý lừa đảo.

- Chính Phủ phải có thái độ dứt khoát trong việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, chỉ tiếp tục cho hoạt động những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và cần thiết cho dân sinh.

- Cần kiểm soát, thanh tra một cách chặt chẽ, trách nhiệm cao về việc cấp giấy phép thành lập và đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp sao cho thực sự phù hợp với năng lực thực tế của doanh nghiệp

- Nhà Nước cần tiếp tục hoàn thiện và sửa đổi, ban hành các bộ luật, văn bản dưới hình thức luật liên quan đến hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động của ngân hàng nói riêng tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại đi đúng hướng.

Việc nợ quá hạn của các doanh nghiệp bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau khách quan và chủ quan. Nhiều doanh nghiệp hoạt động rất uy tín, là khách hàng thân thiết đối với ngân hàng nhưng vì một số nguyên nhân bất khả kháng làm cho doanh nghiệp bị nợ quá hạn.

Quy định về gia hạn nợ vay là thẩm quyền quyết định của NHNN theo quy định của khoản 4 điều 54 Luật các tổ chức tín dụng về thời gian gia hạn nợ. Việc quy định này là quá cứng nhắc không tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý một số trường hợp phát sinh từ thực tiễn đòi hỏi phải có sự quy định linh hoạt trong chính sách cho các doanh nghiệp uy tín theo đánh giá của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP đông á chi nhánh tân bình​ (Trang 81 - 83)