Theo Trương Quang Thông (2012 cho rằng việc thiết lập và thực thi các chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản phải dựa vào việc tổ chức chu đáo công tác hoạch định cung và cầu thanh khoản; phải hướng tới những giải pháp dự phòng, đối phó trong các tình huống trạng thái thanh khoản mất cân bằng.
Tùy theo điều kiện, đặc điểm hoạt động, ngân hàng có thể lựa chon các chiến lược quản trị thanh khoản sau:
Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản
Theo chiến lược này, ngân hàng sẽ tập trung các hoạt động quản trị vào các khoản tín dụng ngắn hạn. Khối lượng và thời hạn của các nhu cầu tín dụng dự kiến sẽ được hoạch định tương ứng với các công cụ tiền tệ sẵn có.
Với chiến lược này, ngân hàng sẽ chủ động hơn trong việc đáp ứng các nhu cầu tín dụng mà không phải lệ thuộc vào các chủ thể bên ngoài khác. Tuy nhiên, chiến lược dựa vào tài sản có những nhược điểm như sự đánh đổi giữa tài sản có tính thanh khoản cao nhưng có mức sinh lời thấp. Bên cạnh đó, việc bán hay chuyển đổi tài sản cũng gây ra rủi ro khi phải bán hay chuyển đổi tài sản với chi phí giao dịch cao.
Chiến lược này dựa vào nguồn vốn hơn là sử dụng vốn và thể hiện sự năng động hơn trong quản lý. Khi cần thiết, ngân hàng sẽ huy động, sẽ “mua” thanh khoản trên thị trường tiền tệ.
Chiến lược quản trị hỗn hợp
Với chiến lược quản trị hỗn hợp, các nhu cầu thanh khoản thường xuyên sẽ được đáp ứng bằng tiền mặt dự trữ, tiền gửi tại ngân hàng trung ương, tiền gửi tại các ngân hàng khác. Trong khi đó, đối với nhu cầu thanh khoản không thường xuyên nhưng có thể dự đoán được, ngân hàng có thể dựa vào các thỏa thuận về hạn mức vay mượn với các ngân hàng. Các nhu cầu thanh khoản không thể dự đoán được thông thường cũng được giải quyết bằng kênh vay mượn trên thị trường liên ngân hàng. Cuối cùng, xét về công tác quản trị thanh khoản trong dài hạn, ngân hàng cần phải hoạch định được chiến lược nguồn vốn của mình.