MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam​ (Trang 47 - 48)

Từ cơ sở lý thuyết và các mô hình của các nghiên cứu trước nêu ở chương 2. Đề tài nghiên cứu phân tích các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản tại các ngân hàng thượng mại trên thị trường chứng khoán dựa trên mô hình của Muhammad Farhan Akhtar, Khizer All, Shama Sadaqat (2011) và Trương Quang Thông (2013), Mohamed Aymen Ben Moussa (2015).

Mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 8 giả thuyết nghiên cứu từ H1 đến H8. Trong đó, các yếu tố được giả thuyết từ H1 đến H8 là các biến độc lập định lượng được kỳ vọng tác động thuận chiều hoặc trái chiều trực tiếp đến biến phụ thuộc là khả năng thanh khoản. Giả thuyết nghiên cứu được đặt ra như sau:

H1: Quy mô ngân hàng càng lớn sẽ làm cho thanh khoản càng cao.

H2: Dự phòng rủi ro tín dụng càng cao sẽ làm cho thanh khoản càng thấp. H3: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng nhỏ sẽ làm cho thanh khoản càng thấp.

H4: Lợi nhuận cân biên của ngân hàng tăng sẽ làm thanh khoản càng cao. H5: Dư nợ cho vay trên tổng tài sản càng cao sẽ làm giảm khả năng thanh khoản.

H6: Chi phí hoạt động càng lớn sẽ làm cho thanh khoản giảm đi. H7: tăng trưởng kinh tế tăng sẽ làm khả năng thanh khoản tăng lên. H8: Lạm phát tăng sẽ làm giảm khả năng thanh khoản.

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

LIQ = ßo + ß1SIZE + ß2LLTL + ß3ETA + ß4NIM + ß5LTA + ß6CTIR + ß7 GDP + ß8IN + εi

β0 : hệ số chặn.

β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7, β8 : là tham số của mô hình.

 : sai số của mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam​ (Trang 47 - 48)