Quy trình thiết kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua bài từ trường lớp 11 THPT​ (Trang 25 - 27)

7. Bố cục của khóa luận

1.4.3. Quy trình thiết kế

1.4.3.1. Thiết kế tình huống có vấn đề[14, trang 45]

Trong dạy học phát triển năng lực, cần phải chú ý đến từng đối tượng học sinh khác nhau, do đó, cần phải xây dựng các THCVĐ phù hợp với từng đối tượng học sinh. Quy trình xây dựng THCVĐ phải thể hiện được biện pháp làm thay đổi độ khó của tình huống, phù hợp với trình độ nhận thức khác nhau, phục vụ hoạt động dạy học phát triển năng lực GQVĐ.

Tôi đề xuất quy trình xây dựng các tình huống giả định và tình huống thực tiễn gồm năm bước cơ bản sau:

Bước 1: Phân tích nội dung, lựa chọn đơn vị kiến thức để xây dựng tình huống.

− Việc xây dựng tình huống phải dựa trên nội dung kiến thức, mục đích của việc giải quyết tình huống là để hình thành kiến thức mới và phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh. Vì vậy, tất cả các tình huống đều phải bám sát nội dung kiến thức, dựa trên các đơn vị kiến thức của chuyên đề.

− Để phân tích nội dung, trước tiên phải bám sát mục tiêu và nội dung của chương trình, sau đó tiến hành phân tích nội dung kiến thức của chuyên đề thành các đơn vị kiến thức phù hợp với mục tiêu. Lựa chọn những đơn vị nội dung kiến thức phù hợp với việc xây dựng tình huống để xây dựng tình huống hoặc sử dụng toàn bộ kiến thức của chuyên đề để tạo ra một tình huống khái quát.

− Những đơn vị kiến thức nào có liên quan đến thực tiễn sản xuất, các hiện tượng tự nhiên, xã hội,… thì sẽ được chuyển hóa để xây dựng tình huống thực tiễn.

Bước 2: Chuyển đơn vị nội dung kiến thức thành các câu hỏi nêu vấn đề. Các câu hỏi này tập trung dạng câu hỏi tư duy bậc cao như: vì sao/tại sao? Như thế nào? Bằng cách nào? Phân tích? Giải thích? Nhận định? Đánh giá?...

Bước 3: Chuyển đổi câu hỏi nêu vấn đề thành tình huống bằng cách bổ sung thông tin để tạo bối cảnh cho tình huống, từ đó hình thành mâu thuẫn nhận thức trong nội tại vấn đề phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh.

Bước 4: Điều chỉnh lượng tăng giảm thông tin có trong tình huống đã thiết kế để thay đổi độ khó của tình huống để phù hợp với ngă lực nhận thức của đối tượng học sinh.

Bước 5: Đánh giá chất lượng của tình huống bằng phương pháp chuyên gia, phương pháp thực nghiệm trên các đối tượng phù hợp.

Trong 5 bước nói trên, các bước 1,2,3,4 là giai đoạn tạo lập ra tình huống; bước 5 là giai đoạn kiểm định, chỉnh sửa để tình huống thực sự có giá trị đối với việc dạy học.

1.4.3.2. Thiết kế quy trình phát triển năng lực giải quyết vấn đề[9]

- Bước 1. Giáo viên giới thiệu khái quát về năng lực GQVĐ: Giáo viên giới thiệu khái quát cấu trúc năng lực GQVĐ và 15 chỉ số hành vi cần đạt để học sinh chủ động nắm bắt trước. Đây là phần định hướng cho HS khi bước vào quá trình phát triển năng lực GQVĐ.

- Bước 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh trải nghiệm hoạt động GQVĐ: Giáo viên phân tích nội dung bài học,xác định các đơn vị kiến thức có thể xây dựng thành các công cụ như câu hỏi, bài tập, bài tập tình huống, bài toán nhận thức, dự án học tập, sơ đồ… kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực hướng dẫn học sinh hoạt động GQVĐ. Giáo viên giới thiệu các hoạt động GQVĐ cho học sinh thông qua các bài tập, bài tập tình huống, bài toán nhận thức… đã xây dựng được. HS xác định yêu cầu của hoạt động GQVĐ.

- Bước 3. Học sinh lập kế hoạch và thực hiện giải pháp GQVĐ: học sinh thảo luận, tiến hành hoạt động GQVĐ theo các bước ở sơ đồ 1.

Bước 4. Đánh giá hoạt động GQVĐ và phát triển năng lực: Giáo viên và học sinh đánh giá hoạt động GQVĐ của học sinh theo tiêu chí sau mỗi lần học sinh hoạt động, phân tích điểm đạt được và chưa đạt được trong quá trình GVQĐ trên cơ sở đánh giá việc rèn luyện các kỹ năng GQVĐ với mục đích vừa phản hồi thông tin để điều chỉnh thao tác, vừa cho học sinh thấy được sự tiến bộ của mình trong việc sử dụng các kỹ năng, để có động lực thúc đẩy việc học và phát triển năng lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua bài từ trường lớp 11 THPT​ (Trang 25 - 27)