Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh [16]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua bài từ trường lớp 11 THPT​ (Trang 27 - 29)

7. Bố cục của khóa luận

1.4.4. Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh [16]

1.4.4.1. Quy trình thiết kế các hoạt động đánh giá năng lực giải quyết vấn đề[5, trang 167]

Để thiết kế hoạt động đánh giá năng lực GQVĐ một cách có hiệu quả, tôi đề xuất quy trình như sau:

− Xác định mục tiêu đánh giá: Mục tiêu đánh giá theo tiến trình bài học là nhằm xác định mức độ hiểu, biết của từng học sinh về các kiến thức của bài học và việc vận dụng các kiến thức vào việc giải quyết các bài liên quan. Từ đó giáo viên có thể phân chia học sinh theo từng nhóm dựa theo tiêu chí: Hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, gặp khó khăn trong hoàn thành nhiệm vụ. Việc làm này giúp giáo viên chủ động trong điều khiển quá trình dạy sao cho có hiệu quả nhất.

− Xác định phương pháp đánh giá: Phương pháp đánh giá thường được sử dụng là phiếu trắc nghiệm, quan sát, phỏng vấn nhanh và nghiên cứu sản phẩm của học sinh.

− Xác định công cụ đánh giá: Thường sử dụng phiếu quan sát, bảng ghi chép về mức độ hoàn thành nhiệm vụ; các bài toán; vấn đề có nội dung thực tiễn.

− Lập kế hoạch đánh giá: Việc lập kế hoạch đánh giá cần phải được thực hiện song song và theo sát kế hoạch bài dạy. Nhìn chung các bài dạy được thiết kế theo tiến trình: Kiểm tra bài cũ, dạy học bài mới, củng cố, luyện tập. Trong mỗi hoạt động này, lại có những hoạt động thành phần có chứa những yêu cầu mà giáo viên đặt ra cho học sinh. Ngoài ra, trong kế hoạch cần chỉ rõ: mục tiêu, phương pháp, công cụ đánh giá. Để phục vụ cho việc theo dõi và nghiên cứu sự hình thành và phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh, giáo viên cần chỉ rõ các hoạt động đánh giá trong kế hoạch đang hướng đến thành tố nào, ở mức độ nào của năng lực này.

− Thực hiện kế hoạch đánh giá: Khi thực hiện, ngoài việc bám sát kế hoạch, giáo viên cần phải nhanh nhạy trong việc quan sát, xử lý kịp thời các tình huống để đảm bảo mục tiêu đã được đề ra trước đó. Chẳng hạn đối với mỗi nhiệm vụ học tập giao cho học sinh, giáo viên cần phải dự kiến được: những em nào hoàn thành tốt, những em nào gặp khó khăn? Lời nhận xét, lời khen đối với các em đó như thế nào? Hỗ trợ các em khó khăn như thế nào? Giao nhiệm vụ các em đã hoàn thành như thế nào?

− Đánh giá kế hoạch: Bước này giáo viên nhận xét về những điểm đạt được và những thứ cần khắc phục của học sinh.Khi đánh giá, giáo viên cần trả lời một số câu hỏi sau:

+ Nhận xét về mục tiêu đánh giá: Ở mức độ nào? Cần bổ sung, khắc phục như nào?

+Nhận xét về phương pháp, công cụ: Đã phù hợp chưa? Việc thu thập thông tin có thuận lợi, khó khăn gì?

+ Nhận xét về hoạt động đánh giá: Có phù hợp không? Có thu thập được thông tin cần thiết không?

+ So sánh giữa kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch: Có đúng theo kế hoạch không? Có điểm nào chưa hợp lý? Có cần bổ sung, thay đổi gì?

1.4.4.2. Xây dựng tiêu chí và bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề [17] − Tiêu chí đánh giá các năng lực GQVĐ theo bảng:

Các kỹ năng Mức 1 Mức 2 Mức 3

Phát hiện vấn đề Chưa phát biểu được vấn đề cần giải quyết Phát biểu được đúng vấn đề nhưng chưa tường minh. Phát biểu vấn đề chính xác, tường minh. Hình thành giả thuyết khoa học

Chưa đưa ra được giả thuyết

Đưa ra được giả thuyết, có cái phù hợp, có cái không phù hợp.

Đưa ra được giả thuyết phù hợp Lập kế hoạch GQVĐ Chưa lập được kế hoạch GQVĐ Lập được kế hoạch nhưng chưa hoàn chỉnh.

Lập được kế hoạch hoàn chỉnh.

Thực hiện GQVĐ Chưa thực hiện được kế hoạch GQVĐ

Thực hiện được một phần kế hoạch GQVĐ

Giải quyết được vấn đề hoàn chỉnh Đánh giá giải pháp và rút ra kết luận Chưa rút ra được kết luận cần thiết từ vấn đề cần giải quyết Rút ra được kết luận, nhưng ở mức độ chuẩn xác chưa cao, một số vấn đề chưa tường minh.

Rút ra được kết luận chuẩn xác. Và phát hiện được các vấn đề mới có liên quan.

− Bộ công cụ đánh giá:

Dựa vào tiêu chí đánh giá năng lực GQVĐ ở trên, tôi xây dựng công cụ bộ đánh giá năng lực GQVĐ của học sinh thông qua bài “ Từ trường” gồm: Phiếu quan sát đánh giá năng lực GQVĐ của giáo viên, Phiếu quan sát đánh giá năng lực GQVĐ của học sinh, đề kiểm tra sau tiết thực nghiệm, đề kiểm tra sau quá trình thực nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua bài từ trường lớp 11 THPT​ (Trang 27 - 29)