PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua bài từ trường lớp 11 THPT​ (Trang 49)

7. Bố cục của khóa luận

3.3. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ

3.3.1. Các tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

Các tiêu chí đánh giá Trước đánh giá Sau đánh giá Thái độ tiếp nhận phương pháp

Thời gian đầu tư cho việc học phương pháp phát hiện và GQVĐ

Khả năng vận dụng các kiến thức vào giải bài tập

Mức độ phát triển các kỹ năng, kỹ xảo

Khả năng vận dụng phương pháp phát hiện và GQVĐ vào thực tế.

3.3.2 Phân tích diễn biến thực nghiệm sư phạm

Qua việc nghiên cứu những đặc điểm của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề ta thấy mấu chốt của phương pháp dạy học này là việc điều khiển học sinh tự thực hiện hoặc hòa nhập vào quá trình nghiên cứu vấn đề. Quá trình này được chia làm năm bước sau:

Bước 1: Phát hiện và tìm hiểu vấn đề

− Sau đó phân tích, diễn giải rõ vấn đề − Đưa ra mục tiêu để giải quyết

Bước 2: Tìm ra các giải pháp để thực hiện

− Tìm cách giải quyết vấn đề. − Phân tích rõ vấn đề

− Đưa ra các hướng giải quyết hợp lý − Chọn xem cách nào tốt nhất để thực hiện

Bước 3: Trình bày giải pháp

Tổ chức dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. Sử dụng các biện pháp phù hợp với phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh. Theo dõi, hướng dẫn cho học sinh trong quá trình hoạt động.

Bước 4: Đánh giá sự phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh.

Bảng kiểm tra gồm các tiêu chí về năng lực

Các bài tập, tình huống để đánh giá năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh.

Bước 5: Rút kinh nghiệm cho học sinh

Phát huy những cái tốt, đưa ra những biện pháp khắc phục những tiêu chí chưa đạt. Tiếp tục triển khai phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.

3.3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm

* Kết quả định tính:

Thông qua các giờ dạy bài “ Từ trường” theo hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh cho ta thấy:

− Khi áp dụng các phương pháp này cũng đem lại kết quả nhất định.

− Các em học sinh đã học bài sôi nổi hơn, tích cực hơn và hứng thú với bài học

− Các em biết vận dụng phương pháp này vào thực tế một cách linh hoạt hơn.

− Các em học sinh tích cực học, phát huy khả năng sáng tạo, tìm tòi của các em, dần làm các em thêm yêu môn lý hơn.

* Kết quả định lượng:

Kết quả lớp 11A2 trước và sau thực nghiệm:

Các tiêu chí đánh giá Trước thực nghiệm

Sau thực nghiệm

Thái độ tiếp nhận phương pháp 22,2 77,8

Thời gian đầu tư cho việc học phương pháp

phát hiện và GQVĐ 33,3 66,7

Khả năng vận dụng các kiến thức vào giải bài

tập 22,2 55,6

Mức độ phát triển các kỹ năng, kỹ xảo 44,4 55,6 Khả năng vận dụng phương pháp phát hiện và

GQVĐ vào thực tế. 31,1 31,1

Để so sánh một cách trực quan về thực nghiệm phương pháp này trước và sau của lớp 11A2 được thể hiện qua biểu đồ 3.1.

Hình 3.1. Biểu đồ so sánh chỉ tiêu đánh giá kết quả thực nghiệm dạy học phương pháp phát hiện và GQVĐ trước và sau.

Nhận xét: Dựa vào kết quả ta thấy, việc áp dụng phương pháp phát hiện và

GQVĐ vào dạy đã có sự thay đổi đáng kể. Khả năng vận dụng phương pháp vào thực tế còn chưa có sự thay đổi , nhưng bên cạnh đó thái độ tiếp cận của các e học sinh đã tăng lên đáng kể ( tăng 55,6). Bên cạnh đó, thời gian đầu tư, cũng như mức độ phát triển các kỹ năng, kỹ xảo của các em học sinh đã thay đổi đáng kể. Điều đó cho thấy, việc áp dụng phương pháp dạy học phát hiện và GQVĐ là hoàn toàn hợp lý và có triển vọng.

3.4. TỔNG KẾT CHƯƠNG 3

Từ khung lý luận của chương I với các nội dung cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề và đề xuất các biện pháp thực hiện phương pháp này trong chương II. Các giáo án trong chương II được sử dụng trong chương 3 để thực nghiệm giúp làm sáng tỏ vai trò của dạy học phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề và thêm một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc dạy học theo phương pháp này. Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua một số bài trong đó có nội dung và cấu trúc như bài “ Từ trường” thì sẽ phát triển được năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh rất hiệu quả.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở nghiên cứu, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả quá trình thực nghiệm sư phạm nhằm vận dụng dạy học phát triển năng lực đề xuất và lựa chọn giải pháp vào dạy bài “Từ trường”, đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ, giả thuyết khoa học đã đề ra, bước đầu chúng tôi thu được một số kết quả sau:

1. Về mặt lý luận

Chúng tôi đã nghiên cứu lý thuyết dạy học phát triển năng lực đề xuất và lựa chọn giải pháp và các mức độ của dạy học phát triển năng lực đề xuất và lựa chọn giải pháp cho học sinh. Trên sở đó đưa ra một tiến trình dạy học phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh.

2. Về mặt nghiên cứu ứng dụng

Chúng tôi đã xây dựng tiến trình dạy học theo phương pháp dạy học đã nghiên cứu và tổ chức kết quả thực nghiệm sư phạm đã hẳng định giả thuyết khoa học: Có thể tổ chức dạy học bài “Từ trường” theo định hướng phát triển năng lực đề xuất và lựa chọn giải pháp trong điều kiện hiện nay của các trường THPT đảm bảo các yêu cầu về tính khoa học, sư phạm, khả thi; từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học Vật lí cụ thể:

- Phát hiện các quan niệm chưa đúng đối với một số kiến thức về từ trường - Tổ chức việc dạy và học theo tiến trình dạy học đã đề xuất có thể giúp học sinh bộc lộ và khắc phục các quan niệm sai, tự nguyện xây dựng quan niệm đúng nên kiến thức đươc ghi nhớ từ đó kết quả học tập được nâng cao. Tạo điều kiện thuận lợi để học sinh trao đổi với giáo viên và bạn bè, hình thành môi trường học tập sôi nổi, thân thiện; hình thành và nâng cao tính chủ động, hợp tác và tự lực xây dựng kiến thức.

3. Kiến nghị

- Để phương pháp dạy học phát triển năng lực đề xuất và lựa chọn giải pháp cho học sinh đạt hiệu quả cao, người giáo viên cần phải được chuẩn bị tốt về các sở lý luận của dạy học phát triển năng lực đề xuất và lựa chọn giải pháp cho học sinh, trên sở đó rèn luyện kỹ năng xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung và các nhân tố liên quan để thiết kế các giáo án và điều khiển tiến trình dạy học.

- Phải nâng cao chất lượng sở vật chất, cụ thể: Bàn ghế phải được trang bị thuận lợi cho việc tổ chức dạy học theo nhóm; có thể hỗ trợ thêm phương tiện nghe nhìn để nâng cao tính trực quan, các bộ dụng cụ thí nghiệm phải đầy đủ và có tính chính xác cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

[1] Lương Duyên Bình (Tổng Chủ biên), Vũ Quang (Chủ biên), Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh (2010), Vật lí 11, Tái bản lần thứ ba, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

[2] Bộ giáo dục và đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông chương trình tổng thể, Hà Nội.

[3] Nguyễn Thị Kim Chung ( 2018), Một số biện pháp phát triển năng lực giải

quyết vấn đề cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Nghệ An, Tạp chí Giáo

dục số đặc biệt, 6/2018, tr 76-80.

[4] Nguyễn Đức Dũng, Hoàng Đình Xuân, Lê Kim Huệ ( 2017), Sử dụng một số

dạng bài tập phân hoá trong dạy học chương “ESTE-LIPIT”Hóa học 12 để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, Tạp chí Giáo dục số 410, kì

2-7/2017, tr 56-58; 53.

[5] Nguyễn Thị Châu Giang, Trịnh Công Sơn ( 2016), Thiết kế các hoạt động đánh

giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh Tiểu học trong dạy học môn Toán,

Tạp chí Giáo dục số đặc biệt, kỳ 3-6/2016, tr 166-168.

[6] Nguyễn Thị Hồng Hải, Nguyễn Gia Thiện (2016), Các dạng bài tập nghiên cứu

trường hợp phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học phần “Sinh học và môi trường” sinh học 9, Tạp chí giáo dục số đặc biệt 12/2016, tr 199-201; 190.

[7] Thân Thị Hoa (2016), Xây dựng quy trình đánh giá năng lực giải quyết vấn đề

của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây trong học tập phần Tâm lý học đại cương, Tạp chí giáo dục số đặc biệt, kỳ 3-6/2016, tr 245-248.

[8] Trần Thị Thu Huệ ( 2012), Phát triển một số năng lực của học sinh THPT thông

qua phương pháp sử dụng thiết bị trong dạy học hóa vô cơ, Luận án Tiến sĩ

Giáo dục học: 62.14.10.03, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

[9] Nguyễn Trọng Khanh (2011), Phát triển năng lực và tư duy kỹ thuật, Nhà xuất

bản Đại học sư phạm

[10] Thái Thị Lam, Ngô Đắc Dũng (2016), Phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học chủ đề “Di truyền học quần thể”(Sinh học 12), Tạp chí giáo dục

[11] Nguyễn Thị Hồng Luyến ( 2016), Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho

học sinh thông qua dạy học các chủ đề tích hợp chương nhóm Nito – Hoá học 11 nâng cao, Luận văn Thạc sĩ: 60.14.01.11, Trường Đại học Giáo dục – Đại

học Quốc gia Hà Nội.

[12] Lưu Xuân Mới (2000), Lý luận dạy học đại học, Nhà xuất bản giáo dục

[13] Thái Thị Nga ( 2017), Cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho sinh

viên đại học sư phạm Toán thông qua giảng dạy học phần đại số sơ cấp, Tạp

chí Giáo dục số 418, kì 2-11/2017, tr 34-37.

[14] Phan Khắc Nghệ ( 2015), Cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học

phần di truyền học ở trường trung học phổ thông chuyên, Tạp chí Giáo dục số

356, kì 2-4/2015, tr 54-57.

[15] Phan Khắc Nghệ ( 2015), Quy trình thiết kế tình huống có vấn đề trong dạy

học di truyền học cấp trung học phổ thông làm công cụ để phát triển năng lực giải quyết vấn đề, Tạp chí Giáo dục số 372, kì 2-12/2015, tr 44-47.

[16] Trần Thị Cẩm Nhung ( 2014), Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn

đề cho học sinh thông qua dạy học chủ đề “ Tổ hợp - xác suất” đại số và giải tích 11 nâng cao, Trường Đại học Đồng Tháp.

[17] Lê Thu Phương (2018), Một số nghiên cứu về đánh giá năng lực giải quyết vấn

đề của học sinh trong dạy học Toán, Tạp chí giáo dục số đặc biệt 8/2018, tr 171-174; 71.

[18] Nguyễn Hồng Quyên (2018), Phát triển năng lực giải quyết vấn đề bằng bài tập tình huống trong dạy học “Sinh thái học” (Sinh học 12) ở trường trung học phổ thông, Tạp chí giáo dục số đặc biệt, kì 1-5/2018, tr 212-217.

[18] Từ Đức Thảo ( 2012), Bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho

học sinh trung học phổ thông trong dạy học hình học, Luận án Tiến sĩ Khoa học

Giáo dục: 62.14.01.11, Trường Đại học Vinh.

[19] Nguyễn Thị Thanh (2018), Xây dựng và sử dụng bài tập tình huống nhằm phát

triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học phần sinh học vi sinh vật (Sinh học 10), Tạp chí giáo dục số đặc biệt 8/2018, tr 225-228.

[20] Đặng Thị Dạ Thuỷ, Nguyễn Hồng Đường Thi (2018), Các dạng bài tập nghiên

học phần “Sinh học và môi trường” sinh học 9, Tạp chí giáo dục số 421, kì 1-

1/2018, tr 39-42.

[21] Nguyễn Thị Thuỷ, Đỗ Hương Trà (2015), Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn

đề qua vận dụng tiến trình dạy học của Lamap trong dạy học Vật lí, Tạp chí

giáo dục số đặc biệt, 10/2015, tr 133-135; 146.

[22] Trần Anh Tuấn ( 2007), Dạy học môn toán ở trường trung học cơ sở theo hướng tổ chức các hoạt động toán học, NXB Đại học Sư phạm.

[23] Ngọc Châu Vân ( 2016), Phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua dạy

học hoá học trung học cơ sở, Tạp chí Giáo dục số đặc biệt, kì 1-6/2016, tr 100-

104.

[24] Trần Doãn Vinh ( 2017), Một số giải pháp sư phạm nhằm góp phần bồi dưỡng

năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học nội dung “Kiểu xâu” (Tin học 11), Tạp chí Giáo dục số đặc biệt, kì 2-10/2017, tr 212-215; 201.

[25] Đặng Trần Xuân ( 2017), Xây dựng bài toán nhận thức phần Hoá học phi kim

lớp 11 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, Tạp chí Giáo

dục số 413, kì 1-9/2017, tr 39-43; 60.

WEBSITE

[26] Các phương pháp dạy học tích cực là gì và một số cách dạy hiệu quả

https://crystal-image.biz/cac-phuong-phap-day-hoc-tich-cuc-nhat-hien-nay/ [27] Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai số 02-NQ/HNTW BCHTW Đảng (khóa ...

tulieuvankien.dangcongsan.vn/.../hoi-nghi-bch-trung-uong/khoa-viii/nghi- quyet-hoi-...

[28] Rèn luyện năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho ... https://pomath.vn › Chia sẻ của chuyên gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua bài từ trường lớp 11 THPT​ (Trang 49)