KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua bài từ trường lớp 11 THPT​ (Trang 35)

7. Bố cục của khóa luận

1.6. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Từ những trăn trở của một sinh viên sắp vào nghề, điều tra thực trạng, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu; trong chương 1,tôi đã trình tổng quan khung lý luận về phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề bao gồm: Lịch sử vấn đề nghiên cứu, các năng lực nền tảng của học sinh THPT theo chương

trình tổng thể, vai trò của việc phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông trong hoạt động giáo dục; phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề (các khái niệm; vai trò của tình huống có vấn đề và cơ hội phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, cơ hội phát triển năng lực; yêu cầu và phương pháp phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, yêu cầu và phương pháp phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề,…).

Trên cơ sở đó, trong chương 2, tôi sẽ trình bày về cơ sở và mục đích đề xuất biện pháp, thiết kế giáo án để vận dụng các biện pháp đó nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG

QUA BÀI “TỪ TRƯỜNG” MÔN VẬT LÝ LỚP 11 2.1. ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

2.1.1. Cơ sở và mục tiêu đề xuất biện pháp

Mỗi biện pháp được đề xuất được áp dụng khi nào, trong khoảng thời gian nào, mối liên hệ giữa các biện pháp, để làm gì, nhằm mục đích đạt được những tiêu chí nào ở học sinh.

2.1.2. Cách thức thực hiện

Giáo viên và học sinh được chỉ rõ các nhiệm vụ cần thực hiện (cách thức, trình tự tiến hành; quy định, nội quy đảm bảo an toàn, yêu cầu khi thực hành;…

2.2. NỘI DUNG ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

2.2.1. Biện pháp 1 – Đổi mới, lựa chọn phương pháp dạy học

2.2.1.1. Cơ sở và mục đích đề xuất biện pháp a.Cơ sở đề xuất biện pháp

Biện pháp 1 được giáo viên thực hiện trước mỗi tiết học (chuẩn bị kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng, trang thiết bị hỗ trợ hoạt động dạy học,…); triển khai trực tiếp trong mỗi tiết học (phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp từng phần nội dung bài học).

b. Mục đích đề xuất biện pháp

Giáo viên đổi mới, lựa chọn phương pháp dạy học dựa trên định hướng đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục và dựa trên đặc điểm nhân cách học sinh THPT nhằm tạo hứng thú, gợi động cơ học tập cho học sinh.

2.2.1.2. Cách thức thực hiện a.Đối với giáo viên

- Giáo viên căn cứ vào từng nội dung bài học; đặc biệt là kiến thức trọng tâm, mối liên hệ giữa các khối kiến thức cũ - mới và yêu cầu kỹ năng cần đạt để lựa chọn các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp các phần kiến thức của bài dạy.

- Thiết kế bài giảng theo các các phương pháp và hình thức dạy học đã chọn (các câu hỏi/đáp án trọng tâm, các câu hỏi gợi mở, trình tự câu hỏi phù hợp với nội dung kiến thức và đáp ứng theo cấp độ,…).

- Chuẩn bị các dụng cụ, trang thiết bị hỗ trợ hoạt động dạy học (dụng cụ thí nghiệm sẵn có, thiết kế dụng cụ đơn giản hoặc phần mềm mô phỏng,…) đối với cả giáo viên và học sinh (nhắc nhở trong buổi học trước).

- Triển khai hoạt động dạy học cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, tăng cường tương tác, học sinh được trải nghiệm.

b.Đối với học sinh

- Chuẩn bị các dụng cụ mà giáo viên đã giao phó.

- Sẵn sàng tiếp cận, trải nghiệm,… với các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mới do giáo viên triển khai trên tinh thần và thái độ tích cực.

- Hợp tác, hỗ trợ giáo viên và bạn học để buổi học đạt chất lượng và hiệu quả.

2.2.2. Biện pháp 2 – Xây dựng và sử dụng bài tập tình huống có vấn đề

2.2.2.1. Cơ sở và mục đích đề xuất biện pháp a. Cơ sở đề xuất biện pháp

Với biện pháp 2, việc xây dựng bài tập tình huống có vấn đề được thực hiện song song với biện pháp 1, còn việc sử dụng bài tập tình huống có vấn đề được thực hiện trong các hoạt động dạy học.

b. Mục đích đề xuất biện pháp

Giáo viên xây dựng bài tập tình huống có vấn đề đảm bảo nguyên tắc thiết kế, cấu trúc nội dung,…đáp ứng mục tiêu chất lượng; sử dụng và tổ chức sử dụng các bài tập tình huống có vấn đề hiệu quả, đúng kế hoạch, đáp ứng yêu cầu nhằm giúp học sinh tăng sự hứng thú, gợi động cơ học tập, khẳng định được giá trị bản thân, biết hợp tác và chia sẻ.

2.2.2.2. Cách thức thực hiện a. Đối với giáo viên

- Phân tích nội dung bài học.

- Thiết kế câu hỏi và dự kiến đáp án chứa đựng tình huống có vấn đề theo đúng nguyên tắc, cấu trúc và kế hoạch triển khai.

- Chuẩn bị tốt về kỹ năng, nhiệm vụ chuyên môn để có thể phân tích, tổng hợp, đưa ra các nhận xét nếu cần.

b. Đối với học sinh

Trong giờ học, dựa trên tình huống có vấn đề do giáo viên định hướng và nền tảng vốn kiến thức đã có, học sinh tư duy độc lập, hợp tác với các thành viên khác trong nhóm để giải quyết vấn đề đặt ra.

2.2.3. Biện pháp 3–Nâng cao nhận thức về năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

2.2.3.1. Cơ sở và mục đích đề xuất biện pháp a. Cơ sở đề xuất biện pháp

Biện pháp 3 được giáo viên định hướng thường xuyên cho học sinh trong suốt quá trình dạy học; đặc biệt đầu mỗi giờ học, là yếu tố tác động đến hiệu quả dạy và học của giáo viên và học sinh.

b. Mục đích đề xuất biện pháp

Khi học sinh có nhận thức đúng, đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của năng lực giải quyết vấn đề của bản thân trước một tình huống có vấn đề sẽ tạo ra cho học sinh tâm thế tự tin, vững vàng trước tình huống cần giải quyết; thể hiện ở khả năng phân tích, đề xuất và lựa chọn phương án giải quyết, kết quả thu được nhanh gọn và hiệu quả.

2.2.3.2. Cách thức thực hiện * Đối với giáo viên

- Giáo viên lồng ghép các tình huống có vấn đề trong hoạt động dạy học mỗi bài dạy sao cho phù hợp.

- Dựa trên các kết quả giải quyết vấn đề, các nhận thức chưa đạt đến bản chất của sự vật, hiện tượng, … của học sinh. Giáo viên phải chỉ ra và phân tích được các nguyên nhân dẫn đến năng lực giải quyết vấn đề còn hạn chế ở học sinh, đưa ra biện pháp giúp khắc phục, nâng cao năng lực giải quyết vấn đề ở học sinh.

* Đối với học sinh

- Học sinh nhận rõ các hạn chế của bản thân thông qua các hoạt động giải quyết có vấn đề trong thực tiễn quá trình học tập, trước các tình huống và các nguyên nhân do giáo viên đã đưa ra và việc rút ra các bài học cho bản thân.

- Điều chỉnh và trang bị cho bản thân cả về kỹ năng, phương pháp giải quyết vấn đề và kỹ năng hợp tác nhóm.

2.2.4. Biện pháp 4 – Hình thành thái độ tích cực cho học sinh

2.2.4.1. Cơ sở và mục đích đề xuất biện pháp a. Cơ sở đề xuất biện pháp

Biện pháp 4 chủ yếu được giáo viên thúc đẩy và hình thành ở học sinh trong các giờ lên lớp. Thái độ tích cực ở học sinh phần lớn được hình thành thông qua sự tâm phục của học sinh với giáo viên như: Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng dạy học, tình thương, trách nhiệm,..kể cả biểu cảm, cử chỉ,…

b. Mục đích đề xuất biện pháp

Trong quá trình học tập kể cả trong và ngoài giờ của giáo viên, thái độ tích cực có được ở học sinh sẽ góp phần tạo ra không khí học thuật, tạo hiệu ứng tích cực, có sức lan tỏa mạnh mẽ,…nhằm thúc đẩy và nâng cao tinh thần học tập của học sinh.

2.2.4.2. Cách thức thực hiện

- Giáo viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng dạy học,… cho bản thân.

- Giáo viên thực hiện hoạt động dạy học với tràn đầy tình yêu thương và trách nhiệm.

2.2.5. Biện pháp 5 – Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá

2.2.5.1. Cơ sở và mục đích đề xuất biện pháp a. Cơ sở đề xuất biện pháp

Biện pháp 5 được thống nhất từ các cấp quản lý, triển khai trong suốt quá trình đào tạo học sinh; giáo viên có cơ sở để thay đổi nội dung, phương pháp dạy học,… đáp ứng yêu cầu kiểm tra, đánh giá mới. Học sinh hiểu được yêu cầu, cách thức kiểm tra, đánh giá,... sẵn sàng tư tưởng và tinh thần thích ứng.

b. Mục đích đề xuất biện pháp

Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá người học được đổi mới từ khâu định hướng ra đề, cấu trúc câu hỏi, quy mô nội dung, cách thức kiểm tra và đánh giá,…cách thức nhận xét, đánh giá; tiêu chí và hình thức đánh giá,...giúp người học thay đổi thói quen tư duy và cách thức học tập.

2.2.5.2. Cách thức thực hiện

- Giáo viên phân tích nội dung bài học, kiến thức trọng tâm cần đạt để ra đề, cấu trúc câu hỏi, quy mô nội dung, cách thức kiểm tra và đánh giá,…cách thức nhận xét, đánh giá; tiêu chí và hình thức đánh giá,...

- Giáo viên xác định kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề ở học sinh có thể được phát triển thông qua các nội dung kiến thức nào trong bài học, trong chương,…để thiết kế nội dung kiểm tra, đánh giá đối với học sinh theo các hình thức kiểm tra.

2.3. THIẾT KẾ BÀI DẠY “TỪ TRƯỜNG” MÔN VẬT LÝ 11-THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I, MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, học sinh cần đạt được các mục tiêu sau: - Kiến thức:

+ Hiểu và trình bày được các kiến thức về từ trường như: Định nghĩa và hướng của từ trường, từ tính và dây dẫn có dòng điện, từ tính của nam châm,…

+ Hiểu và trình bày được các kiến thức liên quan đến từ trường như Đường sức từ (định nghĩa, quy tắc nắm tay phải,… ), từ trường trái đất,…

- Kỹ năng:

+ Phân tích và xác định được hướng của từ trường, từ tính và dây dẫn có dòng điện, từ tính của nam châm,…

+ Phân tích và xác định được đường sức từ, quy tắc nắm tay phải,… , từ trường trái đất,…

- Thái độ: Hứng thú trong học tập, tích cực tham gia xây dựng bài,… - Phát triển năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học.

+ Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trước các tình huống có vấn đề. + Năng lực giao tiếp và hợp tác.

II, CHUẨN BỊ 1, Giáo viên

− Chuẩn bị các thí nghiệm: tương tác từ, từ phổ.

− Tìm hiểu kỹ về phương pháp dạy phát hiện và giải quyết vấn đề.

− Thiết kế các câu hỏi, bài tập theo quy chuẩn của phương pháp phát triển năng lực phát hiện và GQVĐ (biện pháp 2).

- Lựa chọn các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp các phần kiến thức của bài dạy ( Biện pháp 1).

2, Học sinh

Ôn lại phần từ trường ở vật lý lớp 9. III, PHƯƠNG PHÁP

Áp dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy bài “ Từ trường”

IV, TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

Hoạt động 1: (5 phút) Đặt vấn đề

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Từ xa xưa, khi đường sá đi lại khó khăn, biển chỉ dẫn còn thiếu, bản đồ chưa có; đôi khi không có, vậy mà ông cha ta lên rừng, xuống biển, lênh đênh giữa đại dương mà vẫn không hề bị lạc đường. Vậy thì họ làm thế nào để biết được phương hướng? Đó chính là nhờ vào la bàn. Đã từ rất lâu rồi, có một người ở Trung Quốc tên là Tổ Xung Chi đã chế tạo ra một chiếc xe có hình nhân ở trên, cho dù có chạy đi đâu thì cánh tay của hình nhân cũng luôn chỉ về một hướng- hướng Nam, và do đó người ta gọi là xe chỉ Nam. Vậy Tổ Xung

Tạo cho học sinh cảm giác tò mò, kích thích sự hứng khởi, đồng thời học sinh sẽ cảm thấy hứng thú hơn để tìm hiểu vấn đề. Học sinh học bài mới với thái độ tích cực, ham tìm hiểu hơn.

Chi đã dựa vào cơ chế nào để tạo ra chiếc xe đó? Để hiểu được điều này, chúng ta sẽ nghiên cứu bài “Từ trường”. (biện pháp 3) - Tương ứng bước 1

trong mục 3.3.2

Hoạt động 2: ( 5 phút) Tìm hiểu về nam châm

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG TRỌNG TÂM YÊU CẦU CẦN ĐẠT − Yêu cầu học sinh

đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi ( Biện pháp 3)-Tương ứng bước 1 trong mục 3.3.2) + Kể tên một số chất và tạp chất làm nam châm. + Khái niệm về cực của nam châm (bao nhiêu cực, tên gọi, ký hiệu) ?

+ Giữa các nam châm xảy ra tương tác như thế nào?

−Giáo viên nhận xét và giới thiệu về lịch sử tìm ra nam châm.

−Yêu cầu học sinh hoàn thành câu C1

−Giới thiệu về lực từ và từ tính của nam châm.

− Thực hiện yêu cầu và trả lời các câu hỏi của giáo viên

− Lắng nghe giáo viên giới thiệu. − Hoàn thành câu C1 − Lắng nghe I, Nam châm − Loại vật liệu nào hút được sắt gọi là nam châm. − Mỗi nam châm có hai cực Bắc và Nam.

− Các cực cùng tên đẩy nhau, cực khác tên thì hút nhau. − Lực tương tác giữa các nam châm gọi là lực từ và các nam châm có tính từ. Giáo viên đã tạo được hứng thú, gợi động cơ học tập thông qua các câu hỏi mà giáo viên đã đưa ra. Học sinh hiểu được nguyên lý hút và đẩy của 2 nam châm đặt cạnh nhau. Nam châm hút được những vật nào.

Hoạt động 3: (5 phút) Tìm hiểu tính từ của dây dẫn có dòng điện

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG TRỌNG TÂM YÊU CẦU CẦN ĐẠT − Giáo viên làm các thí nghiệm khác nhau trong SGK -Tương ứng bước 2 trong mục 3.3.2.

− Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét kết quả thí nghiệm (Biện pháp 4)-Tương ứng

bước 4 trong mục

3.3.2.

− Giáo viên rút ra kết luận-Tương ứng bước 5 trong mục 3.3.2.

− Quan sát các thao tác của giáo viên tiến hành thí nghiệm. − Nhận xét − Ghi nhận II, Tính từ của dây dẫn có dòng điện − Giữa nam châm với nam châm, giữa nam châm với dòng điện có sự tương tác từ. − Dòng điện và nam châm có từ tính. Nhận biết và phát hiện được những đặc điểm, tính chất dây dẫn có dòng điện. Giáo viên đã tạo được hứng thú, gợi động cơ học tập thông qua các câu hỏi mà giáo viên đã đưa ra.

Hoạt động 4: ( 10 phút) Tìm hiểu từ trường (Biện pháp 3 và biện pháp 4) HOẠT ĐỘNG

CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG TRỌNG TÂM YÊU CẦU CẦN ĐẠT − Đặt các câu hỏi về

sự xuất hiện của lực từ (Biện pháp 3)- Tương ứng bước 2 trong mục 3.3.2. + Giải thích sự tác dụng của lực từ lên nam châm + Phát biểu định nghĩa từ trường. − Trả lời các câu hỏi của giáo viên

III, Từ trường

1, Định nghĩa

Từ trường là một dạng vật chất tồn tại trong không gian mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của lực từ tác dụng lên dòng điện hay một nam châm đặt trong Biết được cách phát hiện sự tồn tại của từ trường trong những trường hợp thông thường Nêu được cách xác định phương chiều của từ trường

+ Để xác định sự tồn tại của từ trường ta làm như thế nào? + Hướng của từ trường được xác định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua bài từ trường lớp 11 THPT​ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)