7. Bố cục của khóa luận
3.3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm
* Kết quả định tính:
Thông qua các giờ dạy bài “ Từ trường” theo hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh cho ta thấy:
− Khi áp dụng các phương pháp này cũng đem lại kết quả nhất định.
− Các em học sinh đã học bài sôi nổi hơn, tích cực hơn và hứng thú với bài học
− Các em biết vận dụng phương pháp này vào thực tế một cách linh hoạt hơn.
− Các em học sinh tích cực học, phát huy khả năng sáng tạo, tìm tòi của các em, dần làm các em thêm yêu môn lý hơn.
* Kết quả định lượng:
Kết quả lớp 11A2 trước và sau thực nghiệm:
Các tiêu chí đánh giá Trước thực nghiệm
Sau thực nghiệm
Thái độ tiếp nhận phương pháp 22,2 77,8
Thời gian đầu tư cho việc học phương pháp
phát hiện và GQVĐ 33,3 66,7
Khả năng vận dụng các kiến thức vào giải bài
tập 22,2 55,6
Mức độ phát triển các kỹ năng, kỹ xảo 44,4 55,6 Khả năng vận dụng phương pháp phát hiện và
GQVĐ vào thực tế. 31,1 31,1
Để so sánh một cách trực quan về thực nghiệm phương pháp này trước và sau của lớp 11A2 được thể hiện qua biểu đồ 3.1.
Hình 3.1. Biểu đồ so sánh chỉ tiêu đánh giá kết quả thực nghiệm dạy học phương pháp phát hiện và GQVĐ trước và sau.
Nhận xét: Dựa vào kết quả ta thấy, việc áp dụng phương pháp phát hiện và
GQVĐ vào dạy đã có sự thay đổi đáng kể. Khả năng vận dụng phương pháp vào thực tế còn chưa có sự thay đổi , nhưng bên cạnh đó thái độ tiếp cận của các e học sinh đã tăng lên đáng kể ( tăng 55,6). Bên cạnh đó, thời gian đầu tư, cũng như mức độ phát triển các kỹ năng, kỹ xảo của các em học sinh đã thay đổi đáng kể. Điều đó cho thấy, việc áp dụng phương pháp dạy học phát hiện và GQVĐ là hoàn toàn hợp lý và có triển vọng.